Cách làm bánh mì Bình Định

Bình Định không chỉ được các du khách biết đến với món bánh canh gạo ngon nhức nách mà Bình Định còn được các tín đồ ẩm thực nhắc đến với món Bánh canh mì ngon bá cháy, ăn một lần là mê, thưởng thức hương vị một lần là ghiền.

  1. Cách chuẩn bị nguyên liệu nấu Bánh canh mì Bình Định

Bột Bánh canh mì đã được sơ chế có thể mua ở chợ hay các cơ sở bán hàng đặc sản Bình Định. Nếu không muốn mua ngoài thì cũng có thể tự chế biến như sau: Cho nước ấm từ từ vào bột gạo, cho đến đâu dùng tay nhào nặn, trộn, bóp bột ngay đến đó sao cho bột phải mịn, phải nhuyễn và quyện vào nhau. Sau đó cho thêm chút muối hầm cho đậm đà. Khi thấy bột chắc, nặng tay, đủ độ nhuyễn, đủ độ mịn, sờ vào thấy không bị dính tay có nghĩa là bột đã tới, không đặc quá hay lỏng quá thì đem đi ủ khoảng 30 phút.

Sau 30 phút ủ thì đem ra trải bột lên tấm nilon cả mặt trên và mặt dưới của bột cho không bị dính, lấy chày hoặc chai thủy tinh cán bột mỏng ra rồi lấy dao xắt thành từng sợi cần rắc thêm bột mì khô vào những sợi bột mới xắt để bánh không bị dính. Như vậy hoàn tất khâu chế biến bột làm món Bánh canh mì.

Xương heo để hầm lấy nước cốt làm nước lèo

Rau sống, giá, hành lá, hành phi, ớt trái

Bột nêm, bột ngọt, đường (tùy khẩu vị)

Thịt và tôm (nếu nấu Bánh canh mì tôm thịt)

Chả cá (chiên hoặc hấp, viên tròn hay nặn bánh rồi xắt lát mỏng nếu nấu Bánh canh mì chả cá)

Dầu điều (chai bán sẵn tại các chợ hoặc siêu thị).

Cách làm bánh mì Bình Định

cách làm bánh canh mì Bình Định

  1. Cách chọn chả cá ngon để nấu món Bánh canh mì Bình Định

Nếu là chả cá mua sẵn thì phải chọn cơ sở uy tín để có được nguyên liệu cá tươi làm chả thì chả mới dai mà không phải chả cá bị trộn thêm bột hay hằn the

Quan sát thấy miếng chả cá, bánh chả cá hay viên chả cá sáng màu, có độ tươi và bay mùi thơm đặc trưng của gia vị cũng như cá được làm nên món chả này

Nếu được cầm miếng chả cá thì điều đầu tiên cảm nhận là miếng chả không bị nhớt, không bay mùi ôi thiu và giữa lát cắt bánh chả cá phải nhìn thấy màu sắc không quá trắng vì nếu trắng quá là chả cá bị độn quá nhiều bột, cá thật nguyên chất vẫn có màu đậm hơn.

Nếu chả cá làm từ cá rựa và cá liệt thì rất ngọt nước nhưng màu sẽ tối hơn chả cá thu, cá củ lang, cá nhòng, cá lạc hay cá thuẫn, cá mối.nhưng sẫm màu không đồng nghĩa với màu bị xỉn tức là cá tạp và không tươi.

  1. Cách nấu món Bánh canh mì Bình Định

Nên dùng xương heo để hầm lấy nước cốt cho nước lèo có vị ngọt. Nếu không muốn vị thịt, có thể mua xương cá từ các hàng làm chả cá về đập dập cho vào túi vải nấu trong nồi nước lèo thì món Bánh canh mì vẫn có vị ngọt mà đậm mùi cá nguyên chất. Nếu dùng xương heo hầm lấy nước thì làm như sau: Xương heo rửa sạch, cho vào nồi nấu sôi, vớt bọt bẩn, đổ ra rửa sạch với nước rồi để ráo. Ninh xương nhừ bằng nồi áp suất hay lò điện đều được, nước lèo phải trong và có vị ngọt từ xương.

Hành củ đập dập, phi thơm cùng dầu điều cho nồi nước lèo có vị thơm của hành và màu điều đẹp mắt

Cho vào nồi nước lèo chả cá hoặc tôm thịt đã chuẩn bị. Với chả cá thì nên chiên chả cá đã viên tròn, còn chả cá bánh sẽ xắt lát thì nên hấp tùy theo sở thích của mỗi người để món Bánh canh mì thêm phần hấp dẫn. Chờ nước sôi, nêm nếm gia vị gồm: bột nêm, bột ngọt, củ hành tươi sao cho vừa miệng là được, nếu muốn có vị cay, có thể cho thêm ớt tươi.

Cho vào nồi nước lèo thịt đã được xay nhuyễn cùng tôm tươi và nên viên thành từng viên nhỏ vừa ăn. Lưu ý, khi xay, cho thịt vào trước, xay được 2/3 thời gian thì mới cho tôm, nếu cho tôm ngay từ đầu tôm sẽ bị nát, không còn độ giòn dẫu có mua tôm tươi. Chờ nước sôi, nêm nếm gia vị gồm có bột nêm, bột ngọt, ớt trái xắt lát, củ hành tươi sao cho vừa miệng là được.

Bột bánh canh trụng sẵn cho vào tô, nhưng để không bị dính vào nhau (vì Bánh canh mì rất hay bị dính, thì sau khi trụng nước sôi cho bánh chín nên nhúng qua nước lạnh rồi hãy múc nước lèo và chả cá hoặc tôm thịt vào tô bánh canh), thêm chút giá trụng, hành lá, hành phi, ăn kèm rau sốngngon bá cháy.

Video liên quan