Cách làm bột gạo không cần máy xay sinh tố

Cách xay bột gạo bằng máy xay sinh tố như thế nào? Trong bài viết hôm nay, META.vn xin chia sẻ đến các bạn cách xay bột gạo nước làm bánh cuốn, bánh xèo bằng máy xay sinh tố. Mời các bạn cùng tham khảo nhé!

Cách chọn mua gạo mới thơm ngon

  • Bạn nên chọn mua những loại gạo có mùi thơm tự nhiên và khi ăn bạn sẽ cảm nhận được ngay mùi hương nhẹ nhàng đặc trưng của gạo. Nếu bạn ngửi thấy gạo có mùi thơm quá nồng nặc và không được tự nhiên thì có thể gạo đã bị tẩm hóa chất tạo mùi nhân tạo không tốt cho sức khỏe, do vậy, các bạn nên tránh mua những loại gạo này để đảm bảo sức khỏe nhé.
  • Bạn nên chọn những loại gạo mới có hạt gạo thường trông chắc, mẩy, còn nguyên phôi trắng, ít bị ngả vàng, ít hạt vỡ và có màu trắng tự nhiên. Bạn cũng chú ý kỹ những loại hạt gạo trắng sáng quá bất thường, bởi vì có thể đó là gạo đã được tẩy trắng bằng hóa chất.
  • Cách tốt nhất để có gạo mới thơm ngon là bạn nên mua gạo đúng mùa. Ngoài ra, các bạn cũng nên mua gạo ở những đại lý, cửa hàng, địa chỉ bán gạo uy tín chính hãng đã được kiểm định chất lượng để đảm bảo an toàn cho sức khỏe gia đình nhé.

Cách xay bột gạo bằng máy xay sinh tố đơn giản

Bột gạo là một nguyên liệu thường được dùng để làm nhiều món bánh ngon khác nhau. Vậy cách làm bột gạo bằng máy xay sinh tố như thế nào? Liệu máy xay sinh tố có xay được gạo không? Sau đây, META xin chia sẻ đến các bạn cách xay gạo thành bột bằng máy xay sinh tố đơn giản nhất tại nhà. Các bạn tham khảo nhé!

Bước 1: Ngâm và xay gạo

  • Đầu tiên, bạn vo sạch gạo rồi ngâm với nước trong khoảng 6 đến 8 tiếng. Sau khi ngâm gạo xong, các bạn vo sơ gạo với nước khoảng 2 lần nữa nhé.
  • Cách xay bột gạo nước như sau: Bạn cho khoảng ½ bát gạo đã vo cùng với ½ bát nước lọc vào máy xay sinh tố rồi tiến hành xay trong vòng 10 phút ở mức cao nhất cho đến khi có được hỗn hợp bột gạo nhuyễn mịn thì tắt máy. Bạn hãy làm tương tự với số gạo còn lại cho đến khi hết nhé.

Bước 2: Lọc bột

  • Bạn đặt một cái rây lọc lớn hoặc có thể phủ một tấm vải xô sạch lên một cái tô lớn, sau đó, bạn hãy đổ từ từ hỗn hợp gạo vừa xay vào.
  • Bạn hãy sử dụng một cái muỗng để ép kiệt nước rồi cho phần xác gạo vào một cái tô khác.

Bước 3: Sấy bột

  • Bạn cho tô đựng xác gạo vào nồi chiên không dầu và sấy với nhiệt độ 80 độ C trong khoảng 10 phút. Sau đó, bạn dùng muỗng và đảo đều phần bột lên. Bạn tiếp tục sấy và đảo bột gạo như thế khoảng 5 lần cho đến khi bột khô hoàn toàn. Cách xay bột gạo nếp và sấy bột gạo như thế này sẽ giúp dự trữ bột được lâu hơn.
  • Nếu không có nồi chiên không dầu thì các bạn có thể cho xác bột gạo dàn đều ra một cái khay, sau đó đem phơi trong khoảng 6 đến 8 tiếng dưới nắng to, cứ khoảng 2 tiếng thì bạn đảo bột một lần để bột gạo khô hoàn toàn.
  • Sau khi đã sấy bột gạo xong, các bạn hãy lọc bột qua rây để cho bột mịn hơn. Sau lần lọc đầu tiên, phần bột to còn mắc trên rây lọc, các bạn cho vào máy xay sinh tố để xay lại, xay khoảng 5 phút ở tốc độ cao thì tắt máy. Sau đó, bạn lại tiến hành rây phần bột này lại lần nữa. Các bạn cứ lặp lại hai bước này cho đến khi hết bột là xong nhé.

Bước 4: Thành phẩm

Thành phẩm bột gạo được xay bằng máy xay sinh tố rất mịn màng, khô ráo và vẫn giữ được hương thơm nhẹ nhàng và tự nhiên của gạo. Bạn có thể dùng bột gạo này để làm nhiều món ăn hấp dẫn như bánh canh, bánh cuốn, bánh xèo, bánh đúc, phở… Chúc các bạn thực hiện thành công nhé!

Cách bảo quản bột gạo được lâu

  • Bạn cho bột gạo đã khô hoàn toàn vào túi zip hoặc hũ đựng bằng thủy tinh rồi đậy kín và đặt ở nơi khô ráo thoáng mát, tránh ánh nắng trực tiếp mặt trời. Bạn có thể bảo quản bột gạo ở nhiệt độ thường trong vòng 1 đến 2 tháng.

  • Bạn cũng có thể cấp đông bột gạo trong tủ lạnh để dùng dần. Cách này có thể giúp bảo quản bột trong khoảng 5 đến 6 tháng trở lại. Tuy nhiên, bạn không nên để bột gạo quá 1 năm, bởi vì lúc đó bột gạo đã mất đi chất dinh dưỡng và không còn tốt nữa.

Trên đây là cách xay bột làm bánh cuốn bằng máy xay sinh tố, cách xay bột bánh xèo bằng máy xay sinh tố mà META muốn chia sẻ đến bạn. Hy vọng, những thông tin vừa rồi là hữu ích đối với bạn. Đừng quên thường xuyên truy cập website META.vn để cập nhật những thông tin hữu ích bạn nhé. Cảm ơn các bạn đã quan tâm theo dõi bài viết!

>>> Xem thêm:

Nếu bạn có nhu cầu mua các sản phẩm đồ gia dụng, điện máy - điện lạnh, thiết bị văn phòng, y tế & sức khỏe, thiết bị số - phụ kiện… thì bạn hãy truy cập website META.vn để đặt hàng online, hoặc bạn có thể liên hệ đặt mua trực tiếp các sản phẩm này tại:

Tại Hà Nội:

56 Duy Tân, Dịch Vọng Hậu, Cầu Giấy

Điện thoại: 024.3568.6969

Tại TP. HCM:

716-718 Điện Biên Phủ, Phường 10, Quận 10

Điện thoại: 028.3833.6666

303 Hùng Vương, Phường 9, Quận 5

Điện thoại: 028.3833.6666

Gửi bình luận

Bột gạo là nguyên liệu không gluten thích hợp cho các món bánh nướng, nhưng đôi lúc bột gạo bán sẵn có giá thành khá cao. Tự làm bột gạo tại nhà là cách giúp bạn tiết kiệm chi phí, và quá trình thực hiện cũng rất đơn giản! Bạn chỉ cần dùng máy xay sinh tố hoặc máy xay cà phê. Hoặc, dùng máy xay bột cũng hiệu quả. Hãy tham khảo các bước sau đây để biết cách tự làm bột gạo!

  1. 1

    Thêm mỗi lần 1-2 cốc gạo vào máy xay sinh tố. Đừng đổ đầy gạo kẻo máy xay sẽ bị kẹt. Việc chỉ dùng một ít gạo sẽ giúp lưỡi dao hoạt động hiệu quả hơn và xay gạo tốt hơn.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nhìn chung, với 1 cốc gạo, bạn sẽ có 1,5 cốc bột gạo.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn
    • Bạn có thể dùng gạo trắng hoặc gạo lứt, miễn đó là gạo sống và chưa qua chế biến.

    So sánh gạo trắng và gạo lứt

    Thích hợp hơn cho các món bánh nướng: gạo lứt.
    Có vị hơi bùi và ngọt.

    Giá thành thấp hơn: gạo trắng.
    Gạo lứt được xem như là sản phẩm cao cấp nên thường có giá thành cao hơn.

    Giàu dinh dưỡng hơn: gạo lứt.
    Có cám gạo - phần thường không còn trong gạo trắng, giúp gạo lứt có nhiều chất đạm và chất xơ hơn.

    Bảo quản trong thời gian dài hơn: gạo trắng.
    Dầu trong gạo lứt khiến loại gạo này dễ hỏng hơn.

    Tạo ra thành phẩm xốp hơn: gạo trắng.
    Bột gạo lứt thường đặc hơn khiến bánh nướng thành phẩm cứng hơn.

  2. 2

    Đóng nắp máy xay sinh tố và xay gạo đến khi có bột mịn. Bật chế độ cao nhất cho máy xay để có kết quả tốt nhất. Bột phải được xay mịn và không còn những hạt to.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Lưỡi dao của máy xay sinh tố không dành cho việc xay gạo. Nếu bạn muốn xay nhiều bột, hãy mua máy xay chất lượng cao hơn với công suất lớn hơn.
    • Bột càng mịn thì các món bánh nướng và món ăn khác sẽ càng thơm ngon hơn.

  3. 3

    Đổ bột vào hộp đựng có nắp đậy kín. Hộp đựng không được đậy kín khiến không khí tràn vào làm cho bột nhanh hỏng hơn. Dùng hộp đựng bằng nhựa hay thủy tinh hoặc lọ đều được.[4] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu bạn sử dụng túi có khóa kéo, hãy đẩy hết không khí ra ngoài trước khi đóng miệng túi.

  4. 4

    Bảo quản bột trong tủ bếp đến khi cần dùng với thời hạn lên đến một năm. Mặc dù bột bảo quản được trong khoảng thời gian dài, nhưng thường bị ẩm hoặc mốc sau một năm. Bột có nấm mốc hoặc mùi khó chịu phải được bỏ đi ngay.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Để biết khi nào bột hết hạn sử dụng, bạn có thể dùng bút lông hoặc nhãn dán ghi chú hạn sử dụng của bột. Thời hạn sẽ là một năm tính từ ngày xay bột. Nếu có nhiều loại bột khác trong tủ bếp, bạn cũng nên viết “bột gạo” lên nhãn.
    • Bảo quản bột trong tủ lạnh hoặc tủ đông là cách kéo dài thời hạn bảo quản.

  1. 1

    Làm sạch bột cà phê còn sót trong cối xay (nếu cần). Đây là cách đảm bảo bột gạo không có mùi cà phê! Bạn có thể dùng cọ hoặc cây vét bột nhỏ quét sạch bột cà phê quanh lưỡi dao.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Không đặt các ngón tay gần lưỡi dao và luôn ngắt điện máy xay cà phê trước khi vệ sinh.
    • Cọ hoặc bàn chải đánh răng cũng dễ dàng len lỏi vào các ngóc ngách nhỏ.

  2. 2

    Thêm mỗi lần 2-3 thìa canh gạo vào máy xay cà phê. Máy xay cà phê sẽ xay gạo thành bột mịn. Tốt nhất bạn nên xay mỗi lần một ít gạo để máy xay không bị kẹt hoặc quá tải.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu bạn cảm thấy máy xay cà phê bị nóng, hãy ngắt điện và chờ vài phút cho máy nguội trước khi tiếp tục xay.
    • Bạn cần xay bột gạo thêm một lần nữa nếu bột vẫn còn nhiều hạt to sau lần xay đầu tiên. Máy xay cũ hoặc lưỡi dao bị cùn thường không cho bạn kết quả như mong muốn.

  3. 3

    Đổ bột vào hộp đựng có nắp đậy kín, và đóng chặt nắp. Trong khi xay gạo, bạn chuyển từng phần bột vào hộp nhựa hoặc hộp thủy tinh. Sau khi quá trình xay bột hoàn tất, bạn phải đậy kín hộp để tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng của bột.[8] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Dùng lọ thủy tinh có nắp hoặc túi có khóa kéo thay cho hộp đều được.

  4. 4

    Bảo quản bột tại nơi khô ráo, thoáng mát đến một năm. Đặt hộp đựng bột gạo trên quầy bếp hoặc trong tủ bếp đến khi cần dùng. Đổ bỏ bột ngay khi bạn nhận thấy mùi khó chịu.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu bạn không muốn quên “ngày hết hạn” của bột, hãy dùng bút lông hoặc nhãn dán ghi chú ngày xay bột.
    • Bạn cũng có thể bảo quản bột trong tủ lạnh hoặc tủ đông để giữ được lâu hơn.

  1. 1

    Chọn chế độ xay cao nhất, rồi bật máy xay. Trên một số thiết bị, chế độ cao nhất được ghi chú là “pastry” (bánh nướng). Bật công tắc trên máy xay sau khi bạn điều chỉnh chế độ.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Các chế độ được dùng để kiểm soát độ thô hoặc mịn của bột. Chế độ thấp tạo ra loại bột có hạt to hơn.
    • Luôn bật máy xay trước khi thêm gạo.

  2. 2

    Đổ gạo vào phễu của máy xay. Phễu sẽ tự động xay lượng gạo được thêm vào và bạn sẽ thấy bột trong hộp chứa của thiết bị. Nếu cần, bạn nên dùng thìa hoặc dụng cụ khác đẩy gạo vào giữa phễu để rút ngắn thời gian xay.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Nếu bột không mịn như mong muốn, bạn có thể đổ bột vào phễu để xay một lần nữa.

  3. 3

    Tắt máy xay sau khi xay gạo. Quá trình xay gạo hoàn tất khi máy xay có âm thanh nhỏ hơn. Tắt công tắc để dừng máy xay.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Bạn có thể cho máy xay hoạt động thêm 5 giây sau khi xay gạo xong để đảm bảo không còn hạt gạo nào mắc kẹt trong máy.

  4. 4

    Lấy hộp chứa bột ra khỏi máy xay và đổ vào hộp đựng. Bạn sẽ dễ dàng lấy hộp chứa bột ra khỏi máy xay. Sau khi đổ bột gạo vào hộp đựng, bạn cần đậy chặt nắp hộp bằng cách ấn mạnh vào nắp đến khi nghe tiếng “tách” hoặc nắp được đặt đúng vị trí.

    • Dùng thìa quét phần bột còn thừa trong hộp chứa vào hộp đựng để tránh lãng phí.
    • Bạn có thể dùng túi nhựa có khóa kéo thay cho hộp đựng.

  5. 5

    Bảo quản bột trong tủ bếp, tủ lạnh hoặc tủ đông trong thời hạn một năm. Sau một năm, bột sẽ không còn thơm ngon như mới và có mùi mốc. Hãy bỏ ngay bột bị mốc.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

    • Tốt nhất bạn nên tìm nơi râm mát và khô ráo để bảo quản bột.
    • Cho bột vào tủ lạnh hoặc tủ đông là lựa chọn an toàn nhất giúp kéo dài thời hạn bảo quản bột.
    • Ghi chú thông tin trên hộp hoặc túi đựng bằng bút lông hoặc nhãn dán nếu bạn muốn nhớ ngày hết hạn sử dụng bột. Viết rõ tên bột (“bột gạo”) cùng ngày hết hạn.

  • Máy xay sinh tố
  • Hộp đựng có nắp đậy kín
  • Bút lông hoặc nhãn dán (tùy chọn)
  • Máy xay cà phê
  • Cọ hoặc cây vét bột nhỏ
  • Hộp đựng có nắp đậy kín
  • Bút lông hoặc nhãn dán (tùy chọn)
  • Máy xay bột
  • Hộp có nắp đậy kín
  • Thìa (tùy chọn)
  • Bút lông hoặc nhãn dán (tùy chọn)

  • Bạn có thể dùng máy xay thực phẩm thay cho máy xay sinh tố. Chỉ cần nhớ xay bột theo hướng dẫn của nhà sản xuất.
  • Mặc dù máy xay bột đắt tiền hơn và không thiết thực, nhưng loại máy này giúp bạn có bột gạo mịn hơn ngay tại nhà, nếu bạn không thích kết cấu của bột được xay bằng máy xay sinh tố hoặc máy xay cà phê.
  • Gạo lứt có giàu dinh dưỡng hơn gạo trắng.

  • Không dùng gạo ăn liền. Bạn nên dùng gạo sống, chưa qua chế biến.

Bài viết này có đồng tác giả là đội ngũ biên tập viên và các nhà nghiên cứu đã qua đào tạo, những người xác nhận tính chính xác và toàn diện của bài viết.

Nhóm Quản lý Nội dung của wikiHow luôn cẩn trọng giám sát công việc của các biên tập viên để đảm bảo rằng mọi bài viết đều đạt tiêu chuẩn chất lượng cao. Bài viết này đã được xem 48.721 lần.

Chuyên mục: Kỹ thuật nấu ăn | Công thức

Trang này đã được đọc 48.721 lần.