Cách kiểm tra transistor 13003

Đăng bởi Lan Phạm vào lúc 24/06/2018

Chào các bạn, hôm nay chúng tôi sẽ hương dẫn các bạn cách kiểm tra tình trạng transistor sông hay chết ngay tại nhà của cách bạn. Cách làm rất đơn giản chỉ cần 1 chiếc đồng hồ đa năng là có thể làm được nhé.

Transistor khi hoạt động có thể hư hỏng do nhiều nguyên nhân, như hỏng do nhiệt độ, độ ẩm, do điện áp nguồn tăng cao hoặc do chất lượng của bản thân Transistor, hoặc đôi khi chúng ta mua transistor mới về cũng nên kiểm tra lại một vài caon trước khi lắp lên mạch; Để kiểm tra Transistor chúng ta sẽ căn cứ vào cấu tạo các lớp bán dẫn tạo thành transistor để kiểm tra chúng?

Nhìn vào hình vẽ cấu tạo ta thấy mỗi transistor như là 2 diode ghép lại, vậy ta áp dụng cách kiểm tra diode vào kiểm transistor, nếu dùng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số ta đưa về thang đo diode, nếu dùng đồng hồ kiem ta đưa về thang đo X10K cụ thể như sau:

Cấu tạo của Transistor

  • Kiểm tra Transistor ngược NPN tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Anôt, điểm chung là cực B, nếu đo từ B sang C và B sang E [ que đen vào B ] thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.
  • Kiểm tra Transistor thuận PNP tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Katôt, điểm chung là cực B của Transistor, nếu đo từ B sang C và B sang E [ que đỏ vào B ] thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên , tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.
  • Trái với các điều trên là Transistor bị hỏng.

Transistor có thể bị hỏng:

  • Đo thuận chiều từ B sang E hoặc từ B sang C => kim không lên là transistor đứt BE hoặc đứt BC
  • Đo từ B sang E hoặc từ B sang C kim lên cả hai chiều là chập hay dò BE hoặc BC.
  • Đo giữa C và E kim lên là bị chập CE.

Phép đo cho biết Transistor còn tốt

Cách đo kiểm tra Transistor:

Trước hết nhìn vào ký hiệu ta biết được  Transistor trên  là bóng ngược, và các chân của Transistor lần lượt là ECB [ dựa vào tên Transistor ].

  • Bước 1 : Chuẩn bị đo để đồng hồ ở thang x1Ω
  • Bước 2 và bước 3 : Đo thuận chiều BE và BC => kim lên .
  • Bước 4 và bước 5 : Đo ngược chiều BE và BC => kim không lên.
  • Bước 6 : Đo giữa C và E kim không lên
  • => Bóng tốt.

  • Bước 1 : Chuẩn bị .
  • Bước 2 : Đo thuận giữa B và E kim lên = 0 Ω
  • Bước 3: Đo ngược giữa B và E kim lên = 0 Ω
  • => Bóng chập BE

Phép đo cho biết Transistor bị chập BE

  • Bước 1 : Chuẩn bị .
  • Bước 2 và 3 : Đo cả hai chiều giữa B và E kim không lên.
  • => Bóng đứt BE

Phép đo cho biết bóng bị đứt BE

  • Bước 1 : Chuẩn bị .
  • Bước 2 và 4 : Đo cả hai chiều giữa C và E kim lên = 0 Ω
  • => Bóng chập CE
  • Trường hợp đo giữa C và E kim lên một chút là bị dò CE.

Phép đo cho thấy bóng bị chập CE

Hy vọng bài viết này sẽ hữu ích với các bạn, mọi ý kiến đóng góp xin để lại bên dưới.

Xin cảm ơn

Đã được đăng vào 28/08/2017 @ 11:30

Bài viết này hướng dẫn cách đo Transistor để xác định hư hỏng.

Transistor khi hoạt động có thể hư hỏng do nhiều nguyên nhân:

  • Hỏng do nhiệt độ, độ ẩm
  • Do điện áp nguồn tăng cao hoặc do chất lượng của bản thân Transistor
  • Đôi khi chúng ta mua transistor mới về cũng nên kiểm tra lại một vài con trước khi lắp lên mạch.

Xem thêm:

Nhìn vào hình vẽ cấu tạo ta thấy mỗi transistor như là 2 diode ghép lại

Vậy ta áp dụng cách kiểm tra diode vào cách kiểm tra transistor

Cấu tạo của Transistor

Nếu dùng đồng hồ vạn năng kỹ thuật số ta đưa về thang đo diode

Đồng hồ kiểm ta đưa về thang đo X1K cụ thể như sau:

Transistor ngược NPN

Tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Anot

Điểm chung là cực B

Nếu đo từ B sang C và B sang E [ que đen vào B ] thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên

Tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.

=>> Trái với các điều trên là Transistor bị hỏng.

Transistor thuận PNP

Tương tự kiểm tra hai Diode đấu chung cực Katôt

Điểm chung là cực B của Transistor

Nếu đo từ B sang C và B sang E [ que đỏ vào B ] thì tương đương như đo hai diode thuận chiều => kim lên

Tất cả các trường hợp đo khác kim không lên.

=>> Trái với các điều trên là Transistor bị hỏng.

Transistor có thể bị hỏng ở các trường hợp

  • Đo thuận chiều từ B sang E hoặc từ B sang C => Kim không lên là transistor đứt BE hoặc đứt BC
  • Đo từ B sang E hoặc từ B sang C kim lên cả hai chiều là chập hay dò BE hoặc BC.
  • Đo giữa C và E kim lên là bị chập CE.

Các hình ảnh minh hoạ khi đo Transistor

Phép đo cho biết Transistor còn tốt

Minh hoạ phép đo trên

Trước hết nhìn vào ký hiệu ta biết được Transistor trên là bóng ngược

Các chân của Transistor lần lượt là ECB [ dựa vào tên Transistor ].

< xem lại phần xác định chân Transistor >

  • Bước 1: Chuẩn bị đo để đồng hồ ở thang x1Ω
  • Bước 2 và bước 3: Đo thuận chiều BE và BC => kim lên .
  • Bước 4 và bước 5: Đo ngược chiều BE và BC => kim không lên.
  • Bước 6: Đo giữa C và E kim không lên

=> Bóng Transistor tốt.

Phép đo cho biết Transistor bị chập BE

  • Bước 1: Chuẩn bị.
  • Bước 2: Đo thuận giữa B và E kim lên = 0 Ω
  • Bước 3: Đo ngược giữa B và E kim lên = 0 Ω

=> Bóng Transistor bị chập BE

Phép đo cho biết bóng bị đứt BE

  • Bước 1: Chuẩn bị.
  • Bước 2 và 3: Đo cả hai chiều giữa B và E kim không lên.

=> Bóng Transistor bị đứt BE

Phép đo cho thấy bóng bị chập CE

  • Bước 1: Chuẩn bị.
  • Bước 2 và 4: Đo cả hai chiều giữa C và E kim lên = 0 Ω

=> Bóng Transistor bị chập CE

Trường hợp đo giữa C và E kim lên một chút là bị dò CE.

Video hướng dẫn cách đo Transistor

Nếu bóng bán dẫn của bạn là MOSTFET, FET, IRF

Bạn hãy xem bài hướng dẫn MOSFET là gì và cách kiểm tra MOSFET

Trong bài viết này Điện Tử Tương Lai sẽ chia sẻ về sơ đồ chân của transistor 13003 / MJE13003, tương đương, công dụng, thông số kỹ thuật và các chi tiết khác về transistor này. Nếu bạn đang tìm kiếm một transistor điện áp cao  với tốc độ chuyển mạch cao thì 13003 là một lựa chọn tốt.

Transistor 13003 là gì

13003 là transistor BJT silicon có sẵn trong TO-126, TO-92 và các gói khác [Một số gói có thông số kỹ thuật về dòng điện cực góp và tiêu tán cực góp và điện áp hơi khác nhau]. Nó được sản xuất bởi nhiều nhà sản xuất linh kiện điện tử và có các mã chữ cái khác nhau trước và sau số transistor thực, ví dụ MJE13003, APT13003S, ST13003, KSE13003T, ...

13003 là transistor giá rẻ và dễ mua. Nó được chế tạo với một công nghệ đặc biệt làm cho transistor này ổn định và đáng tin cậy để làm việc trên điện áp cao với khả năng chuyển mạch tốc độ rất cao. Thiết bị có khả năng xử lý điện áp cực góp cực phát 400V DC và điện áp cực góp cực phát 700V DC, lý tưởng để sử dụng trong nhiều ứng dụng điện áp cao AC và DC. Mặc dù thiết bị này được chế tạo cho các ứng dụng chuyển mạch và điện áp cao nhưng cũng có thể được sử dụng cho các mục đích chuyển mạch và khuếch đại mục đích chung.

Thay thế và tương đương
5302D, BLD123D, BUJ101, BLD135D, BUL381D, BUW84, STL128D BUW85, HLD133D, TTD1409B

Nơi sử dụng và cách sử dụng
13003 có thể được sử dụng cho nhiều ứng dụng điện áp cao như biến tần, UPS, bộ sạc ắc quy, nguồn điện cao áp, bộ điều khiển động cơ, trình điều khiển relay điện áp cao, v.v. Ngoài ra, nó cũng có thể được sử dụng cho các mục đích chuyển mạch và khuếch đại mục đích chung và cũng có thể được sử dụng trong các mạch hoạt động bằng pin và các mạch điện tử giáo dục.

Các ứng dụng
Mạch biến tần
Mạch UPS
Nguồn điện
Mạch sạc pin
Bộ điều khiển động cơ
Bộ khuếch đại âm thanh
Chuyển mạch điện áp cao DC
Chuyển mạch điện áp thấp DC

Transistor MJE13003 và các transistor 13003.

Sơ đồ chân, datasheet

Loại chỉ định: 13003, MJE13003.

Gói: TO-252, TO-220, T0-251, TO-126, TO-92, TO-92L.

Chú ý là MJE13003 trong các gói TO-92 và TO-126 có thể có cách sắp xếp chân khác nhau.

Do đó, các chân của mỗi transistor 13003 phải được kiểm tra bằng đồng hồ vạn năng hoặc các thiết bị kiểm tra trước khi cài đặt.

Nếu transistor bị lỗi dẫn đến không thể xác định vị trí các chân bằng đồng hồ vạn năng hoặc máy kiểm tra, bạn cần chú ý đến kết nối của nó với mạch điện tử của thiết bị. 

Cực phát [emitter] thường được nối trực tiếp hoặc thông qua một điện trở có điện trở nhỏ với chân âm của tụ làm mịn đầu vào.

Cực thu [collector] luôn ở giữa.

Như vậy, chân thứ ba là cực gốc [base].

Một số transistor 13003 chứa diode tích hợp được kết nối giữa cực phát và cực thu. Mục đích của chúng là bảo vệ transistor khỏi các xung điện áp ngược xảy ra khi nó hoạt động với tải cảm ứng - thường là cuộn dây biến áp.

Xem datasheet của transistor 13003 tại đây

Đặc điểm của transistor lưỡng cực MJE13003

Gói - TO-126

Loại - NPN

Điện áp Collector-Emitter: 400 V

Điện áp Collector-Base: 700 V

Điện áp Emitter-Base: 9 V

Dòng Collector: 1,5 A

Công suất tiêu tán collector - 40 W

Mức tăng dòng DC [hfe] - 8 đến 40

Tần số chuyển đổi - 4 MHz

Nhiệt độ vận hành và lưu trữ từ -65 đến +150 ° C

Sơ đồ chân pinout của MJE13003

Transitor thay thế và tương đương cho MJE13003

Bạn có thể thay thế MJE13003 bằng MJE13003G hoặc MJE13003g

Video liên quan

Chủ Đề