Cách học Địa 12 hiệu quả

Có thể nói, tài liệu duy nhất hỗ trợ bạn trong quá trình làm bài thi THPT Quốc gia môn địa lý chính là cuốn Atlat. Đây có lẽ là “báu vật” để bạn xử lý được nhiều câu hỏi, đồng thời vận dụng giải quyết cả những câu về lý thuyết mà bạn “lỡ quên” chưa học. Vì vậy, bạn cần phải biết cách sử dụng và phân tích nó.

Rõ ràng, nếu có kỹ năng sử dụng cuốn Atlat thì thí sinh sẽ làm bài thi tốt và đạt điểm số cao hơn trong môn học này. Bởi trong cuốn Atlat không chỉ phong phú về nội dung các biểu đồ mà còn có các dạng tranh ảnh, kí hiệu, biểu tượng… Có nhiều câu hỏi nếu các bạn học sinh biết vận dụng Atlat thì sẽ khai thác được một lượng kiến thức khá lớn.

Tuy nhiên, các bạn học sinh cũng đừng chỉ chăm chăm nghiên cứu Atlat mà bỏ quên đi phần kiến thức nền, kiến thức cơ bản từ sách giáo khoa, đặc biệt là chương trình lớp 12. Bởi chỉ có những nắm vững biết kiến căn bản thì mới có khả năng vận dụng công cụ này tốt.

Tài liệu duy nhất bạn được mang vào phòng thi môn địa lý chính là cuốn Atlat.

1. Tạo niềm yêu thích môn học

Bất cứ làm một việc gì cũng vậy, bạn sẽ thực sự cố gắng làm tốt khi trong mình có niềm yêu thích và đam mê với nó. Học địa lí cũng vậy, bạn cần phải có niềm yêu thích, có như vậy bạn mới chịu khó tìm tòi, học hỏi. Tuy nhiên, không phải đơn thuần nói thích là sẽ thích nó ngay từ đầu, mà bạn cần phải chịu khó tìm hiểu sự vật, hiện tượng xung quanh ta, từ đó đưa ra những câu hỏi lí giải để gây sự kích thích và hứng thú cho bạn đối với môn học này.

Ví dụ: Trời đang mưa, bạn hãy đặt câu hỏi mưa từ đâu mà ra? Tại sao lại mưa? Cái gì gây ra mưa?...

2. Chăm chỉ học ngay từ trên lớp

Trong quá trình học tập trên lớp, bạn phải cố gắng nghe giáo viên giảng bài, nắm rõ vấn đề thì mới có khả năng vận dụng tốt. Tuyệt đối bạn không nên đem môn học khác học trong giờ Địa lý bởi vì học cùng một lúc hai môn kết quả không được tốt và bạn không tập trung vào được môn nào. Trong giờ Địa nên ghi chép một cách đầy đủ, khoa học. Khi kết hợp giữa nghe giảng và chép bài thì bạn sẽ thấy hiệu quả cao hơn.

3. Tóm tắt bài học bằng sơ đồ tư duy

Đối với những bài học có nội dung liên quan đến nhau thì các bạn nên tóm tắt những ý chính bằng sơ đồ hóa [ việc làm này sẽ giúp cho bạn nắm bắt được bài cũ nhanh chóng và ôn tập một cách dễ dàng]. Khi mà bài mới có sự liên quan đến bài cũ thì với sơ đồ hệ thống lại bạn hoàn toàn có thể xem lại để khắc sâu thêm kiến thức, tránh được những nhầm lẫn kiến thức.

4. Tạo nên những con số dễ nhớ

Một điều nữa mà ai cũng “sợ” ở môn Địa lý đó là việc có quá nhiều các con số, hoặc một dãy số liệu quá dài. Tuy nhiên, một mẹo nhỏ là các bạn không nhất thiết phải nhớ chính xác các con số. Trong một số trường hợp có thể chỉ cần đưa ra những con số tương đối.

Bạn cũng không nhất thiết phải nhớ hết cả một dãy số liệu quá dài nhưng nhất thiết phải nhớ được những số liệu cơ bản làm dẫn chứng cho bài viết. Ví dụ: dẫn chứng về tốc độ gia tăng dân số nước ta thì cần nắm được những mốc quan trọng, thường là đầu – cuối hoặc những năm có sự biến động lớn như tăng, giảm đột ngột....

5. Kỹ năng vẽ và phân tích biểu đồ

Biểu đồ là dạng bài tập quen thuộc đối với môn địa lí. Bất cứ trong bài thi nào cũng rất dễ gặp dạng biểu đồ này. Vì vậy, bên cạnh học kiến thức lí thuyết, bạn cũng nên dành thời gian để trau dồi kĩ năng vẽ và phân tích biểu đồ. Hãy bắt đầu bằng những biểu đồ đơn giản, sau đó là những biểu đồ phức tạp hơn. Để vẽ được biểu đồ, hãy quan sát thật kĩ các biểu đồ có trong sách về cách chia, chú thích, cách biểu diễn và dạng của biểu đồ khi thể hiện điều gì….

Tập vẽ đi vẽ lại nhiều lần, phân tích bảng số liệu, phân tích biểu đồ nhiều lần sẽ giúp bạn thành thạo và xử lí nhanh chóng.

6. Đọc thêm tài liệu

Để có thể học tốt nhất,ngoài kiến thức trong sách giáo khoa bạn có thể tham khảo thêm các sách khác viết về tự nhiên và dân cư. Xem các tư liệu về chủ đề này cũng cung cấp cho bạn nhiều thông tin bổ ích, củng cố cho nội dung bài học. Ngoài ra, các bạn có thể đọc các sách hướng dẫn tham khảo, theo dõi tin tức sự kiện thực tiễn để làm dẫn chứng thuyết phục trong bài làm của mình.

7. Tạo nhóm học tập

Nếu muốn đạt kết quả cao trong môn học này thì không nên học một mình.Hãy tìm một người bạn hoặc một nhóm bạn cùng có niềm yêu thích với môn Địa lí để có thể thường xuyên trao đổi bài với nhau. Các thông tin bổ ích do từng người tìm được liên quan đến bài học, các câu hỏi suy luận, các  kiến thức được nhắc lại thường xuyên sẽ giúp việc học thú vị và tiếp thu được nhiều hơn.

8. Học cách sử dụng atlat

Đối với địa lí 12, sử dụng Atlat trong quá trình học là một phương pháp rất hữu ích. Hơn nữa, Atlat còn là cuốn mà học sinh được mang vào phòng thi. Khi học lý thuyết kết hợp với những biều đồ, bản đồ trong Atlat thì việc tiếp nhận thông tin kiến thức sẽ nhanh hơn rất nhiều. Có kỹ năng sử dụng Atlat tốt thì chắc chắn bạn sẽ học môn Địa cũng sẽ rất tốt. Bởi vì, nó hình thành cho bạn tư duy, cái nhìn khoa học từ những hình ảnh, dữ liệu trong Atlat. Chính vì vậy, để học tốt môn Địa Lý 12 thì rất cần đến Atlat.

   Trên đây là những phương pháp giúp bạn có niềm đam mê và học tốt hơn môn địa lí. Tuy nhiên,  bất cứ cái gì cũng vậy, yếu tố cần có với bất kì môn học nào khi muốn đạt hiệu quả tốt nhất đó là sự chăm chỉ, hứng thú. Vì vậy,hãy cố gắng tạo cho mình có được hai điều này, kết hợp với những phương pháp được gợi ý ở trên, bạn nhất định sẽ chinh phục được môn Địa lí.

Địa lí 12 là môn học vừa đòi hỏi tư duy logic, vừa đòi hỏi suy luận nên nhiều bạn vẫn chưa nắm được phương pháp học hiệu quả. Hãy cùng bỏ túi ngay 3 kinh nghiệm nhỏ dưới đây để việc học Địa lí của teen vừa ít tốn thời gian lại vừa điểm cao chót teen nhé!

Học địa lí 12 theo vùng 

Trước hết môn Địa lí 12 là phần kiến thức về địa lí tự nhiên, xã hội và các vùng kinh tế ở Việt Nam. Để học tập và ôn thi phần này thật tốt, các bạn cần phân dạng các đơn vị kiến thức để việc học hiệu quả.

Chúng ta nên chia ra từng phần lí thuyết, rồi định dạng cách học cho hợp lí. Ví dụ  khi học phần kiến thức về các vùng kinh tế của Việt Nam có thể làm như sau:

  • Chia các vùng kinh tế lớn.
  • Mỗi vùng kinh tế xác định sườn ý cần học : về điều kiện tự nhiên, về đặc điểm KT–XH, những thuận lợi và khó khăn, các thế mạnh phát triển …
  • Ghi các số liệu trọng tâm.

Khi chia dạng bài như vậy, chúng ta sẽ thấy khối lượng kiến thức đồ sộ tự nhiên được sắp xếp gọn gàng hơn. Các bạn nên kết hợp với sổ tay ghi chép để kiến thức luôn bên mình. Nếu có thể, các bạn nên sử dụng cả sơ đồ tư duy để hệ thống kiến thức. Làm như vậy, việc ôn tập Địa lí 12 của chúng ta sẽ đơn giản hơn bao giờ hết.

Cần nắm trong tay bí quyết giải bài tập địa lý 12

Các bạn nên để ý kĩ những giờ thực hành bài tập Địa lí 12. Chú ý nghe thầy cô giảng giải, nắm thật chắc cách làm bài. Sau đó các bạn hãy áp dụng ngay sau đó ít nhất là làm được 5 bài mỗi dạng. Nhất là phần thực hành vẽ biểu đồ, phần này có rất nhiều dạng bài. Các bạn cần phân biệt rõ với cách hỏi nào thì sẽ dùng biểu đồ tương ứng. Cần nhớ từ khóa để quyết định cho nhanh nhé!

Cần thành thục cách sử dụng AtLat địa lí Việt Nam:

At Lat là tài liệu cần thiết để học địa lí 12 

Muốn học giỏi môn Địa lí điều kiện tiên quyết là bạn phải thành thục việc đọc At Lat ở mức độ cơ bản. Cụ thể:

  • Nắm chắc các kí hiệu trong At Lat.
  • Thấy được cách biểu thị các kí hiệu đó
  • Hiểu được các con số biết nói.

Học Địa lí 12, bên cạnh có cuốn At Lat, các bạn sẽ thấy ghi nhớ kiến thức lâu hơn. Vấn đề lí giải được nhanh gọn hơn.

Bạn đừng quá lo lắng về môn học vừa tự nhiên vừa xã hội này. Hãy phân luồng kiến thức Địa lí 12 để việc ôn tập được hiệu quả nhất. Đặc biệt, các bạn hãy cố gắng tích lũy kiến thức mỗi ngày vì đây chính là hành trang giúp bạn chinh phục kì thi THPT quốc gia đầy cam go sắp tới.

Video liên quan

Chủ Đề