Cách học tài khoản kế toán quỹ tín dụng năm 2024

Kế toán quỹ tín dụng có nhiệm vụ chịu trách nhiệm về việc quản lý và ghi chép các hoạt động tài chính của Quỹ tín dụng nhân dân. Các công việc chính của kế toán quỹ tín dụng bao gồm:

  1. Thực hiện các hoạt động liên quan đến quản lý tài chính của QTND: Kế toán quỹ tín dụng có trách nhiệm thực hiện việc theo dõi, kiểm tra, báo cáo và phân tích các giao dịch tài chính của QTND như thu chi, vay nợ, tài sản và các khoản phải trả.
  2. Đảm bảo tính chính xác và đầy đủ của các thông tin tài chính: Kế toán quỹ tín dụng cần đảm bảo các thông tin tài chính được ghi chép chính xác và đầy đủ để đảm bảo tính minh bạch và tránh những sai sót trong quản lý tài chính.
  3. Thực hiện các nhiệm vụ liên quan đến thuế và kế toán thuế: Kế toán quỹ tín dụng phải thực hiện việc tính toán và đóng các khoản thuế đối với QTND, bao gồm thuế TNDN, thuế VAT, thuế TNCN và các khoản phí và lệ phí khác liên quan đến tài chính.
  4. Lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế: Kế toán quỹ tín dụng có trách nhiệm lập báo cáo tài chính và báo cáo thuế cho QTND, bao gồm báo cáo tài chính hàng năm, báo cáo tài chính giữa niên độ và báo cáo thuế hàng tháng, quý, năm.
  5. Thực hiện các công việc khác theo yêu cầu của Ban giám đốc và Hội đồng quản trị: Kế toán quỹ tín dụng phải thực hiện các công việc khác như kiểm tra, đối chiếu, giải quyết những sự cố

Tài khoản kế toán dùng để phân loại và hệ thống hóa các nghiệp vụ kinh tế, tài chính phát sinh theo nội dung kinh tế. Mỗi tài khoản mở theo đối tượng kế toán cụ thể, có nội dung kinh tế riêng biệt và theo yêu cầu quản lý quy định. Việc hiểu được nội dung, bản chất, kết cấu của từng tài khoản giúp học viên có thể sử dụng tài khoản theo đúng bản chất kinh tế; phản ánh chính xác và đầy đủ rõ ràng từng loại tài sản, từng mặt hoạt động nghiệp vụ của QTDND.

Phân loại tài khoản kế toán: có 3 cách phân loại tài khoản chủ yếu

  • Phân loại theo nội dung kinh tế: Nếu phân loại theo nội dung kinh tế thì tài khoản của QTDND được chia thành:
  • Tài khoản thuộc Tài sản: phản ánh hoạt động sử dụng vốn của QTDND; có tính chất là dư nợ
  • Tài khoản thuộc nguồn vốn: phản ánh các hoạt động hình thành nguồn vốn của QTDND; có tính chất là dư có
  • Tài khoản lưỡng tính:
  • Tài khoản có thể dư có hoặc dư nợ
  • Tài khoản vừa có số dư nợ vừa có số dư có [không được bù trừ]
  • Phân loại theo mối quan hệ với bảng cân đối kế toán: Dựa trên mối quan hệ với bảng cân đối kế toán thì tài khoản kế toán tại QTDND được chia thành:
  • Tài khoản nội bảng [tài khoản trong bảng cân đối kế toán]: phản ánh tài sản, nguồn vốn của bản thân QTDND hoặc QTDND huy động được, sử dụng theo pháp luật trong một khoảng thời gian nhất định; sử dụng phương pháp ghi sổ kép khi sử dụng những tài khoản này trong hạch toán kế toán.
  • Tài khoản ngoại bảng [tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán]: phản ánh những tài sản không thuộc quyền sở hữu, sử dụng của QTDND, các nghiệp vụ chưa tác động ngay đến tài sản và nguồn vốn của QTDND; sử dụng phương pháp ghi sổ đơn khi sử dụng tài khoản này trong hạch toán kế toán
  • Phân loại theo mức độ
  • Tài khoản tổng hợp: phản ánh tổng hợp hoạt động ngân hàng theo những chỉ tiêu nhất định; đồng thời là chỉ tiêu để lập bảng cân đối tài khoản kế toán của QTDND.
  • Tài khoản chi tiết [tiểu khoản]: phản ánh sự vận động của từng đối tượng kế toán cụ thể

Hệ thống tài khoản kế toán QTDND là tập hợp các tài khoản kế toán mà QTDND sử dụng để phản ánh toàn bộ tài sản, nguồn vốn và sự vận động của chúng trong quá trình hoạt động kinh doanh.

Trong hệ thống tài khoản kế toán, mỗi tài khoản có tên gọi riêng phù hợp với nội dung kinh tế mà nó phản ánh, có số hiệu riêng và được phân loại, hệ thống hóa một cách khoa học. QTDND chỉ được mở và sử dụng những tài khoản quy định trong Hệ thống tài khoản kế toán các QTDND khi đã có cơ chế nghiệp vụ và theo đúng nội dung được cấp giấy phép hoạt động.

Hiện tại, hệ thống tài khoản kế toán các Quỹ tín dụng nhân dân áp dụng theo công văn số 1687/NHNN-TCKT, bao gồm các tài khoản trong bảng cân đối kế toán và các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán, được bố trí thành 9 loại:

  • Các tài khoản trong bảng cân đối kế toán gồm 8 loại [từ loại 1 đến loại 8].
  • Các tài khoản ngoài bảng cân đối kế toán có 1 loại [loại 9].

Các tài khoản nội bảng và các tài khoản ngoại bảng được bố trí theo hệ thống số thập phân nhiều cấp:

  • Tài khoản cấp I ký hiệu bằng 2 chữ số từ 10 đến 99. Mỗi loại tài khoản được bố trí tối đa 10 tài khoản cấp I.
  • Tài khoản cấp II ký hiệu bằng 3 chữ số, hai số đầu [từ trái sang phải] là số hiệu tài khoản cấp I, số thứ 3 là số thứ tự tài khoản cấp II trong tài khoản cấp I, ký hiệu từ 1 đến 9.
  • Tài khoản cấp III ký hiệu bằng 4 chữ số, ba số đầu [từ trái sang phải] là số hiệu tài khoản cấp II, số thứ 4 là số thứ tự tài khoản cấp III trong tài khoản cấp II, ký hiệu từ 1 đến 9.
  • Tài khoản cấp IV ký hiệu bằng 5 chữ số, bốn số đầu [từ trái sang phải] là số hiệu tài khoản cấp III, số thứ 5 là số thứ tự tài khoản cấp IV trong tài khoản cấp III, ký hiệu từ 1 đến 9.
  • Tài khoản cấp V ký hiệu bằng 7 chữ số, năm số đầu [từ trái sang phải] là ký hiệu tài khoản cấp IV, 2 chữ số tiếp theo là số thứ tự tài khoản cấp V trong tài khoản cấp IV, ký hiệu từ 01 đến 99.

Trong đó:

  • Các tài khoản cấp I, II, III là những tài khoản tổng hợp do Thống đốc Ngân hàng Nhà nước quy định, dùng làm cơ sở để hạch toán kế toán tại các Tổ chức tín dụng.
  • Các tài khoản cấp IV, V là những tài khoản do Ngân hàng Nhà nước [Vụ Kế toán- Tài chính] hướng dẫn để thực hiện hạch toán kế toán riêng cho các Quỹ tín dụng nhân dân.
  • Cách ghi số hiệu tài khoản chi tiết: Số hiệu tài khoản chi tiết gồm có 2 phần:
  • Phần thứ nhất: Số hiệu tài khoản tổng hợp và ký hiệu tiền tệ
  • Phần thứ hai: Số thứ tự tiểu khoản trong tài khoản tổng hợp.
  • Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 10 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng một chữ số từ 1 đến 9.
  • Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 100 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng hai chữ số từ 01 đến 99.
  • Nếu một tài khoản tổng hợp có dưới 1000 tiểu khoản, số thứ tự tiểu khoản được ký hiệu bằng ba chữ số từ 001 đến 999…
  • Số lượng chữ số của các tiểu khoản trong cùng một tài khoản tổng hợp bắt buộc phải ghi thống nhất theo quy định trên [một, hai, ba chữ số…] nhưng không bắt buộc phải ghi thống nhất số lượng chữ số của các tiểu khoản giữa các tài khoản tổng hợp khác nhau.
  • Số thứ tự tiểu khoản được ghi vào bên phải của số hiệu tài khoản tổng hợp. Giữa số hiệu tài khoản tổng hợp và số thứ tự tiểu khoản, ghi thêm dấu chấm [.] để phân biệt.

Ví dụ: Tài khoản 4211.18:

“4211” là số hiệu của tài khoản tổng hợp – Tiền gửi không kỳ hạn của khách hàng trong nước bằng đồng Việt Nam.

“18” là số thứ tự tiểu khoản của đơn vị, cá nhân gửi tiền.

  • Số thứ tự tiểu khoản của đơn vị mở tài khoản đã ngừng giao dịch và tất toán tài khoản ít nhất sau một năm mới được sử dụng lại để mở cho đơn vị khác.

Ngoài ra, các Quỹ tín dụng được mở thêm tài khoản chi tiết theo yêu cầu quản lý nghiệp vụ khi cần thiết.

Chủ Đề