Cách kiểm tra đất có tranh chấp hay không

1 Tháng Hai, 2020

Kiểm tra thông tin nhà đất trước khi mua là việc làm cần thiết khi thực hiện giao dịch nhà đất, đảm bảo pháp lý khi mua đất, tránh cho việc giao dịch bị tuyên bố vô hiệu. Làm thế nào để kiểm tra? Công ty Luật Long Phan PMT sẽ hướng dẫn cách xác minh qua bài viết sau.

Kiểm tra thông tin đất đai trước khi tiến hành giao dịch liên quan đến nhà đất

Kiểm tra tính pháp lý của nhà đất ở đâu?

Người có yêu cầu có thể kiểm tra thông tin đất đai ở Văn phòng đăng ký đất đai

Việc kiểm tra sổ đỏ nhà đất khi mua rất quan trọng, tránh cho việc chuyển nhượng phát sinh tranh chấp ngay từ ban đầu. Để biết thông tin nhà đất thì có thể thông qua các phương thức sau:

  • Từ người chuyển nhượng: Người được chuyển nhượng yêu cầu người bán cung cấp toàn bộ thông tin pháp lý nhà đất;
  • Từ những người xung quanh: Qua những người xung quanh người mua có thể biết được một số thông tin nhà đất có tranh chấp hay không hoặc hơn nữa là thông tin mang yếu tố phong thủy của nhà đất.
  • Cơ quan nhà nước: UBND, Văn phòng đăng ký đất đai, tra cứu sổ đỏ

Tham khảo thêm: Những điều cần biết trước khi ký hợp đồng mua bán đất đai

Trường hợp không được cung cấp dữ liệu

  • Văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu mà nội dung không rõ ràng, cụ thể;
  • Yêu cầu cung cấp dữ liệu thuộc phạm vi bí mật nhà nước không đúng quy định.
  • Văn bản yêu cầu không có chữ ký của người có thẩm quyền và đóng dấu xác nhận đối với tổ chức;
  • Phiếu yêu cầu không có chữ ký, tên và địa chỉ cụ thể của cá nhân yêu cầu cung cấp dữ liệu.
  • Mục đích sử dụng dữ liệu không phù hợp theo quy định của pháp luật.
  • Không thực hiện nghĩa vụ tài chính theo quy định.

>>> Xem thêm: Hướng xử lý khi mua đất không ghi rõ địa chỉ hoặc thửa đất

Thủ tục xin thông tin đất đai

Kiểm tra thông tin pháp lý nhà đất rất quan trọng trước khi mua bán nhà đất

Người có yêu cầu CUNG CẤP THÔNG TIN đất điền Phiếu yêu cầu hoặc văn bản yêu cầu cung cấp thông tin đất đai.

>> Tham khảo thêm: Mẫu đơn xin cung cấp thông tin đất đai

==>>CLICK TẢI MẪU ĐƠN XIN CUNG CẤP THÔNG TIN ĐẤT ĐAI

TheoThông tư 34/2014/TT-BTNMTthủ tục cung cấp thông tin đất đai được thực hiện theo các bước sau:

Nộp hồ sơ

Tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu đất đai nộp Phiếu yêu cầu hoặc gửi văn bản yêu cầu đến Văn phòng đăng ký đất đai hoặc UBND cấp xã.

Việc nộp văn bản, phiếu yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện theo một trong các phương thức sau:

  • Nộp trực tiếp tại cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai;
  • Gửi qua đường công văn, fax, bưu điện;
  • Gửi qua thư điện tử hoặc qua cổng thông tin đất đai.

Tiếp nhận yêu cầu

Khi nhận được phiếu yêu cầu, văn bản yêu cầu hợp lệ của tổ chức, cá nhân, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện việc cung cấp dữ liệu cho tổ chức, cá nhân có yêu cầu khai thác dữ liệu.

Công chức tiếp nhận, xử lý và thông báo nghĩa vụ tài chính cho tổ chức, cá nhân.

Trường hợp từ chối cung cấp thông tin đất đai phải trả lời bằng văn bản và nêu rõ lý do.

Trả kết quả

  • Sau khi tổ chức, cá nhân thực hiện xong nghĩa vụ tài chính, cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai thực hiện cung cấp dữ liệu đất đai theo yêu cầu.
  • Đối với các trường hợp khai thác dữ liệu cần phải tổng hợp, xử lý trước khi cung cấp cho tổ chức, cá nhân thì phải thực hiện bằng hình thức hợp đồng theo quy định của Bộ luật Dân sự giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và tổ chức, cá nhân có nhu cầu khai thác dữ liệu.

Thời hạn giải quyết

  • Trường hợp 1: Nhận được yêu cầu trước 15 giờ thì phải cung cấp ngay trong ngày;
  • Trường hợp 2: Nhận được yêu cầu sau 15 giờ thì cung cấp dữ liệu đất đai được thực hiện vào ngày làm việc tiếp theo;
  • Trường hợp yêu cầu cung cấp dữ liệu đất đai dưới hình thức tổng hợp thông tin thì thời hạn cung cấp dữ liệu đất đai được xác định theo thỏa thuận giữa cơ quan cung cấp dữ liệu đất đai và người có yêu cầu bằng hình thức hợp đồng.

Lưu ý để tránh rủi ro

Thời gian này không tính các loại thời gian sau:

  • Tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả tại cơ quan tiếp nhận hồ sơ cấp xã [xã, phường, thị trấn],
  • Các ngày nghỉ, ngày lễ theo quy định của pháp luật;
  • Thời gian thực hiện nghĩa vụ tài chính của người sử dụng đất, thời gian xem xét xử lý đối với trường hợp sử dụng đất có vi phạm pháp luật, thời gian trưng cầu giám định.

Tham khảo thêm: Khi ký hợp đồng đặt cọc mua bán nhà đất cần kiểm tra gì

Lệ phí và chi phí thực hiện

Phí và chi phí phải trả để được cung cấp thông tin đất đai gồm:

  • Phí khai thác và sử dụng tài liệu đất đai;
  • Chi phí in ấn, sao chụp hồ sơ, tài liệu;
  • Chi phí gửi tài liệu [nếu có]

Lưu ý:

Phí do HĐND cấp tỉnh quyết định.

Một số thông tin sau thì không phải trả phí:

  • Thông tin về quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất đã được cơ quan nhà nước có thẩm quyền xét duyệt;
  • Khung giá đất, bảng giá đất đã công bố;
  • Thông tin về các thủ tục hành chính trong lĩnh vực đất đai;
  • Các văn bản quy phạm pháp luật về đất đai.
  • Danh mục dữ liệu có trong cơ sở dữ liệu đất đai;

Trên đây là nội dung tư vấn của chúng tôi, trường hợp bạn đọc có thắc mắc hoặc có nhu cầu được tư vấn luật nhà đất, vui lòng liên hệ cho chúng tôi qua hotline 1900636387 để được hỗ trợ. Xin cảm ơn./.

Scores: 4.01 [16 votes]

{{#error}}

{{error}}

{{/error}} {{^error}}

Thank for your voting!

{{/error}}
Error! Please check your network and try again!

Video liên quan

Chủ Đề