Cách kiểm soát cân nặng thai nhi

  • 16:08 04/05/2022
  • Xếp hạng 4.96/5 với 20336 phiếu bầu

Thai nhi tăng cân quá nhanh không hề tốt. Bên cạnh việc tăng nguy cơ phải sinh mổ, thai nhi quá cân còn tiềm ẩn nhiều bệnh lý như đái tháo đường, gây biến chứng cho mẹ và bé trong quá trình sinh và sau sinh. Vậy mẹ cần chú ý những gì khi phát hiện thai quá cân?

Mẹ bầu có thể tham khảo cân nặng của thai nhi theo từng tháng:

  • Từ tháng thứ 1-3 của thai kỳ: Thông thường nặng khoảng 14g
  • Từ tháng thứ 4-7 của thai kỳ: Nặng khoảng 900-1300g
  • Từ tháng thứ 8- hết thai kỳ: Nặng khoảng 2900-3400g

Những em bé sinh ra với trọng lượng từ 4kg được coi là trẻ lớn. Cân nặng thai nhi phụ thuộc vào nhiều yếu tố như:

Yếu tố di truyền, chủng tộc và độ tuổi mang thai: Là yếu tố hàng đầu đã được quy định từ trước, quyết định đến gần 1/3 cân nặng của thai nhi. Thông thường độ tuổi sinh dưới 18 và trên 40 tuổi thì cân nặng thai nhi nhỏ hơn so lứa tuổi sinh sản.

Lần mang thai thứ mấy và khoảng cách hai lần sinh: Con so thường bé hơn con lần sau. Liên quan việc khoảng cách con sau sinh quá sát lần trước cơ thể mẹ chưa kịp hồi phục thì thai nhi nhẹ cân hơn.

Sức khỏe và thể trạng của người mẹ: Thể trạng mẹ thấp, sức đề kháng kém thì bé cũng khó phát triển tốt. Nếu mẹ mắc các bệnh lý nội tiết như đái tháo đường hoặc béo phì thì cân nặng thai nhi lớn hơn bình thường.


Giới tính và bản thân thai nhi mắc bệnh lý: Thường bé trai cân sẽ nặng hơn bé gái.

Chế độ dinh dưỡng của mẹ bầu: Nếu được đảm bảo chăm sóc chế độ ăn uống đầy đủ dưỡng chất, vi lượng và đa lượng hợp lý thai nhi sẽ phát triển cân nặng chuẩn hơn. Ngoài ra còn phụ thuộc khả năng hấp thu của thai phụ qua chế độ ăn uống thì mới có dinh dưỡng tốt cho con hấp thu được. Nhiều mẹ bầu khi mang thai thường cố gắng tập trung bồi bổ dẫn đến thai nhi có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn và đây cũng không phải dấu hiệu tốt, tiềm ẩn nhiều nguy cơ.

Khi nào được coi là thai nhi quá cân?

Những trẻ có cân nặng vượt quá tiêu chuẩn có thể nguy hiểm chính sức khỏe bé và mẹ trong quá trình thai nghén. Chính bản thân các bé có thể gặp nguy cơ hạ đường huyết do bé không đủ lượng đường trong máu mà khi đó insulin vẫn tồn tại trong cơ thể.

Bé có thể chậm phản xạ khóc, khóc yếu, dễ ngừng thở từng cơn, không chuyển động và các cơn ngất lịm sau khi bé ra đời. Trường hợp chuyển dạ kéo dài mà nồng độ đường huyết quá thấp có thể dẫn đến những tổn thương não và để lại di chứng trí nhớ, giảm trí tuệ trẻ về sau.

Ngoài ra, bé quá nặng cân sẽ gây nguy cơ cho mẹ khó đẻ đường dưới. Bên cạnh đó, những nguy cơ chảy máu, đờ tử cung, tổn thương tầng sinh môn cũng gia tăng nếu khung chậu của thai phụ chưa thể giãn nở đủ phù hợp kích thước thai nhi

Cần theo dõi sát quá trình phát triển của trẻ về: Bệnh lý phổi sau sinh, nguy cơ suy hô hấp, nguy cơ béo phì, rối loạn chuyển hóa sau sinh.


Thai nhi phát triển quá nhanh có thể tiềm ẩn nguy cơ sảy thai, sinh non. Ngay khi mẹ phát hiện ra hiện tượng này, việc đầu tiên là phải điều chỉnh chế độ ăn uống:

  • Điều chỉnh chế độ ăn: Mẹ nên lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng calo thấp như trái cây tươi và rau. Ăn nhiều những thực phẩm này vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng vừa không để thai nhi phát triển quá nhanh. Hạn chế ăn nhiều đường và tinh bột, lựa chọn những thực phẩm có hàm lượng calo thấp
  • Chia bữa ăn thành các bữa nhỏ: Chia nhỏ bữa ăn trong ngày giúp hệ tiêu hóa làm việc tối đa và hấp thụ mọi chất dinh dưỡng, ngăn ngừa được việc hấp thụ các chất dư thừa. Do đó thai nhi cũng không bị tăng cân quá nhiều.
  • Tập thể dục thường xuyên: Duy trì tập thể dục trong thời gian mang thai không những giúp cải thiện tâm trạng mà còn đẩy nhanh quá trình trao đổi chất, calo và lượng mỡ được chuyển thành năng lượng nhanh và hoàn hảo hơn. Nhờ vậy mẹ cũng không bị tăng cân nhanh và con yêu trong bụng cũng phát triển đều đều.

Duy trì tập thể dục trong thời gian mang thai không những giúp cải thiện tâm trạng mà còn đẩy nhanh quá trình trao đổi chất

  • Kiểm soát cân nặng: Cân nặng của mẹ ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển của thai nhi trong bụng. Mẹ tăng cân quá nhiều cần chú ý hơn trong chế độ ăn uống, chế độ sinh hoạt và tập luyện. Tránh tình trạng thai nhi cũng phát triển quá nhanh, ảnh hưởng đến quá trình chào đời sau này.

Trước sinh cần khám thai định kỳ, theo dõi sát sức khỏe mẹ và bé. Theo dõi đường huyết, huyết áp, đo tim thai, các dấu hiệu như phù, tăng huyết áp, xét nghiệm nước tiểu. Cần tới bệnh viện ngay khi nhức đầu, hoa mắt, chóng mặt, tăng cân hơn 01kg/1 tuần.

Kiểm tra lại đường huyết khi đói và 2 giờ sau ăn để thăm dò bệnh đái tháo đường thai kỳ. Bạn nên khám thai và dựa vào kết quả xét nghiệm bác sĩ sẽ hướng dẫn cụ thể bạn nhé. Điều quan trọng là bạn cần theo dõi cử động thai trong ngày.

Cần khám chuyên khoa Tim mạch 3 tuần sau sinh và chuyên khoa Nội tiết 4 - 6 tuần sau sinh.

XEM THÊM:

Mang thai là một trong những khoảnh khắc được chờ đợi và hạnh phúc nhất trong cuộc sống của phụ nữ. Đa số bà bầu mong muốn duy trì cân nặng lý tưởng trước đó.

Khi phụ nữ thừa cân và béo phì bất ngờ mang thai, khoảnh khắc hạnh phúc và chờ đợi bỗng dưng biến thành tình huống khó xử với trọng lượng cơ thể. Cân nặng lý tưởng là điều không thể vì tăng cân chắc chắn sẽ diễn ra khi có bầu.

Một số nghiên cứu gần đây cho rằng giảm cân trong khi mang thai có lợi cho những phụ nữ mang thai có chỉ số BMI trên 30 và rất thừa cân hoặc béo phì. Nhưng, trong khi cố gắng giảm cân, họ không được cắt giảm các chất dinh dưỡng thiết yếu mà cơ thể cần cho sự phát triển của thai nhi.

Thừa cân khi mang thai, chuyện gì sẽ xảy ra?

Bà bầu thừa cân hoặc béo phì có thể gây ra rất nhiều vấn đề cho cả mẹ và bé. Có thể kể đến như:

  • Nhiễm trùng ở bà bầu
  • Phải sinh mổ
  • Sinh non
  • Tiểu đường loại 2 hoặc tiểu đường thai kỳ ở mẹ
  • Chứng ngưng thở lúc ngủ
  • Cục máu đông, đặc biệt là ở chân của người mẹ
  • Huyết áp cao ở mẹ
  • Tiền sản giật
Cách kiểm soát cân nặng thai nhi
Chế độ dinh dưỡng và tập luyện quyết định cân nặng lý tưởng của bà bầu

4 cách để duy trì cân nặng hoặc giảm cân cần thiết khi mang thai

Biết được tăng cân như thế nào là đủ

Nếu người phụ nữ thừa cân hoặc béo phì trong thai kỳ cần thay đổi chế độ dinh dưỡng để để đạt được lượng cần thiết thì những phụ nữ mang thai khác cần phải biết mức độ tăng cân như thế nào là tốt cho sức khỏe.

Dựa trên chỉ số BMI, bạn có thể xác định tương đối bạn nên tăng cân khi mang thai như thế nào là hợp lý nhất.

  • BMI từ 18,5 đến 24,9: nên tăng từ 11 đến 16 kg
  • BMI dưới 18,5 tức bạn bị nhẹ cân trước khi mang thai: nên tăng từ 12 đến 18 kg
  • BMI từ 25 đến 29,9: hạn chế mức tăng cân từ 7 đến 11 kg
  • BMI từ 30 trở lên cho thấy bạn thuộc nhóm phụ nữ béo phì. Cho nên bạn chỉ cần tăng từ 5 đến 9 kg khi mang thai.

BMI: Chỉ số khối cơ thể = (cân nặng) / (chiều cao x chiều cao), trong đó cân nặng tính bằng kg và chiều cao tính bằng m.

Cố gắng giảm thiểu lượng calo hấp thụ

Cách tốt nhất và lý tưởng để giảm cân một cách an toàn trong khi mang thai là giảm hoặc giảm thiểu lượng calo nạp vào.

Các nghiên cứu cho thấy rằng nếu bạn giảm lượng calo vào khoảng 3.500 calo, bạn chỉ mất 450gr. Trong khoảng thời gian một tuần, điều này tương đương với việc giảm lượng tiêu thụ khoảng 500 calo mỗi ngày.

Trước khi bạn tiếp tục giảm lượng calo, hãy nhớ ghi lại số lượng calo bạn thường tiêu thụ. Cùng với điều này, hãy chắc chắn không cắt giảm các loại thực phẩm dinh dưỡng trong khi cố gắng giảm lượng calo hoặc giảm cân. Điều này có thể ảnh hưởng đến sức khoẻ của em bé và sức khoẻ của mẹ.

Các bà mẹ phải tham khảo ý kiến ​​chuyên gia dinh dưỡng để có kế hoạch giảm cân phù hợp.

Các bác sĩ cho rằng phụ nữ mang thai không được ăn ít calo hơn 1.700 mỗi ngày. Đây là số lượng calo tối thiểu mà phụ nữ mang thai nên tiêu thụ để cho họ và em bé được khỏe mạnh.

Tập thể dục ít nhất 30 phút mỗi ngày

Một số phụ nữ nghĩ rằng các bài tập có thể gây hại cho em bé của họ. Nhưng, điều này là không đúng nếu thực hiện các bài tập theo từng tam cá nguyệt phải.

Tập thể dục trong khi mang thai giúp duy trì trọng lượng cơ thể của người mẹ và giảm một số cơn đau nhức mà người mẹ có thể gặp phải trong khi mang thai.

Hiện tại, các bác sĩ khuyên bạn nên hoạt động khoảng 30 phút hoạt động mỗi ngày.

Nhưng, nếu cảm thấy lượng thời gian này là quá nhiều trong một lần tập, có thể xem xét chia nhỏ thành từng khoảng thời gian ngắn hơn trong suốt cả ngày.

Có kế hoạch tăng cân

Phần lớn bà bầu tăng cân nhiều trong tam cá nguyệt thứ hai và thứ ba. Điều này là do em bé cũng phát triển nhanh trong những tháng cuối của thai kỳ.

Các bà mẹ không thể kiểm soát cân nặng của họ trong thời gian này vì vậy tốt nhất là giải quyết bất kỳ vấn đề về trọng lượng nào trong ba tháng đầu của thai kỳ.

Các nghiên cứu cũng cho thấy rằng những phụ nữ được tư vấn về giảm cân giữa tuần 7 và 21 của thai kỳ ít có khả năng tăng cân quá mức trong tam cá nguyệt thứ ba.

Việc lập kế hoạch sớm cho thai kỳ giúp ích rất nhiều trong việc loại bỏ bất kỳ tăng cân dư thừa nào. Các bác sĩ có thể tư vấn cho bạn dựa trên tình trạng sức khỏe của bạn.

Các bài viết của MarryBaby chỉ có tính chất tham khảo, không thay thế cho việc chẩn đoán hoặc điều trị y khoa.