Cách kết nối 2 máy tính laptop với nhau

Vào một ngày nào đó, các bạn muốn kết nối máy tính của mình với một máy tính khác để xử lý công việc hay chia sẻ dữ liệu với nhau nhưng bạn lại quên không đem theo bất kỳ một thiết bị kết nối nào như cáp mạng hay cáp USB. Thì phải làm như thế nào bây giờ nhỉ. Vì vậy bài viết dưới đây sẽ hướng dẫn các bạn cách kết nối 2 máy tính với nhau qua wifi, hãy cùng theo dõi nhé.

Các bạn thường thấy nhiều người dùng luôn có một sợi dây cáp mạng Lan được sử dụng trong trường hợp cần kết nối máy tính xách tay với một máy tính xách tay khác, hoặc kết nối máy tính xách tay với một máy tính để bàn và kết nối máy tính xách tay vào internet thông qua một modem ADSL. Tuy nhiên, trong trường hợp kết nối giữa hai máy tính xách tay với nhau thì các bạn hoàn toàn có thể sử dụng sóng wifi để kết nối mà không cần phải dùng đến bất kỳ một công cụ gì.

>>Xem thêm:

Cách kết nối máy chiếu với laptop win 10

Cách chia sẻ Share dữ liệu qua mạng lan win 7 win 10

Cách kết nối hai máy tính với nhau qua wifi

Để thực hiện, một trong hai máy tính laptop sẽ có một máy làm chủ để cho máy còn lại kết nối vào. Cách tạo kết nối cho máy chủ như sau :

Bước 1 : Truy cập vào Control Panel và chọn vào mục Network and Sharing Center sau đó thì cửa sổ mới hiện ra trên màn hình

Bước 2 : Các bạn nhấn vào dòng Set up a new Connection or Network, hộp thư thoại hiện ra như là hình bên trên, các bạn kéo thanh cuộn xuống dưới cùng và nhấn vào mục setup up a wireless ad hoc [computer-to-computer] network

Ngay sau đó thì hộp thư thoại sẽ hiện ra như sau

Bước 3 : Các bạn gõ tên của mạng vào ô Network name. Security type các bạn chọn là WPA2-Personal. Phần Security key các bạn nhập vào mật mã gia nhập mạng

Nếu máy khác muốn kết nối đến máy tính của các bạn thì phải thông qua kết nối wifi này và buộc phải nhập đúng mật khẩu mà bạn quy định ở đây [ tương tự như khi các bạn gia nhập vào một mạng wifi thông thường vậy.

Bước 4 : Tiếp đến các bạn nhấn vào Next là đã hoàn thành, như hình bên dưới

Vậy là đã xong phần máy chủ. Giờ thì đến lượt cấu hình để các máy tính khác có thể kết nối vào mạng mà bạn vừa tạo bên trên :

Công việc đến đây sẽ cực kỳ đơn giản. Các máy tính muốn kết nối đến mạng thì chỉ việc bật wifi lên và sẽ thấy kết nối các bạn vừa được tạo ra ở máy kia và cùng với những kết nối wifi khác như hình sau :

Giờ thì các bạn chỉ việc bấm vào phím Connect để kết nối, hộp thư thoại hiện ra yêu cầu nhập mật khẩu đăng nhập vào mạng

Các bạn tham khảo thêm cách kết nối mạng lan giữa 2 máy tính win 7 – win 10

Vậy là đã xong rồi đó, kết nối 2 máy tính với nhau và các bạn có thể thực hiện việc truy cập thông qua tên máy. Chúc các bạn thực hiện thành công.

Hệ thống công nghệ số 1 Đà Nẵng

Website: //techview.vn

Việc trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị trở nên quá rườm rà, phức tạp khi phải phụ thuộc vào các thiết bị ngoại vi như USB hay dây cáp thì cách kết nối hai máy tính với nhau qua Wifi lại trở thành phương thức ưu việt nhất dành cho bạn.

Tại sao nên kết nối hai máy tính với nhau qua Wifi?

Khi có thể kết nối hai máy tính với nhau qua Wifi, bạn có thể sử dụng một cách tiện lợi trong việc truyền tải, trao đổi dữ liệu giữa các thiết bị với nhau. Đặc biệt, đây lại là cách kết nối nhanh chóng và thuận tiện nhất, thời gian trao đổi dữ liệu cũng được rút ngắn tối đa và truyền tải được cả các dữ liệu có dung lượng lớn của bạn.

Việc truyền dữ liệu thông qua cách kết nối hai máy tính với nhau qua Wifi sẽ giúp bạn tránh được những thao tác rườm rà như khi dùng USB và còn hạn chế được khả năng máy tính bị nhiễm virus do USB hay các thiết bị ngoại vi khác như dây cáp mạng.

Việc kết nối hai máy tính với nhau qua Wifi giúp bạn hạn chế được đáng kể sự cố so với cách dùng USB như truyền thống.

Kết nối hai máy tính với nhau cần chuẩn bị những gì?

Đầu tiên, để quá trình thực hiện cách kết nối hai máy tính với nhau qua Wifi được thuận lợi, bạn nên chuẩn bị đủ những điều cần thiết như:

  • Hai máy tính phải sử dụng chung mạng Wifi từ một modem

  • Hai máy tính sử dụng cùng một hệ điều hành để đảm bảo khả năng kết nối thành công cao hơn.

Cách kết nối hai máy tính với nhau qua Wifi

Sau khi đảm bảo hai thiết bị của mình có thể đáp ứng đầy đủ các yêu cầu cần thiết thì bạn tiến hành thực hiện các thao tác trước tiên trên thiết bị máy chủ:

  • Bước 1: Mở menu Start > tìm kiếm và mở Control Panel > chọn Network and Internet > Network and Sharing Center

  • Bước 2: Chọn Set up a new Connection or Network > cuộn xuống để chọn set up a wireless ad hoc [computer-to-computer] network

  • Bước 3: Nhập tên mạng Wifi mà bạn đang kết nối vào ô Network name > chọn WPA2-Personal tại ô Security type > nhập mã gia nhập mạng vào ô Security key

  • Bước 4: Bấm Next để hoàn tất quá trình thực hiện kết nối trên máy chủ.

Sau khi thực hiện xong các thao tác trên máy chủ, bạn bật Wifi trên thiết bị máy tính thứ hai lên là sẽ thấy kết nối mới tạo ra và chỉ cần nhấn chọn Connect > nhập mật khẩu để kết nối Wifi.

Sau đó bạn tiếp tục thực hiện các bước sau trên thiết bị thứ hai này:

  • Bước 1: Mở My Computer > chọn Network để hiển thị danh sách các thiết bị cùng liên kết trong mạng Wifi

  • Bước 2: Chọn tên thiết bị máy tính bạn muốn kết nối để chia sẻ dữ liệu

  • Bước 3: Sao chép những file cần truyền tải dữ liệu rồi dán vào vị trí trên ổ cứng trên máy tính và chờ tự động tải là xong.

Trên đây là cách kết nối hai máy tính với nhau qua Wifi nhanh chóng, đơn giản và an toàn nhất mà Vương Khang giới thiệu. Chúc các bạn thực hiện thành công để giải quyết công việc của mình một cách thuận lợi nhất!

Đối với những người sử dụng máy tính chắc hẳn sẽ có những lúc cần phải chia sẻ một tập tin hoặc cần kết nối hai chiếc laptop lại với nhau để chia sẻ kết nối internet. Hiểu được tâm lý đó của người dùng nên Windows Vista và Windows 7 đã được Microsoft tích hợp một tính năng tạo kết nối không dây giữa hai chiếc máy tính xách tay.

>>> Chia sẻ kết nối Internet thông qua mạng ad hoc trong Windows 7

Thiết lập mạng ad hoc

Trước hết, bạn hãy mở Control Panel và click vào Network Sharing Center như trong hình dưới đây.

Một hộp thoại mở ra, bấm vào Setup a new connection or network ở gần cuối hộp thoại.

Trong hộp thoại liên kết mới mở ra, cuộn xuống dưới và chọn mục Setup a wireless ad hoc [computer-to-computer] network.

Trên màn hình tiếp theo, nó sẽ giải thích định nghĩa về mạng ad hoc và cho bạn biết rằng bạn có đang kết nối với mạng không dây nào không, có thể bạn sẽ bị ngắt kết nối. Nhấn vào Next để tiếp tục.

Bây giờ Windows yêu cầu bạn cung cấp tên mạng, chọn loại bảo mật và khóa bảo mật. Đối với khóa bảo mật, bạn có thể chọn một trong ba tùy chọn: no authentication [không xác thực], WEP hoặc WPA2-Personal. Theo mặc định nó sẽ để là WPA2-Personal, đây là khóa bảo mật mạnh nhất. Nhấp vào Next và sau đó bạn sẽ nhận được một màn hình hiển thị thông báo mạng đã được thiết lập. Lưu ý rằng nếu bạn không tích vào hộp Save this netwwork, thì khi bạn ngắt kết nối mạng ad hoc, mạng này cũng biến mất. Nếu bạn muốn sử dụng nó một lần nữa, bạn sẽ phải bắt đầu từ đầu.

Trong trường hợp bạn muốn chia sẻ một kết nối Internet, bạn hãy bấm chuột phải vào kết nối Internet và chọn Properties.

Tiếp đến, bạn hãy chuyển sang thẻ Sharing và đánh dấu ô chọn Allow Other Network Computers To Connect Through This Computer’s Internet Connection. Ở dưới mục Home Networking Connection bạn hãy chọn Wireless network Connection rồi bấm OK.

Bây giờ thì kết nối của bạn đã sẵn sàng để làm việc. Để kích hoạt việc kết nối mạng không dây này ở máy kia, bạn chỉ cần bấm vào Start rồi chọn Connect To.

Một danh sách các kết nối mạng không dây sẽ hiện ra, hãy chọn lấy kết nối mà bạn muốn rồi bấm OK.

Bạn sẽ thấy một thông điệp hiện ra như hình bên dưới, bạn sẽ phải gõ mật khẩu để truy cập vào mạng không dây nếu được yêu cầu.

Kết nối của bạn sẽ được hiển thị trong mục Wireless Network Connection của máy khác. Bây giờ bạn đã có thể kết nối và chia sẻ dữ liệu giữa hai laptop mà không cần phải dùng tới dây cáp hay phần mềm của hãng thứ 3. Hãy xem cách chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính dưới đây nhé.

Chia sẻ dữ liệu qua mạng ad hoc

Bây giờ bạn đã thiết lập mạng ad hoc, hãy tiếp tục và sử dụng máy khách khác kết nối với mạng. Bạn sẽ có một số cách chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính. Chúng ta sẽ có một số trường hợp sau:

- Nếu tất cả máy tính đều đang chạy Windows 7 trở lên, bạn có thể sử dụng tính năng Homegroup ngay bên trong Windows. Tính năng này cho phép bạn chia sẻ nhạc, video, tài liệu, hình ảnh và máy in một cách dễ dàng.

- Nếu tất cả các máy tính đều chạy Windows, nhưng có máy khách là Windows XP hoặc Windows Vista thì bạn phải kết nối tất cả các máy tính vào cùng nhóm Workgroup và đảm bảo rằng các phần tìm kiếm mạng và chia sẻ tập tin và máy in được kích hoạt.

- Nếu các máy tính không cùng một hệ điều hành ví dụ như Windows và Mac, thì bạn cần phải dựa vào việc cho phép và chia sẻ tập tin. Điều quan trọng nhất ở đây là tài khoản người dùng trong Windows phải có mật khẩu [nếu không bạn không thể kết nối với chia sẻ tệp] và cho phép chia sẻ tệp trên hệ điều hành không phải là Windows.

Thiết lập tính năng Homegroup

Cách dễ nhất để chia sẻ dữ liệu giữa Windows 7 và các máy tính có hệ điều hành cao hơn là sử dụng HomeGroup. Bạn không phải lo lắng về việc chia sẻ thư mục hoặc tập tin theo cách thủ công, cấu hình tường lửa hoặc thêm mật khẩu vào tài khoản người dùng. Để bắt đầu, hãy vào Control Panel và kích vào HomeGroup.

Nếu đã có một máy tính được kết nối với Homegroup trên mạng ad hoc, nó sẽ hiển thị và bạn có thể kết nối hoặc nhấp chuột vào nút Create a homegroup.

Trên màn hình tiếp theo, bạn có thể chọn những mục bạn muốn chia sẻ như ảnh, nhạc, video, tài liệu và máy in. Nhấn Next và điền mật khẩu Homegroup.

Bây giờ, trên máy tính khác cũng thực hiện các bước tương tự trên nhưng liên kết với Homegroup đã có mà không tạo mới. Sau đó, bạn có thể mở Explorer và nhấp vào Homegroup trong trình đơn bên trái. Khi những người khác tham gia vào homegroup, các thư mục dữ liệu chia sẻ sẽ xuất hiện ở đó và bất cứ dữ liệu nào bạn bỏ vào các thư mục này sẽ được hiển thị cho tất cả mọi người trong Homegroup.

Chia sẻ qua Workgroup

Nếu bạn có máy tính chạy Windows XP và Vista, thì việc chia sẻ qua Homegroup sẽ không hoạt động. Trong trường hợp này, bạn vẫn có các tùy chọn khác. Thứ nhất, nếu bạn kết nối từ máy XP hoặc Vista sang máy Windows 7 hoặc cao hơn, thì bạn cần thiết lập một số thứ trên máy Windows 7 hoặc cao hơn.

Đầu tiên, bạn cần đảm bảo mạng ad hoc được thiết lập loại mạng của nó là Home hoặc Work. Để làm điều đó, hãy mở Network and Sharing Center rồi nhấp vào liên kết bên dưới tên mạng không dây. Nếu nó là mạng Home, thì bạn không phải thiết lập gì nữa. Tuy nhiên nếu không, bạn phải nhấp vào nó thiết lập nó thành Home. Điều đó sẽ cho phép chia sẻ trên mạng với các máy tính khác.

Tiếp theo, cần phải đảm bảo tất cả các máy tính đều nằm trong cùng Workgroup. Điều này đặc biệt quan trọng đối với máy tính Windows XP và Windows Vista mà bạn muốn truy cập qua máy Windows 7 trở lên. Theo mặc định, hầu hết các máy Windows đều nằm trong WORKGROUP, do đó bạn không phải thay đổi bất cứ điều gì, nhưng bạn nên kiểm tra.

Trên Windows XP, nhấp vào Start, nhấp chuột phải vào My Computer và chọn Properties. Trong System Properties, bấm vào tab Computer Name rồi kích vào Change nếu bạn cần thay đổi tên Workgroup.

Trên máy Windows Vista và các máy có hệ điều hành cao hơn, kích vào Start, kích chuột phải vào Computer và sau đó nhấp vào Properties. Trong phần Computer name, domain, and workgroup settings, chọn nút Change settings nếu bạn muốn thay đổi tên.

Bây giờ điều cuối cùng bạn cần làm áp dụng cho Windows 7 trở lên. Truy cập Explorer và nhấp vào Network ở trình đơn bên trái.

Sau đó, bạn có thể thấy một thanh bật lên thông báo nói rằng Network discovery and file sharing are turned off. Network computers and devices are not visible. Click to change. Hãy tiếp tục, nhấp vào đó và chọn Turn on network discovery and file sharing. Khi chọn xong bạn sẽ thấy tất cả các máy tính khác đều ở trên mạng ad hoc nhưng phải chắc chắc rằng các phần tìm kiếm mạng và chia sẻ tập tin đã được kích hoạt. Trên Windows 7 hoặc hệ điều hành cao hơn, bạn chỉ cần thực hiện theo các bước trên.

Đối với tất cả các tùy chọn chia sẻ nâng cao, hãy chuyển đến Network and Sharing Center từ Control Panel và nhấp vào Change advanced sharing settings.

Ở đây bạn sẽ tìm thấy tất cả các lựa chọn để chia sẻ và đảm bảo bạn đang để cài đặt Home hoặc Work mà không phải là Public.

Chọn các phần network discovery file and printer sharing và chọn public folder sharing nếu bạn muốn cho phép người khác truy cập vào các thư mục này qua mạng. Nếu bạn đang làm việc này qua mạng ad hoc, sau đó chỉ cần bật tính năng này lên.

Streaming cho phép người khác phát nội dung từ máy tính của bạn, nhưng bạn có thể vô hiệu hóa tính năng này và vẫn chia sẻ dữ liệu giữa các máy tính. Các kết nối chia sẻ tệp tin được thiết lập để sử dụng mã hóa 128-bit theo mặc định. Tính năng Password protected sharing này yêu cầu người khác phải có tên đăng nhập và mật khẩu của máy tính đang truy cập để có thể xem các thư mục hoặc tập tin chia sẻ. Nếu bạn không muốn làm điều đó, thì bạn có thể tắt tùy chọn này. Cuối cùng, kết nối nhóm Homegroup sẽ được chấp nhận theo mặc định và những kết nối đó không yêu cầu mật khẩu để kết nối.

Chia sẻ giữa các hệ điều hành khác nhau

Cuối cùng, để chia sẻ giữa Windows và Mac hoặc một số hệ điều hành khác, bạn vẫn cần làm theo tất cả các hướng dẫn ở trên cho máy Windows. Vấn đề duy nhất là bạn phải tạo mật khẩu cho tài khoản người dùng Windows để kết nối. Bạn có thể thử tắt tính năng Password protected sharing như đã đề cập ở trên, nhưng đôi khi các hệ điều hành khác vẫn yêu cầu bạn nhập mật khẩu.

Nếu bạn đang cố gắng kết nối từ máy Windows sang một hệ điều hành khác như OS X, thì bạn sẽ phải bật tính năng chia sẻ tệp trên các hệ điều hành này một cách riêng biệt. Ví dụ, trên máy Mac, bạn hãy vào System Preferences và sau đó nhấp vào Sharing hoặc File Sharing, sau đó thêm các thư mục bạn muốn chia sẻ và quyền người dùng thích hợp.

Để truy cập các tệp trên máy Mac từ máy Windows, bạn phải kích vào Options và sau đó tích vào hộp Share files and folders using SMB [Windows].

Chúc các bạn thành công!

Video liên quan

Chủ Đề