Cách hạch toán tiền đảm bảo dự thầu

Các bác hướng dẫn mình hạch toán phí bảo lãnh dự thầu với. Thông thường thì mình hạch toán phí bảo lãnh như sau: N 635 C112.

Nhưng có Bác bảo là N642 C112. Vậy mình nên hạch toán như thế nào cho chính xác. Có bác nào từng quyết toán với thuế vấn đề nào đúng hổ trợ ý kiến giúp mình với??????

Dự án luật Đấu thầu [sửa đổi] đã được xem xét, cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua. Tiếp thu ý kiến đóng góp của các đại biểu trên các diễn đàn Quốc hội, cơ quan thẩm tra, cơ quan soạn thảo đã chỉnh lý dự thảo luật theo hướng quy định giá trị bảo đảm dự thầu theo từng mức cụ thể, tùy thuộc quy mô của từng dự án, gói thầu.

HỘI NGHỊ ĐBQH CHUYÊN TRÁCH CHO Ý KIẾN VỀ BÁO CÁO THẨM TRA DỰ ÁN LUẬT ĐẤU THẦU [SỬA ĐỔI]

Dự án luật Đấu thầu [sửa đổi] đã được xem xét, cho ý kiến tại Hội nghị đại biểu Quốc hội chuyên trách vừa qua. Trước đó, tại kỳ họp thứ 4 Quốc hội khóa XV, Quốc hội đã thảo luận tại Tổ và Hội trường về dự án Luật Đấu thầu [sửa đổi]. Trên cơ sở ý kiến của các vị đại biểu Quốc hội [ĐBQH], Ủy ban Thường vụ Quốc hội đã chỉ đạo Cơ quan thẩm tra, Cơ quan chủ trì soạn thảo và các cơ quan hữu quan nghiên cứu tiếp thu, chỉnh lý dự thảo Luật.

Theo đó, về bảo đảm dự thầu, có ý kiến đề nghị giải thích cơ sở quy định về tỷ lệ đối với giá trị bảo đảm dự thầu quy định tại điểm a, b khoản 4 Điều 14; đề nghị quy định điều kiện đảm bảo dự thầu nên là 5% thay vì 1-3% như dự thảo. Có ý kiến đề nghị quy định giá trị bảo đảm dự thầu theo từng mức cụ thể, tùy thuộc quy mô của từng dự án, gói thầu.

Toàn cảnh Hội nghị

Về vấn đề này, đại diện cơ quan thẩm tra cho biết, việc quy định giá trị bảo đảm dự thầu là 5% thay vì 1-3% như quy định trong dự thảo Luật sẽ làm tăng chi phí tham dự thầu của nhà thầu, làm phát sinh chi phí của chủ đầu tư do các chi phí thực hiện biện pháp bảo lãnh dự thầu được nhà thầu trúng thầu hạch toán vào giá dự thầu. Bên cạnh đó, tỷ lệ bảo đảm dự thầu quy định trong dự thảo Luật [1-3%] được xây dựng trên cơ sở kế thừa quy định đã áp dụng ổn định từ Luật Đấu thầu năm 2005, đồng thời phù hợp với thông lệ quốc tế.

Tuy nhiên, tiếp thu ý kiến của ĐBQH, dự thảo Luật đã được chỉnh lý theo hướng quy định giá trị bảo đảm dự thầu theo từng mức cụ thể, tùy thuộc quy mô của từng dự án, gói thầu [khoản 4 Điều 14 dự thảo Luật].

Có ý kiến đề nghị khoản 1 nghiên cứu quy định cơ chế cho phép nhà thầu, nhà đầu tư nước ngoài được phép sử dụng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng nước ngoài, giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài bảo đảm dự thầu nhằm thu hút đầu tư.

Phó Chủ nhiệm Ủy ban Tài chính Ngân sách Nguyễn Hữu Toàn báo cáo

Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho biết, việc quy định nhà thầu, nhà đầu tư được phép sử dụng biện pháp bảo đảm dự thầu bằng thư bảo lãnh của tổ chức tín dụng nước ngoài, giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài có thể tạo điều kiện thuận lợi hơn cho nhà thầu, nhà đầu tư. Tuy nhiên, quy định này sẽ dẫn đến rủi ro cho chủ đầu tư, bên mời thầu trong việc tịch thu giá trị của bảo đảm dự thầu khi nhà thầu, nhà đầu tư có vi phạm [do khó khăn trong việc xác định tình trạng hoạt động của ngân hàng nước ngoài, khó khăn trong việc liên hệ để tịch thu bảo lãnh...].

Do đó, trong dự thảo Luật đã quy định chỉ chấp thuận bảo lãnh của tổ chức tín dụng trong nước, chi nhánh ngân hàng nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam hoặc Giấy chứng nhận bảo hiểm bảo lãnh của các doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ trong nước, chi nhánh doanh nghiệp bảo hiểm phi nhân thọ nước ngoài được thành lập theo pháp luật Việt Nam để bảo đảm tính khả thi trong việc tịch thu giá trị bảo lãnh khi nhà thầu vi phạm.

Về các hành vi bị cấm trong hoạt động đấu thầu, một số ý kiến đề nghị rà soát các hành vi cấm theo nhóm chủ thể để quy định chặt chẽ và dễ áp dụng; đề nghị cần có quy định khái quát, mô tả cụ thể các hành vi bị cấm để xác định bản chất, tính chất của hành vi vi phạm, tránh bỏ lọt các hành vi vi phạm; đề nghị rà soát, bổ sung, hoàn thiện quy định về các hành vi bị cấm trong đấu thầu.

Để đảm bảo tránh trùng lắp các hành vi, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề nghị giữ như dự thảo luật và chỉnh lý thể hiện 9 nhóm hành vi tại Điều 16 của Dự thảo luật. Cụ thể: Bổ sung quy định về hành vi bị cấm, bao gồm hành vi cố ý can thiệp, cản trở việc đấu thầu qua mạng [điểm đ khoản 5]; tại điểm c khoản 3 về quy định cấm hành vi thông thầu: bỏ cụm từ “mà không có lý do chính đáng”; bổ sung tại điểm b khoản 4 Điều 16: “b] Nhà thầu, nhà đầu tư cố ý cung cấp các thông tin, tài liệu không trung thực, không khách quan trong hồ sơ quan tâm, hồ sơ dự sơ tuyển, hồ sơ dự thầu, hồ sơ đề xuất nhằm làm sai lệch kết quả lựa chọn nhà thầu, nhà đầu tư”; bổ sung quy định được phép nêu xuất xứ hàng hóa trong một số trường hợp cụ thể tại Điều 45 về nội dung hồ sơ mời thầu, đồng thời loại trừ những trường hợp đó ra khỏi khoản 6 Điều này.

Về hủy thầu, một số ý kiến đề nghị bổ sung quy định cụ thể về trách nhiệm, cơ chế, quy trình, thủ tục đền bù chi phí cho các bên liên quan khi hủy thầu; đề nghị bổ sung quy định hủy thầu trong trường hợp không có nhà thầu tham dự thầu. Ủy ban Thường vụ Quốc hội tiếp thu và đã bổ sung quy định về việc đền bù chi phí cho các bên liên quan khi hủy thầu tại Điều 17 của dự thảo Luật. Theo đó, đối với trường hợp không có nhà thầu tham dự, bên mời thầu sẽ chỉ phải hủy thông báo mời thầu trước đó và mời thầu lại, không cần thiết phải hủy thầu. Việc hủy thông báo mời thầu là thủ tục đơn giản và được thực hiện trên Hệ thống mạng đấu thầu quốc gia.

Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định hủy thầu trong trường hợp nhà thầu có hành vi gian lận, Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho rằng trường hợp phát hiện nhà thầu có gian lận thì nhà thầu đó sẽ bị xử lý theo quy định [cấm tham dự thầu]. Đối với các nhà thầu khác không vi phạm hành vi bị cấm thì vẫn cần được tiếp tục xem xét, đánh giá. Việc quy định hủy thầu khi có một trong số các nhà thầu tham dự thầu có hành vi gian lận sẽ dẫn đến không bảo đảm công bằng giữa các nhà thầu, không bảo đảm hiệu quả của công tác đấu thầu. Do vậy, đề nghị giữ như dự thảo.

Các đại biểu tại Hội nghị

Có ý kiến đề nghị bổ sung quy định trách nhiệm của chủ đầu tư trong trường hợp quyết định sai phương thức đấu thầu, thiếu trách nhiệm, hậu quả, gây tổn hại cho nhà thầu, chậm tiến độ dự án và gây thiệt hại cho Nhà nước; đề nghị rà soát, cân nhắc quy định về hủy thầu trong trường hợp thay đổi quy mô, vốn đầu tư đối với việc lựa chọn nhà đầu tư cho phù hợp.

Đại diện cơ quan soạn thảo nêu rõ: Hình thức, phương thức lựa chọn nhà thầu là các nội dung của kế hoạch lựa chọn nhà thầu thuộc trách nhiệm phê duyệt của người có thẩm quyền. Việc chia nhỏ các gói thầu nhằm mục đích chỉ định thầu là hành vi bị cấm [điểm h khoản 6 Điều 16]. Bên cạnh đó, khi người có thẩm quyền, chủ đầu tư có hành vi thiếu trách nhiệm, gây hậu quả thì sẽ bị xử lý theo quy định của pháp luật về hình sự, phòng chống tham nhũng, xử lý vi phạm hành chính và các pháp luật có liên quan khác.

Đối với lựa chọn nhà đầu tư, Thường trực Ủy ban Tài chính Ngân sách tiếp thu ý kiến của ĐBQH và chỉnh lý điểm b khoản 2 Điều 17 theo hướng chỉ hủy thầu khi việc thay đổi mục tiêu, quy mô, địa điểm, vốn đầu tư, thời gian thực hiện dự án làm thay đổi tiêu chuẩn đánh giá trong hồ sơ mời thầu đã phát hành.

Chủ Đề