Cách làm bài văn giải thích câu tục ngữ

Cách làm bài văn lập luận giải thích

Câu 1

I. HƯỚNG DẪN CHUNG

1. Các bước làm bài văn lập luận giải thích

a) Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?

Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về “lòng nhân đạo”, giải thích về “lòng khiêm tốn”,…) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, …, ví dụ: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“. Hãy giải thíchnội dungcâu tục ngữ đó. Trước những đề bài dạng này, khi xác định vấn đề (luận điểm) chính cần giải thích phải lưu ý:

Cắt nghĩa được hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, thành ngữ, … nêu ra ở đề bài. Nghĩa là phải tiến hành giải thích từ ngữ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,… của hình ảnh, câu văn… để nắm đượcnội dungcủa chúng từ đó mới xác định được chính xác vấn đề cần giải thích.

- Liên hệ với thực tế đời sống, với những ý kiến trong sách vở,… khác để xác định những biểu hiện cụ thể của vấn đề. Ví dụ, với yêu cầu giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“, một mặt cần tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế (đi tham quan để hiểu biết thêm những điều mới lạ, những khám phá của con người trước những miền đất mới, em đã từng thất bại khi làm một việc gì đó nhưng vì thế mà em có được kinh nghiệm để bây giờ có thể làm tốt được việc ấy,…), mặt khác cần liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự (Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng;Đi cho biết đó biết đây,Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn;…) thậm chí liên hệ đến những dẫn chứng có ý nghĩa tương phản:Ếch ngồi đáy giếng,…

b)Bước 2: Lập dàn bài

Lập dàn bài theo bố cục ba phần:

-Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,… và nêu ra nội dung của nó. Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” và ý nghĩa về sự đúc kết kinh nghiệm và thể hiện mơ ước đi nhiều nơi để mở mang hiểu biết.

-Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài

+ Giải thích các từ ngữ, khái niệm, ví dụ:Đi một ngày đàngnghĩa là gì?Một sàng khônnghĩa là gì? “nhân đạo” là gì? “khiêm tốn” là thế nào? “phán đoán” là gì? “thẩm mĩ” là gì?

+ Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác

+ Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề

Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề

-Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ

c)Bước 3: Viết bài

-Mở bài: Có thể viết theo các cách:

+ Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích, ví dụ:Đi một ngày đàng, học một sàng khônlà câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học tập của nhân dân ta, qua đó thể hiện ước mơ vươn tới những chân trời mới để mở mang hiểu biết.

+ Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn tới vấn đề cần giải thích, ví dụ: Em cứ nhớ mãi hình ảnh một chú ếch không huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng tầm mắt để dẫn tới hậu quả bị chết bẹp dưới chân trâu. Thế mới thấy thấm thía lời răn dạy của cha ông ta: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Còn gì thú vị hơn khi được đi đến những chân trời mới, ở những nơi cho ta bao điều mới lạ, kì thú.

+ Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề, ví dụ: Cha ông ta để lại cho con cháu muôn đời cả một kho tàng ca dao, tục ngữ. Đó cũng là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ta có thể tìm thấy ở đó những lời khuyên răn bổ ích về việc phải mở mang tầm hiểu biết, đi đây đi đó để trau dồi vốn sống, vốn tri thức.

-Thân bài: Mỗi ý giải thích nên viết gọn thành một đoạn. Chú ý đến việc lựa chọn cách dẫn dắt từMở bàiđếnThân bài, từ đoạn này chuyển sang đoạn khác.

-Kết bài: CáchKết bàiphải hô ứng với cáchMở bài; thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phầnThân bài.

Câu 2

II. RÈN LUYỆN KĨ NĂNG

Với đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“. Hãy viết thêm những cách kết bài khác.

Gợi ý: Tham khảo hai đoạn kết bài sau:

-Đi một ngày đàng, học một sàng khônlà một chân lí sống sâu sắc và tiến bộ không chỉ trong thời trước mà cả trong thời đại ngày nay nữa. Khi thế giới đang ngày càng có xu hướng mở rộng giao lưu thì với mỗi cá nhân việcđiđể màhọclấy những cái khôn lại càng trở nên cần thiết, nhất là đối với những người trẻ tuổi. Hơn bao giờ hết, ngày nay, chúng ta cành cần phải “đi cho biết đó biết đây” để mà giao lưu, mà học hỏi, để học tập và làm việc tốt hơn.

- Nói một cách công bằng thì bài học đã được nhân dân ta đức kết trong câu tục ngữ“Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”là một chân lí không bao giờ cũ. Ngày xưa người ta mong ước được đi đây, đi đó để vượt ra khỏi cái không gian chật trội của làng của xã. Ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, con người lại càng nhất thiết phải học hỏi, giao lưu. Đi nhiều “ngày đàng” để học lấy nhiều “sàng khôn” hơn nữa nếu không muốn đất nước mình tụt hậu, đó là trách nhiệm của mọi người và của bản thân mỗi chúng ta.

Loigiaihay.com

  • Cách làm bài văn giải thích câu tục ngữ

    Soạn bài Liệt kê

    I. KIẾN THỨC CƠ BẢN 1. Thế nào là phép liệt kê? a) Cấu tạo của câu được in đậm dưới đây có gì đặc biệt:

  • Cách làm bài văn giải thích câu tục ngữ

    Bố cục của văn bản

    Bố cục của văn bản

  • Cách làm bài văn giải thích câu tục ngữ

    Viết một thư cho một bạn ở nước ngoài để làm quen và tỏ bày tình cảm của mình

    Đề: em hãy viết một thư cho một bạn ở nước ngoài để làm quen và tỏ bày tình cảm của mình.

  • Cách làm bài văn giải thích câu tục ngữ

    Viết một bức thư gửi cho bạn

    Đề: Em hãy viết một bức thư gởi cho bạn.

  • Cách làm bài văn giải thích câu tục ngữ

    Viết thư cho cô giáo cũ đã dạy em

    BÀI LÀM Thành phố Hồ Chí Minh, ngày … tháng … năm … Cô giáo kính mến!

  • Cách làm bài văn giải thích câu tục ngữ

    Soạn bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Đức tính giản dị của Bác Hồ - Phạm Văn Đồng. Câu 1: * Luận điểm chính của toàn bài trong đoạn mở đầu: “Sự nhất quán giữa hoạt động chính trị và đời sống bình thường của Bác”.

  • Cách làm bài văn giải thích câu tục ngữ

    Soạn bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Tìm hiểu chung về phép lập luận chứng minh. Câu 1. Trong đời sống, ta cần chứng minh khi mình muốn cho ai đó thấy rằng điều mình nói là đúng, không phải nói dối.

  • Cách làm bài văn giải thích câu tục ngữ

    Soạn bài Ý nghĩa văn chương - Ngắn gọn nhất

    Soạn Văn lớp 7 ngắn gọn tập 2 bài Ý nghĩa văn chương - Hoài Thanh. Câu 1: * Theo Hoài Thanh, nguồn gốc cốt yếu của văn chương: tình cảm, lòng thương người và muôn vật, muôn loài.

  • Cách làm bài văn giải thích câu tục ngữ

    Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh (Chi tiết)

    Soạn bài Cách làm bài văn lập luận chứng minh trang 48 SGK Ngữ văn 7 tập 2. Câu Đề văn: Nhân dân ta thường nói “Có chí thì nên". Hãy chứng minh tính đúng đắn của câu tục ngữ đó.

Các Bước Làm Bài Văn Lập Luận Giải Thích Và Bố Cục, Cách Làm Bài Văn Lập Luận Giải Thích

Bạn đang xem: Các Bước Làm Bài Văn Lập Luận Giải Thích Và Bố Cục, Cách Làm Bài Văn Lập Luận Giải Thích Tại Tác Giả

Khái niệm:Văn nghị luận là loại văn được viết ra nhằm xác lập cho người đọc, người nghe một tư tưởng nào đó đối với các sự việc, hiện tượng trong đời sống hay trong văn học bằng các luận điểm, luận cứ và lập luận.

Đang xem: Các bước làm bài văn lập luận giải thích và bố cục

Bố cục– Mở bài :+ Cần giới thiệu được vấn đề giải thích .+ Nêu ý nghĩa của vấn đề .- Thân bài:+ Giải thích từng nội dung khía cạnh của vấn đề , bằng cách vận dụng lí lẽ và dẫn chứng tiêu biểu chính xác theo một trình tự hợp lí.+ Nêu ra các luận điểm lí lẽ cần thiết.- Kết bài:+ Liên hệ với thực tế và rút ra được bài học cho bản thân.
Điểm từ người đăng bài:0 1 2 3
25 3 Tặng xu Tặng quà Báo cáo Bình luận

– Khái niệm:Lập luận giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lí, phẩm chất, quan hệ… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dường tư tưởng, tình cảm cho con người.- Bố cục:

a) Bước 1: Tìm hiểu đề và tìm ý

– Đề yêu cầu giải thích vấn đề gì?

Có khi vấn đề cần giải thích được nêu ra một cách trực tiếp (ví dụ: giải thích về “lòng nhân đạo”, giải thích về “lòng khiêm tốn”,…) nhưng cũng có khi đề bài gián tiếp đưa ra vấn đề bằng cách mượn hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, ca dao, thành ngữ, …, ví dụ: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó. Trước những đề bài dạng này, khi xác định vấn đề (luận điểm) chính cần giải thích phải lưu ý:

Cắt nghĩa được hình ảnh, câu văn, câu tục ngữ, thành ngữ, … nêu ra ở đề bài. Nghĩa là phải tiến hành giải thích từ ngữ, nghĩa gốc, nghĩa chuyển,… của hình ảnh, câu văn… để nắm được nội dung của chúng từ đó mới xác định được chính xác vấn đề cần giải thích.

– Liên hệ với thực tế đời sống, với những ý kiến trong sách vở,… khác để xác định những biểu hiện cụ thể của vấn đề. Ví dụ, với yêu cầu giải thích câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”, một mặt cần tìm những ví dụ cụ thể trong thực tế (đi tham quan để hiểu biết thêm những điều mới lạ, những khám phá của con người trước những miền đất mới, em đã từng thất bại khi làm một việc gì đó nhưng vì thế mà em có được kinh nghiệm để bây giờ có thể làm tốt được việc ấy,…), mặt khác cần liên hệ với những câu ca dao, tục ngữ tương tự (Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai đã từng; Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn;…) thậm chí liên hệ đến những dẫn chứng có ý nghĩa tương phản: Ếch ngồi đáy giếng,…

b) Bước 2: Lập dàn bài

Lập dàn bài theo bố cục ba phần:

– Mở bài: Giới thiệu vấn đề cần giải thích hoặc giới thiệu câu tục ngữ, thành ngữ, ca dao, câu văn,… và nêu ra nội dung của nó. Ví dụ: Giới thiệu câu tục ngữ “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” và ý nghĩa về sự đúc kết kinh nghiệm và thể hiện mơ ước đi nhiều nơi để mở mang hiểu biết.

Xem thêm: Cách Chỉnh Phông Chữ Trên Máy Tính Và Cách Khắc Phục Hiệu Quả

– Thân bài: Giải thích vấn đề (luận điểm) đã giới thiệu ở phần Mở bài

+ Giải thích các từ ngữ, khái niệm, ví dụ: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khônnghĩa là gì? “nhân đạo” là gì? “khiêm tốn” là thế nào? “phán đoán” là gì? “thẩm mĩ” là gì?

+ Giải thích các ý nghĩa mở rộng của vấn đề, liên hệ với thực tế, với các dẫn chứng khác

+ Giải thích ý nghĩa khái quát của vấn đề đối với cuộc sống của con người, lí giải sâu vấn đề

Chú ý cân nhắc cách sắp xếp các ý giải thích để làm sáng rõ, nổi bật vấn đề

– Kết bài: Nhấn mạnh ý nghĩa của vấn đề vừa làm sáng tỏ

c) Bước 3: Viết bài

– Mở bài: Có thể viết theo các cách:

+ Giới thiệu thẳng vào vấn đề cần giải thích, ví dụ: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là câu tục ngữ đúc kết kinh nghiệm học tập của nhân dân ta, qua đó thể hiện ước mơ vươn tới những chân trời mới để mở mang hiểu biết.

+ Đi từ vấn đề có ý nghĩa đối lập, dẫn tới vấn đề cần giải thích, ví dụ: Em cứ nhớ mãi hình ảnh một chú ếch không huênh hoang, kiêu ngạo, không chịu mở rộng tầm mắt để dẫn tới hậu quả bị chết bẹp dưới chân trâu. Thế mới thấy thấm thía lời răn dạy của cha ông ta: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn. Còn gì thú vị hơn khi được đi đến những chân trời mới, ở những nơi cho ta bao điều mới lạ, kì thú.

+ Đi từ cái chung đến cái riêng, dẫn dắt vào vấn đề, ví dụ: Cha ông ta để lại cho con cháu muôn đời cả một kho tàng ca dao, tục ngữ. Đó cũng là cả một kho tàng kinh nghiệm quý báu. Ta có thể tìm thấy ở đó những lời khuyên răn bổ ích về việc phải mở mang tầm hiểu biết, đi đây đi đó để trau dồi vốn sống, vốn tri thức.

– Thân bài: Mỗi ý giải thích nên viết gọn thành một đoạn. Chú ý đến việc lựa chọn cách dẫn dắt từ Mở bài đến Thân bài, từ đoạn này chuyển sang đoạn khác.

Xem thêm: tiểu luận về khu di tích kim liên nam đàn

– Kết bài: Cách Kết bài phải hô ứng với cách Mở bài; thâu tóm được những ý chính đã triển khai trong phần Thân bài.

Xem thêm bài viết thuộc chuyên mục: Luận văn

1. Văn lập luận giải thích là gì?

Trong bài văn lập luận giải thích, cách làm hiệu quả nhất là học sinh cần đưa ra các lý lẽ dựa trên thực tiễn. Bên cạnh đó cần kết hợp nhiều dẫn chứng cụ thể, tiểu biểu nhất để làm sáng tỏ vấn đề. Hơn thế, lý lẽ nêu ra trong bài phải xác đáng, phù hợp với vấn đề mà mình đang giải thích.

Trong cuộc sống có nhiều sự vật, sự việc, vấn đề mà con người có nhu cầu tìm hiểu thì họ cần phép giải thích. Và để cho người nghe hiểu sáng tỏ vấn đề, sự việc đó, người giải thích phải dựa trên các lý lẽ, lập luận chặt chẽ, có cơ sở.

Như vậy, giải thích chính là một phép lập luận. Bài văn lập luận giải thích trong văn nghị luận là làm cho người đọc hiểu rõ các tư tưởng, đạo lý, phẩm chất, quan hệ… cần được giải thích nhằm nâng cao nhận thức, trí tuệ, bồi dường tư tưởng, tình cảm cho con người.

Cách làm bài văn giải thích câu tục ngữ
Văn lập luận giải thích là một đạng đề khó với học sinh lớp 7. Ảnh: Internet

Bài văn nghị luận giải thích là gì?

Cách lập dàn ý cho bài văn nghị luận giải thích

  1. Mở bài văn nghị luận

– Dẫn dắt vào vấn đề

Để thực hiện tốt việc dẫn dắt vào vấn đề, người viết cần tìm hiểu kĩ đề bài và xác định đúng trọng tâm của tư tưởng, đạo lí hay câu nói cần giải thích.

Ví dụ: Với đề bài Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, người viết cần xác định trọng tâm của đề đề cập đến “tình yêu thương, đùm bọc, sẻ chia giữa người với người”.

– Trích dẫn câu nói, tư tưởng hoặc đạo lí cần giải thích.

Sau khi nêu ra vấn đề trọng tâm, người viết cần trích dẫn vấn đề cần giải thích vào bài làm. Đồng thời kết hợp với việc khái quát nội dung của câu nói.

Ví dụ: Mở bài cho đề văn Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”:

Cách làm bài văn giải thích câu tục ngữ
Lá lành đùm lá rách là một chủ đề hay có trong đề thi dạng bài văn nghị luận:

“Tình yêu thương là một trong những truyền thống quý báu thể hiện mối quan hệ tốt đẹp giữa người với người của dân tộc ta. Điều này đã được thể hiện rõ qua kho tàng ca dao, tục ngữ vô cùng phong phú và đa dạng. “Lá lành đùm lá rách” là một trong số những câu tục ngữ nằm trong dòng chảy xuyên suốt đó và thể hiện rõ một bài học mang ý nghĩa nhân văn sâu sắc về tình yêu thương con người”.

  1. Thân bài văn nghị luận

Ở phần thân bài, người viết cần có những luận điểm rõ ràng, mạch lạc với các thao tác về giải thích, bình luận, đánh giá.

– Giải thích vấn đề cần nghị luận
+ Giải thích những từ khóa quan trọng, những từ ngữ hay và khó:

Để giải thích những từ ngữ quan trọng một cách sâu sắc, người viết cần giải thích nghĩa đen, nghĩa bóng. Ví dụ: Khi giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, người viết cần xác định rõ những từ ngữ cần giải thích là “lá lành”, “lá rách”. “Lá lành” là từ để chỉ những chiếc lá còn nguyên vẹn, xanh tươi và đẹp đẽ. Còn “lá rách” nói đến những chiếc lá không còn nguyên vẹn, úa vàng do chịu ảnh hưởng xấu từ thời tiết hoặc đã bị sâu bọ đục lỗ.

Tuy nhiên, nếu chỉ giải thích theo nghĩa đen như cách trên thì câu tục ngữ sẽ không có gì đặc sắc. Kho tàng tục ngữ luôn chứa đựng những bài học triết lí vô cùng sâu sắc và đúc kết kinh nghiệm về cuộc sống do cha ông ta để lại. Bởi vậy, để làm rõ được những bài học đó, chúng ta cần hiểu nội dung của mỗi câu chữ theo nghĩa bóng.

Để rút ra nghĩa bóng, nghĩa hàm ẩn của câu tục ngữ từ nghĩa đen, người viết cần liên hệ đến cuộc sống của con người. Chẳng hạn, khi liên hệ đến cuộc sống của con người, hình ảnh “lá lành” trở thành hình ảnh ẩn dụ cho những con người có cuộc sống trọn vẹn, hạnh phúc, may mắn và đủ đầy. Còn “lá rách” để chỉ những con người có cuộc sống bất hạnh, thiếu thốn và không trọn vẹn. Như vậy, ý nghĩa của những từ ngữ khó và hay đã được làm rõ một cách triệt để.

Cách làm bài văn giải thích câu tục ngữ
Cách làm bài văn nghị luận lớp 7
+ Giải thích nội dung của câu nói cần bàn luận

Từ việc giải thích những từ ngữ khó, người viết cần giải thích nội dung câu nói trên cả hai phương diện: nghĩa đen và nghĩa bóng. Ví dụ: câu “Lá lành đùm lá rách” với nghĩa đen chỉ hiện tượng trên cành cây, có những chiếc lá còn xanh tươi, nguyên vẹn đan cài, xen kẽ với những chiếc lá đã úa vàng, không còn nguyên vẹn do ảnh hưởng xấu của thời tiết hoặc do sâu bọ gây ra. Từ đó, rút ra nghĩa bóng của câu tục ngữ là: những người có cuộc sống hạnh phúc, đủ đầy và may mắn hơn cần quan tâm, sẻ chia, đùm bọc, yêu thương và giúp đỡ những người có cuộc sống bất hạnh.

– Bình luận, đánh giá vấn đề, tư tưởng hay câu nói cần giải thích thông qua hệ thống lí lẽ và dẫn chứng

Để tìm những lí lẽ phục vụ cho thao tác bình luận, đánh giá trong bài văn giải thích, người viết có thể đặt ra và trả lời cho những câu hỏi “Vì sao?” “Tại sao”. Ví dụ, khi Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, người viết có thế đặt ra câu hỏi: “Tại sao con người cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau?”, từ đó từ việc tìm ra câu trả lời cho câu hỏi này, người viết có thể thu được một số lí lẽ sau:

  • Tình yêu thương, sự đùm bọc có thể giúp con người vượt qua mọi khó khăn, gian khổ và thiếu thốn.
  • Tình yêu thương không chỉ giúp người khác vượt qua khó khăn mà còn đem đến hạnh phúc cho chính bản thân mình, bởi “Tình thương là hạnh phúc của con người” và “cho đi có nghĩa là nhận lại”.

Ngoài ra,việc tìm lí lẽ có thể được tiến hành bằng cách lật lại vấn đề, phê phán, bác bỏ những biểu hiện sai lệch đang xảy ra trong cuộc sống hằng ngày. Chẳng hạn với đề về câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, người viết có thể nêu lên thực trạng sống vô cảm, ích kỉ của con người trong xã hội hiện đại.

+ Bên cạnh việc tìm lí lẽ, người viết cần biết sử dụng kết hợp với hệ thống dẫn chứng để đảm bảo tính thuyết phục. Chẳng hạn với đề bài Giải thích câu tục ngữ “Lá lành đùm lá rách”, người viết có thể lấy một số dẫn chứng tiêu biểu như các chương trình quyên góp, ủng hộ quỹ vì người nghèo vẫn diễn ra thường xuyên và có sức lan truyền mạnh mẽ trong xã hội.

– Bài học nhận thức và hành động. Liên hệ bản thân

+ Đề xuất những phương hướng cụ thể về nhận thức và hành động trong cuộc sống. Chẳng hạn khi bàn luận về tình yêu thương, bài học nhận thức rút ra sẽ là sống cần biết quan tâm, chia sẻ và lắng nghe những người xung quanh. Còn bài học hành động sẽ là tích cực tham gia các phong trào, quyên góp, ủng hộ như “Tết ấm tình thương”, “Mua tăm ủng hộ quỹ vì người nghèo”,…

+ Liên hệ bản thân bằng việc rút ra những bài học kinh nghiệm cho bản thân trong học tập, cuộc sống.

  1. Kết bài

Khẳng định lại một lần nữa giá trị của vấn đề tư tưởng, đạo lí cần giải thích.

Chẳng hạn khi kết lại bài văn nghị luận giải thích “Lá lành đùm lá rách”, người viết có thể khẳng định lại giá trị của câu tục ngữ trên: “Như vậy, câu tục ngữ Lá lành đùm lá rách đã thể hiện một bài học giáo dục vô cùng sâu sắc về tình yêu thương, sự đùm bọc giữa người với người. Là những con người Việt Nam cùng chảy trong tim dòng máu Lạc Hồng. Chúng ta cần phải yêu thương, đùm bọc lẫn nhau, phát huy truyền thống và giá trị nhân văn cao đẹp của dân tộc ta”.

Soạn văn 7: Cách làm bài văn lập luận giải thích

  • Soạn văn Cách làm bài văn lập luận giải thích chi tiết
    • I. Kiến thức cơ bản
    • II. Rèn luyện kỹ năng
  • Soạn văn Cách làm bài văn lập luận giải thích ngắn gọn
    • I. Các bước làm bài văn lập luận giải thích
    • II. Luyện tập

Soạn văn Cách làm bài văn lập luận giải thích chi tiết

I. Kiến thức cơ bản

Cho đề bài: Nhân dân ta có câu tục ngữ: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn”. Hãy giải thích nội dung câu tục ngữ đó.

1. Tìm hiểu đề và tìm ý

Đề yêu cầu giải thích một câu tục ngữ. Đối với tục ngữ, cần làm sáng tỏ nghĩa đen, nghĩa bóng và ý nghĩa sâu xa của nó. Đề yêu cầu vận dụng phép lập luận giải thích (xem bài Tìm hiểu chung về phép lập luận giải thích).

Để tìm nghĩa cho một câu tục ngữ, có thể tra từ điển. Ví dụ, nếu tra Từ điển thành ngữ và tục ngữ Việt Nam thì câu đó được giải thích: “Đi đây đó thì được mở rộng tầm hiểu biết, khôn ngoan từng trải”. Giải thích như thế tuy đúng, nhưng còn vắn tắt, chưa đáp ứng được yêu cầu hiểu rõ, hiểu sâu, bởi bài văn đòi hỏi giải thích nhiều mặt: từ nghĩa đen đến nghĩa bóng, từ nội dung lời khuyên đến khát vọng bao đời của người nông dân sau lũy tre xanh muốn đi đây đi đó để mở rộng tầm hiểu biết.

Để tìm ý cho bài làm, ta có thể liên hệ với các câu ca dao, tục ngữ tương tự: Làm trai cho đáng nên trai, Phú Xuân đã trải, Đồng Nai cũng từng hoặc: Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn. Hãy suy nghĩ xem câu tục ngữ đó có ý nghĩa như một lời khuyên, như một lời khích lệ mọi người nên đi đây đi đó, đi đông đi tây, chống thói ở lì một nơi, thủ cựu, tự thỏa mãn hay không.

2. Lập dàn bài

a. Mở bài: Giới thiệu câu tục ngữ với ý nghĩa sâu xa là đúc kết kinh nghiệm và thể hiện khát vọng đi nhiều nơi để mở rộng hiểu biết.

b. Thân bài: Triển khai việc giải thích.

– Nghĩa đen: Đi một ngày đàng nghĩa là gì? Một sàng khôn nghĩa là gì?. (Chú ý: Cách đo không gian bằng đơn vị ngày, đo trí khôn, kiến thức bằng sàng có gì đặc biệt?)

– Nghĩa bóng: Như cách giải thích của từ điển đã dẫn ở trên. Hãy suy nghĩ xem: Câu tục ngữ có đúc kết kinh nghiệm về nhận thức không? Kinh nghiệm đó là gì?

– Nghĩa sâu: Liên hệ với các dị bản khác: Đi một bữa chợ, học một mớ khôn hoặc các câu ca dao, tục ngữ nêu trên để thấy cái khao khát của người nông dân xưa muốn được đi ra khỏi nhà, khỏi làng để mở rộng tầm mắt. Từ đó ta hiểu câu tục ngữ không chỉ đúc kết một kinh nghiệm, mà còn biểu hiện một khát vọng hiểu biết.

c. Kết bài: Câu tục ngữ ngày xưa vẫn còn ý nghĩa đối với hôm nay.

3. Viết bài

a. Mở bài: Mở bài không chỉ giới thiệu câu tục ngữ, mà còn phải nói được nội dung sâu sắc mà mình muốn giải thích. Có thể có nhiều cách mở bài khác nhau.

– Đi thẳng vào vấn đề: “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn là một câu tục ngữ hay, chẳng những đúc kết kinh nghiệm học tập của người xưa, mà còn thể hiện khát vọng được đi xa để mở rộng tầm mắt”.

– Đối lập hoàn cảnh với ý thức: “Người nông dân Việt Nam xưa quanh năm bó mình trong lũy tre xanh, tầm mắt hạn hẹp. Chính vì vậy mà dân gian đã có câu tục ngữ khích lệ họ đi đây đi đó để mở rộng hiểu biết: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“.

– Nhìn từ cái chung đến cái riêng: “Nhân dân ta có nhiều câu tục ngữ, ca dao nói về việc đi xa để mở rộng tầm mắt. Một trong những câu đó là: Đi một ngày đàng, học một sàng khôn“.

b. Thân bài: Theo dàn bài, Thân bài nên có ba đoạn.

Mỗi cách mở bài sẽ có cách viết phần Thân bài thích hợp. Đây là đoạn của Thân bài theo cách mở bài thứ nhất:

– Đoạn 1: “Thật vậy, câu tục ngữ Đi một ngày đàng, học một sàng khôn trước hết là đúc kết kinh nghiệm. Xét về nghĩa đen, đi một ngày đàng có nghĩa là đi rất xa. Đối với người nông dân xưa vốn ít đi xa, lại chưa có phương tiện đo độ dài, họ thường lấy thời gian để đo con đường đã đi. Với tốc độ đi bộ trung bình, một ngày đàng có thể đi được bốn năm chục cây số, như thế là có thể đã đi đến làng khác, xã khác, huyện khác. Đi xa như vậy, họ mới học được những điều mới lạ ở làng mình, xã mình, huyện mình không có được, nghĩa là học được một sàng khôn. Ấn tượng về những chuyến đi xa thường rất sâu đậm. Và đó có thể là cơ sở thực tế của câu tục ngữ”.

– Đoạn 2: “Nhưng tục ngữ bao giờ cũng đúc kết kinh nghiệm, mà đúc kết thì phải có ý nghĩa khái quát. Nội dung khái quát đó là một điều có tính quy luật: Hễ đi xa là nhìn thấy cái mới lạ, mở rộng tầm hiểu biết. Điều quan trọng là hãy đi xa đã, đến lúc đó, dù không có ý định học gì thì vẫn cứ học được và khôn ra. Đó cũng chính là nội dung của câu ca dao: Đi cho biết đó biết đây, Ở nhà với mẹ biết ngày nào khôn! Ở nhà với mẹ thì sướng thật đấy, nhưng chỉ ở nhà sẽ hạn chế sự hiểu biết. Những câu tục ngữ như thế rất sâu sắc. Chỉ cần nhớ lại các cuộc tham quan, du lịch mà ta đã tham gia, dù chỉ là đi chơi, ta cũng biết thêm nhiều điều!”.

– Đoạn 3: “Câu tục ngữ này không chỉ đúc kết kinh nghiệm mà còn thể hiện một lời khuyên, một lời khích lệ, một ước vọng thầm kín. Đó là ước vọng đi xa để mở rộng tầm hiểu biết, để thoát khỏi sự hạn hẹp của tầm nhìn”.

c. Kết bài: “Ngày nay giao thông thuận tiện, đời sống đã khấm khá, nhiều người có điều kiện để đi xa học hỏi. Những câu tục ngữ xưa vẫn còn nguyên ý nghĩa đối với những ai quen sống khép mình, tự thỏa mãn với mình”.

4. Đọc lại và sửa chữa

Hãy đọc lại các phần Mở bài, Thân bài, Kết bài và cho biết chúng có phù hợp với đề bài và dàn bài không. Sửa chữa bài viết cho hoàn chỉnh.

II. Rèn luyện kỹ năng

Hãy tự viết thêm những cách kết bài khác cho đề bài trên.

Trả lời:

Tóm lại, “Đi một ngày đàng, học một sàng khôn” là một chân lý không bao giờ cũ. Ngày xưa người ta mong ước được đi đây, đi đó để vượt ra khỏi cái không gian chật trội của làng của xã. Ngày nay, trong một xã hội ngày càng phát triển mạnh mẽ, con người lại càng nhất thiết phải học hỏi, giao lưu. Đi nhiều “ngày đàng” để học lấy nhiều “sàng khôn” hơn nữa nếu không muốn đất nước mình tụt hậu, đó là trách nhiệm của mọi người và của bản thân mỗi chúng ta.