Cách kinh doanh trà sữa thành công

Khởi nghiệp kinh doanh trà sữa

10 bước cần để mở quán trà sữa

Bước 1: Xác định đối tượng khách hàng

Rất nhiều bạn chủ quán khi tìm hiểu về mở quán trà sữa cần những gì thường bỏ qua bước này. Tuy nhiên, đây là yếu tố then chốt quyết định 99% những gì bạn làm sau này. Vì để mở quán thành công, bạn cần hiểu rõ khách hàng của mình là ai. Và khách hàng tiềm năng của bạn là:

► Học sinh sinh viên: Trong giới trẻ hiện nay, trà sữa đang là một loại đồuống rất HOT với mức giá không quá đắt. Chính vì vậy, đối tượng này chiếm khoảng 60% tập khách hàng của bạn và hay đi theo nhóm.

► Các cặp đôi và gia đình: Chiếm khoảng 30% lượng khách của bạn [tùy địa điểm]. Lượng khách này thường tập trung vào buổi tối và các ngày nghỉ, vì vậy hãy chuẩn bị sẵn sàng nguyên liệu để phục vụ tốt nhất.

Bước 2. Vốn để mở quán

Vốn để mở quán trà sữa

Tài chính vẫn là yếu tố quan trọng nhất khi chuẩn bị mở quán. Theo Royaltea, bạn nên xác định số tiền mình dự định đầu tư trước, từ đó phân phối vào các khoản cho hợp lý:

  • Chi phí  thiết kế và sửa sang quán nếu cần
  • Chi phí trang bị trang thiết bị cần thiết cho quán
  • Các chi phí duy trì hoạt động: tiền lương nhân viên, tiền điện nước, tiền thuế
  • Các loại phí khác: chi phí làm giấy phép kinh doanh, chi phí marketing..

Bước 3: Tìm hiểu về kinh doanh và chuẩn bị menu

Học hỏi kinh nghiệm sẽ giúp bạn chuẩn bị tốt hơn cho các bước sau này. Bạn sẽ hiểu khách hàng hơn và đây cũng sẽ ảnh hưởng đến sự thành công của việc thiết kế phong cách, làm menu đồ uống cho quán.

Bước 4: Lựa chọn địa điểm

  • Gần các trường học

  • Khu vực đông dân cư, đặc biệt là gần các khu chung cư

  • Tất nhiên, nếu không thể tìm được những địa điểm thật đẹp, thì kinh doanh ở những vị trí ít người cạnh tranh cũng là 1 giải pháp không tệ. Nhưng nên nhớ khu vực đó phải có khách hàng tiềm năng của bạn.Một địa điểm mở quán đẹp sẽ hút khách dễ hơn nhiều.

Bước 5: Xây dựng thương hiệu riêng

Bạn có thể chỉ tốn khoảng 5 triệu để thiết kế bộ nhận diện thương hiệu.Trên hết, việc xây dựng thương hiệu hay mua thương hiệu ngoài đều phải căn cứ trên đặc điểm khách hàng tiềm năng của bạn.

Nếu bạn hướng tới đối tượng học sinh, sinh viên, hãy thiết kế theo phong cách trẻ trung, nhiều màu sắc. Nếu hướng tới đối tượng cặp đôi và gia đình, 1 không gian ấm cúng và lãng mạn sẽ hấp  dẫn hơn rất nhiều.

 Bước 6: Lên ý tưởng thiết kế và trang trí

Lên ý tưởng thiết kế cho quán

Ngày nay nhiều người đến các quán trà sữa hay cafe không chỉ để uống nước mà còn để check-in. Vì vậy trang trí quán trà sữa trang trí đẹp, lung linh khi lên hình chắc chắn sẽ thu hút nhiều người. Bạn có thể tự thiết kế hoặc thuê các đơn vị thiết kế chuyên nghiệp cho quán của mình.

Bước 7: Nhập máy móc nguyên liệu

Nhắc đến chuyện mở quán trà sữa cần chuẩn bị những gì, thì vấn đề nhập máy móc và nguyên liệu chính là một trong những khoản đầu tư cần chú ý. Làm trà sữa cần khá nhiều máy và các nguyên liệu.

Đầu tư đầy đủ máy móc là tốt nhất, nhưng chi phí khá cao. Nếu còn khó khăn về tài chính, bạn nên cân nhắc, phụ thuộc với quy mô mà chọn những loại máy phù hợp tránh lãng phí.

Bước 8: Hoàn thiện thủ tục pháp lý cho quán

Việc chúng ta kinh doanh có thương hiệu và lâu dài thì việc hoàn thiện thủ tục pháp lý cho quán là điều cần làm đầu tiên phải không nào.Hãy hoàn thiện ngay tất cả giấy tờ liên quan đến kinh doanh trước khi mở quán nhé!

Bước 9: Thuê và quản lý nhân sự

Thuê nhân sự cho quán

Việc tuyển chọn nhân viên cũng khá quan trọng, bạn có thể là người pha chế chính hoặc tuyển nhân viên pha chế, nhân viên phục vụ. Giá của mỗi nhân viên vào khoảng 12k-20k/1h. Tùy thuộc vào lượng công việc để thuê số lượng người cho phù hợp tránh lãng phí bạn nhé!

Bước 10: Lên kế hoạch marketing cho quán

Bạn nên cần chú ý đến việc marketing cho quán của mình. Bạn hãy bắt đầu quảng bá trà sữa của mình trên các ứng dụng chuyên về ăn uống như: foody, lozi… hay chạy quảng cáo Google, Facebook, làm SEO… Có rất nhiều thức marketing nên bạn hãy cân nhắc và chọn lựa hình thức phù hợp với điều kiện của quán nhất.

Trên đây là chia sẻ kinh nghiệm mở một quán kinh doanh trà sữa dành cho các bạn mới bắt đầu. Hy vọng với những chia sẻ này sẽ giúp các bạn khởi nghiệp thành công với ngành trà sữa.

Câu chuyện nhượng quyền trà sữa đang rất được nhiều người quan tâm thời gian qua, ngoài việc bạn tự mở cửa hàng cho riêng mình thì hình thức nhượng quyền thương hiệu cũng là hướng đi rất tốt cho các bạn. Tìm hiểu cách thức nhượng quyền thương hiệu của Royaltea Việt Nam ở đây.

Kinh doanh trà sữa tại nhà là một mô hình kinh doanh tận dụng mặt bằng sẵn có. Mô hình này tiết kiệm chi phí và có nhiều ưu điểm nếu mặt bằng tại nhà ở vị trí thuận lợi. Tuy nhiên, không phải ai cũng thành công với ý tưởng này.

Để tiến hành kinh doanh quán trà sữa tại nhà thành công, anh/chị cần phải hiểu rõ những ưu nhược điểm của mô hình này để đưa ra định hướng phù hợp!

1. Kinh doanh trà sữa tại nhà là gì

Kinh doanh trà sữa tại nhà là việc bạn mở một quán trà sữa ngay tại căn nhà mình đang sinh sống. Thay vì phải đi thuê mặt bằng kinh doanh, mô hình này giúp các chủ quán có thể tiết kiệm được một số vốn đầu tư đáng kể.

Nếu anh/chị có ý định kinh doanh quán trà sữa và căn nhà đang ở lại có những lợi thế nhất định, việc mở quán ngay tại nhà là điều hoàn toàn có thể. Các quán trà sữa tại nhà với 80% nguyên liệu tự làm, hương vị đăng trưng và giá cả bình dân đã giúp mô hình ngày ngày càng ăn nên làm ra.

Kinh doanh tại nhà anh/chị sẽ tiết kiệm được tiền thuê mặt bằng

2. Các mô hình trà sữa tại nhà

Để bắt đầu xây dựng kế hoạch kinh doanh trà sữa tại nhà, trước tiên bạn cần xác định vị trí và ưu nhược điểm của mặt bằng để xác lập hình thức cho quán trà sữa:

2.1. Kinh doanh trà sữa online tại nhà

Nếu căn nhà ở trong ngõ hẻm, không có chỗ để xe và vị trí tương đối khó tìm, anh/chị vẫn có thể mở quán trà sữa online. Hiện nay, các ứng dụng giao hàng như Grab. Goviet, Beamin, Now với hình thức hợp tác đơn giản sẽ là phương thức kết nối bạn với các khách hàng tiềm năng của mình.

Lưu ý: Chỉ cần PR tốt cho quán trà sữa online, doanh thu mỗi ngày có thể khiến bạn ngạc nhiên đấy!

2.2. Mô hình trà sữa take away

Mặt bằng thuộc các cung đường lớn đông người qua lại sẽ thích hợp cho một quán trà sữa take away. Mô hình này được thực hiện khi bạn muốn tiết kiệm tối đa mặt bằng của mình. Chỉ cần một quầy trà sữa nhỏ, hình thức bán mang đi cũng rất đáng để nghiên cứu.

Trà sữa Take Away tiết kiệm chi phí bởi không cần mặt bằng rộng

2.3. Kinh doanh trà sữa vỉa hè

Nếu căn nhà bạn đang ở thuộc lô góc, hai mặt tiền, hoặc vỉa hè rộng rãi thì mô hình quán trà sữa tại nhà và vỉa hè sẽ rất khả thi. Đặc biệt ở những khu vực đông dân cư, nhiều trường học thì các quán trà sữa dạng này rất có triển vọng.

2.4. Mở quán trà sữa tại nhà

Mặt bằng của bạn đảm bảo đủ diện tích, có chỗ đậu xe, mở một quán trà sữa trong nhà là tốt nhất. Nếu mở vỉa hè bạn phải chịu tác động của thời tiết thì với mô hình kinh doanh trong nhà, bạn sẽ chủ động mọi lúc mọi nơi.

Mọi khái niệm chỉ là tương đối. Để việc kinh doanh trà sữa ở nhà thuận lợi, hầu hết các chuyên gia và những người từng trải qua mô hình này đều khuyến khích anh/chị thực hiện kết hợp 4 hình thức mở quán trên. Như vậy mới tối ưu được doanh thu cho quán của mình.

3. Lợi ích của kinh doanh trà sữa tại nhà

Mô hình kinh doanh tại nhà sở dĩ thu hút nhiều người quan tâm vì nó có khá nhiều lợi ích:

3.1. Không mất chi phí thuê địa điểm

Lợi ích hàng đầu của việc mở quán trà sữa tại nhà chính là anh/chị sẽ tiết kiệm được một khoản phí không nhỏ cho việc thuê địa điểm. Nếu tính theo chi phí mặt bằng hiện tại ở các thành phố lớn như Hồ Chí Minh hay Hà Nội, một mặt bằng 50m2 có vỉa hè để xe, khu vực đông dân cư, giá thuê trung bình từ 8-20 triệu/tháng.

Lưu ý: Chi phí có thể rẻ hơn ở những tỉnh thành khác

Tiết kiệm được chi phí thuê địa điểm sẽ giúp anh/chị có nguồn vốn để làm những việc khác

Với việc tận dụng mặt bằng sẵn có, anh/chị sẽ tiết kiệm được một khoản chi phí tương đối. Nguồn vốn đầu tư thấp, cân đối ngân sách cũng thuận lợi hơn. Các bạn trẻ cũng có thể dễ dàng kinh doanh mô hình này mà không cần quá lo ngại về chi phí.

3.2. Chủ động thời gian hoạt động

Ưu điểm thứ 2 của mô hình trà sữa tại nhà chính là anh/chị có thể chủ động được thời gian hoạt động của mình. Mọi thứ diễn ra ngay tại nơi ở, anh/chị không cần tốn nhiều thời gian để di chuyển đến điểm bán. Mở cửa hay đóng cửa khi nào đều toàn quyền anh/chị quyết định.

3.3. Linh hoạt trong điều phối nhân sự

Với quán trà sữa tại nhà, bạn có thể linh hoạt trong việc nhờ người nhà của mình hỗ trợ bán hàng, giao hàng, trông giữ xe, phục vụ khách… Mô hình kinh doanh trà sữa tại nhà thường là các mô hình nhỏ. Đa phần đều là người trong nhà tự pha chế và phục vụ khách. Vì vậy, khoản chi phí cho nhân viên cũng được rút gọn lại.

4. Rủi ro, nhược điểm của kinh doanh trà sữa tại nhà

Dĩ nhiên, bên cạnh những ưu điểm thì mô hình này cũng có nhiều hạn chế:

4.1. Phải tự xây dựng thương hiệu

Một quán trà sữa tại nhà là một quán nước “vô danh” đúng nghĩa. Anh/chị cần phải có quá trình xây dựng thương hiệu để khẳng định chất lượng và uy tín của mình. Nếu quá trình xây dựng thương hiệu thất bại, đồng nghĩa với việc quán trà sữa sẽ mất chỗ đứng trên thị trường.

Đây cũng là nguyên nhân chính khiến nhiều mô hình kinh doanh trà sữa tại nhà khó tồn tại lâu được sau 6 tháng. Vượt qua được giai đoạn này, chắc chắn quán trà sữa của bạn sẽ tăng doanh thu đều đặn mỗi ngày.

Mở quán trà sữa tại nhà là mô hình không mới nhưng đem lại trải nghiệm tích cực cho chủ quán

4.2. Mặt bằng không đẹp

Nhược điểm thứ 2 chính là yếu tố mặt bằng. Không phải ngôi nhà nào cũng có mặt bằng thuận lợi để mở quán. Trong khi đó, thị hiếu của giới trẻ ngày càng cao. Khách hàng không chỉ yêu cầu trà sữa ngon, mà chỗ ngồi cũng phải thật đẹp.

Nếu mặt bằng không rộng rãi, không có chỗ để xe hay khó kiếm, cơ hội khách đến quán cũng không cao.

Xem thêm: Kinh doanh trà sữa thất bại – 13 nguyên nhân bạn cần biết

5. Cần chuẩn bị gì khi kinh doanh trà sữa, đồ uống tại nhà

Với những ưu và nhược điểm trên, anh/chị cũng hình dung được những thuận lợi và khó khăn khi xây dựng kế hoạch kinh doanh quán trà sữa tại nhà. Tuy nhiên, với một kế hoạch được chuẩn bị chi tiết, các chủ quán hoàn toàn có thể tin tưởng vào ý tưởng của mình.

Một vài kinh nghiệm để mở quán thành công:

  • Xây dựng menu hấp dẫn: Những quán trà sữa tại nhà cần phải có những món đồ uống hấp dẫn, ngon miệng. Đây chính là nhân tố hút khách chủ lực.
  • Thiết kế quán: Đừng bao giờ coi thường việc trang trí quán trà sữa của mình. Dù đó chỉ là một quán nhỏ trong nhà hay một quầy take away đơn giản, hãy đầu tư vào thiết kế để giúp khách hàng có được sự hài lòng tối đa.
  • Chủ quán cần phải biết pha chế: Hãy đầu tư cho bản thân một khóa học pha chế ngắn hạn. Sau đó tự mày mò những công thức mới, thử nghiệm những sự kết hợp mới. Sau khi quán trà sữa ổn định, bạn có thể thuê người. Những kiến thức có được giúp anh/chị kiểm soát được việc pha chế cũng như kiểm định chất lượng nguyên liệu, an toàn thực phẩm cho đồ uống…
  • Cân đối nguồn ngân sách: Tự kinh doanh nên mọi thứ bạn phải lên kế hoạch tỉ mỉ, cân đối ngân sách phù hợp để không lậm chi so với dự kiến ban đầu. Bên cạnh đó, anh/chị cũng nên có một khoản dự phòng để duy trì quán trong giai đoạn đầu tiên.
  • Đăng ký các ứng dụng giao hàng: Grab, Beamin, Goviet, Now… sẽ là những đơn vị giao hàng đồ ăn tiện dụng. Nên tận dụng nguồn này để tăng doanh thu cho quán trà sữa tại nhà của mình.
  • Tích cực marketing cho quán trà sữa: Không chỉ tích cực, bạn còn cần phải xây dựng một kế hoạch marketing bài bản. Từ việc quảng cáo trên face, zalo, cho đến các chương trình chạy quảng cáo, khuyến mãi khai trương… Nhờ vậy, quán được biết đến nhiều hơn và khách ghé quán cũng tăng lên.

Kinh doanh trà sữa tại nhà đem đến những thuận lợi nhất định nên được nhiều người theo đuổi. Trên đây, Jarvis đã gợi ý cho anh/chị về những kinh nghiệm khi lựa chọn mô hình này. Các chủ quán nên đầu tư học các khóa pha chế trà sữa đồng thời học thêm các khóa quản lý, duy trì quán để có thêm hiểu biết, áp dụng vào thực tế.

Để tham khảo các khóa học tại Jarvis, anh/chị có thể truy cập tại đây.

Jarvis – Trung tâm đào tạo pha chế hàng đầu tại Việt Nam – Đồ uống ngon, cost thấp và quản lý cửa hàng hiệu quả!

Video liên quan

Chủ Đề