Cách kèm con học lớp 6

Con học lớp 6 – đó là một bước ngoặt lớn trong cuộc đời. Cha mẹ có con học lớp 6 cần lưu ý những gì? Novateen xin được cùng quý cha mẹ tìm hiểu và đưa ra giải pháp. 

Trong cuộc hành trình nuôi dạy con cái, mỗi một bậc học lại như một dấu mốc mới. Từ khi con chập chững từng bước vào mầm non. Rồi đến khi vào lớp một. Mỗi chặng đường con đi qua là bao nhiêu mong đợi và mồ hôi nước mắt của cha mẹ rơi xuống. Con càng khôn lớn, nỗi lo lắng của cha mẹ cũng từ đó mà lớn dần lên. Lo con học kém, lo con không ngoan hiền, lo con ngỗ ngược. Chẳng có nỗi lo nào lớn hơn nỗi lo về con cái cả.

Xem thêm>>> 10 Bí quyết giúp con học giỏi

Con lên lớp 6 lại là một dấu mốc mới nữa cho sự trưởng thành. Ở một ngôi trường mới, con được tiếp xúc với bạn bè thầy cô mới. Con cũng phải làm quen với cách thức giáo dục mới mẻ và chuyên biệt hơn. Cha mẹ cần lưu ý những gì khi con học lớp 6? Việc quan tâm sao sát đến con ngay cả khi con đã bắt đầu quen dần với môi trường học tập mới liệu có cần thiết? Dưới đây là những điều mà cha mẹ cần lưu ý khi có con học lớp 6.

Sự thay đổi và phát triển về tâm sinh lý

Bước vào lớp 6, khi đó con đã 12 tuổi. Với sự chăm sóc và điều kiện dinh dưỡng tốt như hiện nay, nhiều trẻ đã bắt đầu có những dấu hiện của tuổi dậy thì. Sự thay đổi của cơ thể kéo theo những sự thay đổi về tâm lý. Nếu như hồi tiểu học, con thường quấn quýt bên cha mẹ. Thì khi con học lớp 6 trở lên, con bắt đầu muốn hoạt động độc lập nhiều hơn. Đôi khi cha mẹ cảm thấy có khoảng cách lớn với con cái.

Con học lớp 6 bắt đầu có những thay đổi lớn về tâm sinh lý tuổi dậy thì.

Môi trường giáo dục tại trung học cơ sở cũng phần nào làm thay đổi cách nhìn cuộc sống của con. Trường lớp không dạy dỗ các con phải làm cái này, cái kia. Mà bắt đầu chuyển sang định hướng con nên làm cái này, không nên làm cái khác. Mọi sự lựa chọn đều thuộc về con cả. Nghĩa là, sự độc lập và tư duy của học sinh luôn được đặt lên hàng đầu. Bởi vậy, cha mẹ cũng cần “bắt nhịp” với nhà trường mà thay đổi. Từ phương pháp giáo dục đến phương pháp giao tiếp với con trẻ. Con học lớp 6 rồi – cha mẹ hãy cứ yên tâm vào khả năng tư duy và nhìn nhận vấn đề của con. Hãy để con tự do khám phá thế giới.

Sự mới lạ về phương pháp dạy khi con học lớp 6

Nếu như ở bậc tiểu học, giáo viên chủ nhiệm sẽ đảm nhiệm một số môn học chính. Thì ở bậc THCS, mỗi giáo viên sẽ chỉ dạy một môn học. Hết 45 phút là hết một tiết học. Giáo viên chuyển sang giảng dạy ở lớp khác. Nhiều học sinh ban đầu sẽ cảm thấy bỡ ngỡ và không theo kịp. Thậm chí nếu tình trạng không theo kịp kéo dài, sức học của học sinh sẽ bị tụt lại. Trong khi giáo viên bộ môn sẽ không thể dành thời gian quan tâm từng học sinh của từng ấy lớp được.

Nhiều cha mẹ khi có con học lớp 6 đã cho con học thêm. Đối với những học sinh trung bình và yếu kém, điều đó là vô cùng cần thiết. Bởi lẽ, con học lớp 6, chặng đường đến với kỳ thi vào 10 còn khá dài. Con có thời gian để chuẩn bị và thay đổi. Còn những học sinh học lực khá giỏi, việc ôn luyện thêm cũng không thừa. Giúp cho sự học của con có thêm sự đồng hành. Học thêm gia sư hay trung tâm cũng giúp con thân thuộc hơn nữa phương pháp giáo dục mới ở bậc THCS.

Sự đa dạng của các môn học

Bước lên bậc THCS, con sẽ phải làm quen với những môn Vật lý, Hóa học, Sinh học. Đây đều là những môn học khó, đòi hỏi khả năng tư duy rất cao. Hoặc ngay chính trong một môn học cũ, cũng sẽ có nội dung chương trình rất khác biệt so với  bậc tiểu học. Đơn cử như môn thể chất, học sinh không học vài bài động tác thể dục cơ bản nữa. Thay vào đó, con sẽ học những môn thể thao cụ thể như chạy cự ly ngắn, chạy dài, nhảy cao, bật xa, đá cầu,…

Sự đa dạng của các môn học kéo theo sự đa dạng của nội dung học khiến nhiều con cảm thấy quá tải. Con học lớp 6, có thể học lại những nội dung không quá mới, nhưng lại theo một phương pháp hoàn toàn mới. Những yêu cầu đối với học sinh nặng nề hơn. Học sinh cũng phải tập trung và tư duy nhiều hơn. Rồi thì có quá nhiều thứ cần phải học và môn nào đóng vai trò quan trọng.

Cân nhắc việc đi học thêm

Như trên đã nói, con học lớp 6 sẽ phải đối mặt với nhiều sự thay đổi lớn. Việc cho con học thêm trong nhiều trường hợp là thực sự cần thiết. Tránh cho tình trạng sức học của con đã quá tệ rồi mới cuống cuồng ép con ôn luyện để giỏi lên. Nếu con chủ động đề xuất việc học thêm, cha mẹ nên đáp ứng. Bởi khi đó con đã xác định được năng lực của mình thực sự yếu rồi. Mong cho con có thời gian để vui chơi là một chuyện, nhưng việc học tập vẫn không thể lơ là.

Những vấn đề tiêu cực

Ở trường cấp 2, rất nhiều vấn đề phức tạp có thể xảy đến với các con. Từ  ngay trong việc học, những hành vi gian lận, tiêu cực trong thi cử. Cho đến những hành vi bắt nạt học đường có thể xảy ra với bất kỳ học sinh nào. Hay là chuyện yêu sớm ở học sinh. Con sẽ phải học cách nhận biết, thích nghi và ứng phó đối với từng trường hợp đó. Để làm sao cho việc học tập không bị ảnh hưởng, kết quả vẫn tốt.

Dạy con đối mặt với những điều tiêu cực là điều cần thiết.

Nhà trường và gia đình cần định hướng cho con nhận biết việc tốt việc xấu. Những gì cần tránh, những gì cần phát huy và những gì cần phải lên án. Đừng để những sự việc xấu ảnh hưởng nặng nề đến con rồi mới phát hiện và tìm cách giải quyết. Cha mẹ hãy luôn đồng hành cùng con khi con học lớp 6, lớp 7 và tất cả các lớp học khác.

Novateen – nơi ôn luyện kiến thức hiệu quả cho con học lớp 6

Thấu hiểu những trở ngại của học sinh khi lên lớp 6. Novateen xây dựng mô hình lớp học giúp con vừa ôn luyện được kiến thức lại còn được đào tạo thêm các kỹ năng cần thiết cho cuộc sống. Con bạn sẽ học giỏi và tiến bộ từng ngày nhờ phương pháp giảng dạy tối ưu, đội ngũ thầy cô giáo tận tụy, yêu nghề. Con cũng có được những định hướng tốt để xây dựng nhân cách và lối sống.

Để tìm hiểu thêm và đăng ký cho con học, vui lòng liên hệ số hotline 0984423335.

Website: Hoctot.novateen.vn

Fanpage: NovaTeenthivao10

Novateen: Học là Giỏi – Thi là Đỗ – Bố mẹ An tâm.

LÀM MẸCác môn ngoại khóa, nhạc thơ sách cho bé

Mình xin mở mục này muốn để trao đổi tình hình học của các cháu vì trên này thấy cũng có nhiều mẹ có con học lớp 6. Xin tự giới thiệu trước mình là bố , đang phải kèm con gái học lớp 6 [trường công lập] gần như tất cả các môn. Mình theo sát chương trình học của cháu từ mẫu giáo. Thật sự thấy chương trình và cách dạy học hiện nay còn nhiều vấn đề mọi người đang bàn cãi. Nhưng việc ta thì ta cứ phải lo cái đã , không chờ ai lo được cả. Chờ nhà nước lo thì các cháu thành ông bà cả rồi. Từ lâu mình cũng nghĩ nếu cứ đưa các cháu đến trường , đón về , đưa đi học thêm mà mình không ở bên cạnh thì nhiều chuyện mình cũng không biết để chấn chỉnh ngay. Mình nghĩ nên có cái room nào đó để trao đổi thì hay hơn, vì các cháu tuổi này chưa tự lực tìm hiểu trao đổi chuyện học hành được, cần có sự trợ giúp của bố mẹ. Mình cho cháu học tiếng anh trên Paltalk và luôn ngồi bên cạnh nên thấy có những cái cần chấn chỉnh, biết được cái mạnh cái yếu của cháu. Mình nghĩ nếu tập hợp được một số cháu thì cũng có thể lập được một room cho các cháu trao đổi với sự có mặt của bố mẹ bên cạnh , thông qua đó biết được cái mạnh cái yếu của các cháu trong các môn của chương trình hiện nay. Cháu nhà mình thì môn tiếng anh tạm gọi là khá [mình không biết tiếng anh mà tiếng anh thì cháu hơn mình nên cứ đánh giá vậy], toán lý tạm ổn do bố kèm . Về môn tiếng anh thì cháu quen các anh, chị, cô chú trên mạng nhiều vì cháu nhỏ tuổi nhất mấy room đó. Nên mình nghĩ là lập một room là có lợi. Nếu lập được room lớp 6 này thì ai có gì thắc mắc có thể hỏi và phụ huynh nào trả lời được thì trả lời giùm.Trao đổi tất cả các môn như học nhóm. Với lời lẽ lủng củng như trên mong các bố mẹ thông cảm và hiểu ý Ciub . Xin cám ơn.

"Chúng ta đang làm hộ con quá nhiều. Bố mẹ có ý tốt nhưng khi giúp con quá mức, chúng ta khiến con mất đi cơ hội học hỏi những điều thực sự quan trọng để bước vào thế giới thực khi làm người lớn",Julie Lythcott-Haims, cựu phụ trách sinh viên năm nhất tại Đại học Stanford [Mỹ], tác giả cuốn sách về nuôi dạy trẻ thành công, nói.

Là mẹ của hai con đang học trung học,Lythcott-Haims đã chia sẻ với các phụ huynh rằng cha mẹ hãy thôi không làm hộ con những việc dưới đây và dạy trẻ các kỹ năng này trước khi vào trung học, theo Parenting:

Giáo sưJulie Lythcott-Haim chia sẻ về việc bố mẹ nên ngừng thay con quá nhiều nếu muốn trẻ lớn lên thành công tại một buổi trò chuyện với các phụ huynh. Ảnh: Ted.

Nấu một bữa ăn

Khi bước vào trung học, trẻ có khả năng tự phục vụ bản thân mọi việc nếu phải làm. Điều này không có nghĩa là bố mẹ ngừng nấu bữa tối cho con nhưng hãy dạy con biết nấu ăn, để con có thể tự làm bữa sáng, thậm chí cả bữa trưa cho chính mình.

Khi nhà có chuyện, chẳng hạn như ông bà ốm và bố hoặc mẹ phải đến chăm sóc, bạn sẽ muốn con biết sáng tự dậy nấu và gói thức ăn để trưa mang đi hay lại ngồi trông chờ người khác? Càng lớn, trẻ càng cần phải tự biết lo cho bản thân và các con hoàn toàn có khả năng làm việc đó.

Thức dậy mà không cần ai gọi

Trước khi lên lớp 6, trẻ phải tự biết thức dậy đúng giờ, chủ động vệ sinh cá nhân và mặc quần áo đến trường. Quá nhiều bố mẹ vẫn đang làm thay con việc này. Chúng ta đặt đồng hồ báo thức, gọi con dậy và khi con bị muộn, bố mẹ lại chở con đến trường. Tất cả những gì chúng ta dạy cho con là: Không cần lo gì, bố mẹ sẽ làm hết cho.

Có sinh viên còn được bố mẹ lắp cả webcam ở trong phòng ký túc để đánh thức con dậy mỗi sáng. Làm vậy nghĩa là bố mẹ đã thất bại. Chúng ta cuồng điểm số và làm thay mọi việc để con lao vào học. Cách đó chỉ phá hỏng tương lai của trẻ.

Ảnh minh họa:Tes at Home.

Giặt giũ

Khi dạy trẻ tuổi teen các việc nhà như giặt đồ, chúng ta phải cẩn thận đừng gắt gỏng và khiến trẻ cảm thấy tự ti vì mình chưa biết cách làm những việc này. Nếu trẻ chưa học được là vì bố mẹ chưa dạy. Hãy làm mẫu, hướng dẫn, xem con làm một lần và để con tự xoay sở việc này.

Hợp tác và hỗ trợ người khác

Nhiều người trẻ đi làm chỉ chăm chăm vào việc được phân công, không bao giờ chủ động đóng góp ý kiến cho tập thể hay có tinh thần hợp tác làm việc nhóm, hỗ trợ người khác. Đó là hệ quả của việc khi còn nhỏ, trẻ không tham gia việc nhà, không giúp gì cho bố mẹ trong gia đình.

Trẻ cần học cách góp sức cho cái chung. Hãy dạy con biết chia sẻ và giúp đỡ các việc nhà khi anh, chị em của mình bị ốm hay bận việc. Điều này sẽ giúp trẻ biết mình làm mọi việc không chỉ vì bản thân mà có thể làm cho người khác.

Tự biết bảo vệ quyền lợi của mình

Có nhiều phụ huynh gọi cho cả giảng viên đại học để phàn nàn về điểm của con. Hãy ngừng làm việc này ngay khi con vào trung học.Thay vì vậy, hãy dạy con cách đối thoại với những người có quyền và tự bảo vệ quyền lợi của mình.

Bạn có thể bảo con: "Xem này, mẹ biết con rất thất vọng về điểm số [hay đang bực vì việc đã xảy ra trong đội bóng...]. Con cần là người đi nói chuyện với giáo viên một cách tôn trọng và lên tiếng cho bản thân". Nếu trẻ tỏ ra hoang mang, hãy nói: "Con có thể làm được. Con có muốn thử tập duyệt trước với mẹ không". Cách duy nhất để dạy con là hãy tránh ra và để con tự làm việc đó.

Ngoài ra, cần chuẩn bị cho trẻ biết lắng nghe những gì người khác nói và hiểu rằng ý kiến đó có thể khác mình. Nhiều khi trẻ sẽ không đạt được kết quả như ý muốn và như vậy chẳng sao cả bởi con đã cố gắng.

Tự chuẩn bị vật dụng

Hãy nhớ rằng chiếc cặp sách bây giờ của con sau này sẽ là chiếc ca táp xách đi làm. Nếu bạn cứ thay con chuẩn bị đồ dùng học tập vì sợ trẻ quên thứ này, thiếu thứ kia thì con sẽ không học được cách chịu trách nhiệm nhớ các vật dụng của mình. Bạn có muốn đứa con hơn hai mươi phải hỏi mẹ: Con cần mang gì đi làm: Ví, chìa khóa, bữa trưa, máy tính xách tay...?

Gọi món khi ăn hàng

Kỹ năng này thật ra nên được dạy sớm hơn. Cách rất đơn giản, khi đi ăn ở nhà hàng, hãy để cho con lựa chọn món ăn, xem giá, gọi đồ cho riêng trẻ hoặc cả gia đình.

Hãy nhắc con nhìn vào mắt người phục vụ, nói lịch sự khi đưa ra các yêu cầu và biết cảm ơn. Một ngày không xa, trẻ sẽ đi ăn ngoài với bạn bè hoặc bạn khác giới và trẻ sẽ cần có kỹ năng này, không chỉ để gọi đồ ăn mà cả ghi điểm với người khác nhờ thái độ lịch sự, tôn trọng.

Trò chuyện với người lạ

Trong cuộc đời, ai cũng gặp vô số người lạ. Chúng ta biết như vậy nhưng lại nhắc con "chớ nói chuyện với người lạ". Thay vì vậy, hãy dạy con phân biệt một số ít những người lạ đáng ghê sợ trong số rất nhiều người lạ bình thường. Đó là một kỹ năng cần học.

Sau đó, hãy cho con ra thế giới bên ngoài để trò chuyện với người lạ - những người an toàn.Lythcott-Haims dạy các con mình kỹ năng này bằng cách để con đến một cửa hàng gần nhà mua đồ lặt vặt và nhờ người bán hàng trợ giúp.

Đi mua đồ tạp hóa

Nếu con bạn đã 13 tuổi và bạn chưa bao giờ để con rời tầm mắt trong siêu thị thì có vẻ bạn đã bảo vệ thái quá con. Hãy để con xách giỏ và tự đi chọn 5-6 món đồ cần mua. Trẻ tuổi teen sẽ không bị bắt cóc ở siêu thị hay cửa hàng tiện lợi.

Lên kế hoạch cho một buổi đi chơi

Bất cứ khi nào con đủ tuổi để đi chơi nhóm, hãy để trẻ tự lên kế hoạch. Giáo sưLythcott-Haims nói rằng bà rất thoải mái với cô con gái 12 tuổi khi con đi chơi, xem phim với bạn bè. Bố hoặc mẹ có thể đưa, đón trẻ nhưng mọi việc khác, từ mua vé, mang tiền mua đồ ăn vặt các con đều tự làm.Việc này đơn giản nhưng là cách giúp trẻ biết cách tổ chức các hoạt động của mình khi lớn lên.

Tự bắt xe công cộng

Nhiều người lo sợ con có thể gặp các nguy cơ khi tự bắt xe công cộng nhưng thực tế là bạn không thể cứ mãi chở con đi bất cứ nơi đâu trẻ cần. Thay vì thế, hãy hướng dẫn con các quy tắc an toàn khi tham gia giao thông công cộng, đi vào giờ nào, điểm đón, điểm dừng, có thể nhờ ai trợ giúp... Hãy để con làm việc này và bạn sẽ thấy trẻ thực hiện đơn giản thế nào.

Vương Linh

Video liên quan

Chủ Đề