Cách làm cho máy tính mượt hơn

10 cách để tăng tốc một chiếc PC chạy Windows 10
Thg9 2020
  • Lưu trữ cá nhân
  • Hiệu năng PC

Nếu bạn thấy PC của mình chạy chậm đi và không hoạt động như trước nữa, thì tăng cường các cài đặt của Windows 10 có thể giúp cải thiện tốc độ và hiệu suất của PC. Windows 10 là một trong những hệ điều hành có hiệu suất tốt nhất được sử dụng ngày nay nhưng lại đi kèm với nhiều tính năng sử dụng nhiều tài nguyên hệ thống mà có thể làm giảm hiệu năng của PC. Microsoft thậm chí đã thêm các tính năng tích hợp sẵn cho phiên bản Windows 10 mới nhất để cải thiện hiệu suất tổng thể. Tuy nhiên PC của bạn vẫn có thể tiếp tục phải chịu đựng hiệu năng chậm.

Các lý do như thiếu dung lượng lưu trữ, bảo trì và phần cứng không mạnh có thể là thủ phạm của tốc độ chậm. Từ việc dọn dẹp các chương trình và ứng dụng không sử dụng đến việc nâng cấp phần cứng, có một số thứ mà bạn có thể làm để tăng tốc Windows 10 và đưa PC của bạn về lại thời kỳ có hiệu năng tối ưu.

1. Kiểm tra bản cập nhật mới nhất

Một trong những cách tốt nhất để tận dụng tối đa PC của bạn là cài đặt bản cập nhật Windows 10 mới nhất. Microsoft thường xuyên phát hành các bản cập nhật để sửa những lỗi thông thường và lỗi hệ thống làm giảm hiệu năng hệ thống. Một số bản cập nhật khá nhỏ trong khi một số lại là những thay đổi lớn đối với hệ thống có mục đích tìm kiếm trình điều khiển thiết bị mới nhất có thể giúp cải thiện hiệu năng của PC.

Để kiểm tra bản cập nhật, mở trình đơn Windows, sau đó chọn Settings > Update & Security > Windows Update > Check for Updates. Nếu có bản cập nhật, hãy chọn Install now. Khởi động lại PC và kiểm tra xem máy có chạy ổn hơn không.

2. Khởi động lại PC

Việc này nghe có vẻ như đơn giản nhưng thường xuyên khởi động lại PC có thể giúp tăng tốc hệ thống của bạn. Nhiều người để cho chiếc PC của mình chạy liên tục hàng tuần và đặt máy tính ở chế độ ngủ thay vì tắt máy hoàn toàn. Điều này sẽ tích lũy các chương trình và công việc trong bộ nhớ của PC và làm chậm các tác vụ hằng ngày như mở chương trình và truy cập tập tin.

Với việc tắt máy mỗi ngày, bạn cho phép PC làm mới bộ nhớ và sẵn sàng cho hiệu năng tối ưu vào hôm sau. Nếu bạn chú ý thấy PC chạy chậm trong các tác vụ hằng ngày như mở chương trình và truy cập tập tin hoặc tài liệu, hãy thử tắt hoặc khởi động lại PC. Hãy nhớ lưu công việc của bạn trước khi tắt hoặc khởi động lại máy tính.

3. Tắt khởi chạy các chương trình khi khởi động

Hiệu năng PC có thể bị ảnh hưởng khi có quá nhiều chương trình và ứng dụng mở cùng một lúc. Nhiều trình cài đặt sẽ ra lệnh cho Windows chạy chương trình của mình ngay khi bạn khởi động PC, điều này sẽ làm giảm hiệu năng hệ thống.

Để tắt khởi chạy các chương trình khi khởi động, mở Task Manager và sau đó nhấp vào thẻ Startup. Hãy chú ý đến cột 'Startup impact, nó cho bạn biết chương trình nào có tác động lớn và nhỏ đến việc khởi động. Những chương trình có tác động lớn là thủ phạm làm chậm hiệu năng hệ thống của bạn.

Để ngăn một chương trình khởi chạy lúc khởi động, nhấp chuột phải vào chương trình mà bạn muốn chọn và nhấp vào 'Disable.

4. Dọn dẹp ổ đĩa

Một trong những tính năng tích hợp sẵn của Windows 10 là Disk Cleanup. Tính năng này cho phép bạn loại bỏ các tập tin tạm không sử dụng tích lũy trên PC bao gồm ảnh thu nhỏ, tập tin chương trình đã tải về và tập tin internet tạm.

Mở trình đơn Windows và tìm 'Disk Cleanup bằng cách tìm kiếm chương trình trong thanh tìm kiếm. Tác vụ này sẽ đưa ra cho bạn một danh sách các tập tin chương trình để xóa. Chọn các tập tin bạn muốn xóa bằng cách đánh dấu vào ô bên cạnh tên. Sau khi bạn đã chọn tất cả các tập tin mà bạn muốn xóa, nhấp vào 'Clean up system files. Disk Cleanup sẽ tính toán lượng không gian lưu trữ sẽ được giải phóng.

Hãy tranh thủ xóa luôn các tập tin và ứng dụng khác đang chiếm dụng thêm bộ nhớ hoặc không gian đĩa. Một nơi để kiểm tra các tập tin cũ và không sử dụng để xóa là thư mục Downloads của bạn.

5. Xóa phần mềm cũ

PC của bạn thường được cài sẵn các phần mềm bên thứ ba mà có thể bạn không cần dùng đến. Các phần mềm này được gọi là bloatware và có thể chiếm dụng nhiều không gian lưu trữ do kích thước lớn và thường hoàn toàn không được sử dụng.

Có thể có những chương trình khác được cài đặt nhưng không bao giờ dùng đến đang làm chậm PC của bạn. Để kiểm tra các ứng dụng đã cài đặt, vào:

  • Control panel > Programs and Features > Uninstall a Program
  • Nhấp chuột phải vào bất kỳ chương trình nào bạn không cần nữa và chọn Uninstall
6. Tắt hiệu ứng đặc biệt

Windows 10 đi kèm với rất nhiều hiệu ứng đặc biệt để trải nghiệm người dùng trở nên thú vị hơn. Những hiệu ứng này mặc định theo Windows và các tính năng khác được lập trình để xuất hiện và biến mất khỏi tầm nhìn. Các tính năng đặc biệt khác tích tụ làm chậm máy của bạn bao gồm độ trong suốt và chuyển động.

Mở trình đơn Windows và tìm kiếm ‘System, sau đó vào thẻ 'Advanced System Settings, sau đó vào thẻ 'Advanced và chọn 'Performance Settings. Nhấp vào thẻ 'Visual Effects và nhấp vào nút radio cho 'Custom. Bạn sẽ thấy một danh sách các hiệu ứng hình ảnh mà bạn có thể tắt bằng cách bỏ chọn các ô. Nhấp vào 'Apply để xác nhận các thay đổi khi bạn đã xong.

7. Tắt hiệu ứng trong suốt

Bên cạnh việc sử dụng tài nguyên hệ thống của bạn để hiển thị các tính năng như chuyển động, Windows 10 cũng sử dụng các hiệu ứng trong suốt cho những tính năng nhất định như trình đơn tác vụ. Hiệu ứng có vẻ nhẹ và đơn giản này thực tế lại khá phức tạp và chiếm dụng nhiều tài nguyên hệ thống hơn bạn tưởng.

Để tắt hiệu ứng trong suốt, mở trình đơn Windows và gõ 'color settings vào thanh tìm kiếm để mở cài đặt màu sắc cho Windows 10. Từ đó cuộn xuống cho đến khi bạn thấy nút 'Transparency effects. Nhấp vào nút để bật hoặc tắt hiệu ứng trong suốt.

8. Chạy bảo trì hệ thống

Windows 10 có một tính năng tích hợp sẵn để thực hiện các tác vụ bảo trì hệ thống thường xuyên. Tính năng này bao gồm các tác vụ như chống phân mảnh ổ cứng, quét tìm bản cập nhật và kiểm tra xem có phần mềm độc hại và virus hay không.

Bảo trì hệ thống thường chạy ngầm khi PC rảnh rỗi, nhưng bạn có thể chọn chạy thủ công để xem có vấn đề gì với hệ thống mà bạn muốn kiểm tra hay không.

Để thực hiện điều này, mở Control Panel và chọn 'Security and Maintenance. Nhấp vào mũi tên để mở rộng các tùy chọn bảo trì và chọn 'Start Maintenance. Bạn sẽ có thể thực hiện kiểm tra bảo trì hệ thống thủ công.

9. Nâng cấp RAM

Một cách quyết liệt để cải thiện tốc độ và hiệu năng của PC là nâng cấp RAM, qua đó sẽ tăng dung lượng bộ nhớ trong hệ thống của bạn. Windows 10 yêu cầu tối thiểu 4GB để chạy mượt mà. Nếu bạn đang sử dụng PC cho các công việc hệ thống nặng như chơi game hoặc sản xuất phương tiện, bạn sẽ được hưởng lợi từ việc có thêm bộ nhớ.

Nâng cấp RAM có thể cải thiện mạnh mẽ tốc độ và hiệu năng cho PC của bạn. Để kiểm tra xem PC của bạn cần loại RAM cụ thể nào, mở Task manager [Ctrl + Alt + Delete], sau đó nhấp vào 'Performance. Bạn sẽ thấy PC của mình có bao nhiêu khe cắm bộ nhớ cũng như loại RAM, ví dụ như DDR4.

10. Nâng cấp thiết bị lưu trữ của bạn

Nâng cấp thiết bị lưu trữ có thể giúp cải thiện mạnh mẽ tốc độ và hiệu năng cho PC của bạn. Hầu hết các PC đều trang bị ổ đĩa cứng quay [HDD] nhưng nâng cấp phần cứng lưu trữ của bạn lên ổ cứng thể rắn [SSD] sẽ biến hệ thống của bạn thành một chiếc máy mạnh mẽ hơn.

Ổ SSD thường đắt hơn ổ HDD nhưng cải thiện về thời gian khởi động, thời gian tải chương trình và độ phản hồi tổng thể của hệ thống rất đáng đầu tư.

Ổ SSD có nhiều kích cỡ khác nhau và tùy thuộc vào yêu cầu hệ thống của PC của bạn. Loại ổ cứng này có kích cỡ 2.5 và M.2 cho máy tính để bàn và máy tính xách tay. Hãy nhớ mua đúng loại SSD tương thích với hệ thống của bạn. Bạn cũng có thể truyền tất cả các tập tin và tài liệu của mình từ ổ cứng sang ổ SSD mới, nên bạn không phải lo lắng về việc mất nội dung của PC.

#KingstonIsWithYou

Bài viết liên quan

  • Công nghệ ổ cứng SSD NVMe là gì?

    NVMe là giao thức được thiết kế cho bộ lưu trữ flash như ổ cứng SSD khi chúng ta bỏ qua tiêu chuẩn AHCI cũ dùng trong ổ cứng SSD SATA và ổ đĩa cứng quay.

  • Windows 11 - Tổ chức của bạn có cần nâng cấp hay làm mới không?

    Chúng tôi khám phá các yêu cầu hệ thống cần thiết và lợi ích của việc nâng cấp hơn là thay thế.

  • Chơi game với Windows 11: Có gì trong các tính năng hiệu suất máy tính mới

    Windows 11 đã ra mắt! Hãy xem các tính năng hiệu suất máy tính mới thú vị dành cho các game thủ.

  • Cách vệ sinh hệ thống máy tính PC của bạn

    Việc vệ sinh hệ thống không quá khó như bạn nghĩ! Hãy xem hướng dẫn từng bước của chúng tôi.

  • Sự khác nhau giữa bộ nhớ và thiết bị lưu trữ trên máy tính chơi game

    Tìm hiểu về sự khác biệt giữa phương tiện lưu trữ và bộ nhớ của máy tính chơi game.

  • 2 loại ổ SSD M.2: SATA và NVMe

    Có hai loại ổ SSD M.2 hiện có trên thị trường là SATA và NVMe. Tìm hiểu thêm về mỗi loại ổ đĩa.

  • Cách lắp đặt ổ SSD 2.5" Kingston Technology

    Việc lắp đặt ổ SSD rất dễ dàng và có thể nâng cao tốc độ tổng thể cho máy tính để bàn hoặc máy tính xách tay của bạn.

  • Cách lắp đặt ổ SSD M.2 PCIe NVMe

    Bài viết này sẽ trình bày hướng dẫn từng bước về cách lắp đặt ổ SSD M.2 vào máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn.

  • Workflow Station của Kingston tạo điều kiện dễ dàng cho các nhà sáng tạo nội dung và chuyên gia video Kingston Technology

    Tìm hiểu cách thức Workflow Station của Kingston có thể tăng tốc độ truyền tập tin trên thực tế để phục vụ các chuyên gia.

  • 5 lợi ích của ổ SSD

    Ổ SSD bền hơn, đáng tin cậy, nhanh hơn, nhỏ hơn, nhẹ hơn, không gây tiếng ồn và tiết kiệm điện hơn so với các loại ổ cứng truyền thống.

  • Bạn cần bao nhiêu dung lượng bộ nhớ để chơi game?

    Bộ nhớ đóng vai trò rất quan trọng để có được trải nghiệm chơi game tốt trên PC, nhưng bao nhiêu dung lượng bộ nhớ sẽ là đủ cho các game thủ.

  • Tất tần tật những gì game thủ cần biết về RAM

    Trong hướng dẫn này, chúng tôi sẽ phân tích những điều bạn cần biết và hiểu khi mua RAM lần đầu tiên.

  • Nên mua mới hay tự dựng một dàn máy tính chơi game?

    Có vẻ như các game thủ thường sẽ tự dựng một chiếc máy tính của riêng mình, nhưng liệu những lợi ích mang lại có xứng đáng với thời gian và công sức được bỏ ra?

  • Sự khác biệt giữa NAND SLC, MLC, TLC và 3D trong ổ USB Flash, ổ SSD và Thẻ nhớ

    Các loại NAND khác nhau có lợi ích về độ bền trong tương quan với chi phí hay không?

  • Sự khác biệt giữa ổ SSD và HDD

    Tại sao bạn nên chọn ổ SSD thay vì HDD? Yếu tố chính nằm ở hiệu suất vượt trội của SSD.

  • Chuỗi bài về tính bền vững, cải tiến và đối tác - Tập 2

    Hãy cùng các chuyên gia trong ngành thảo luận về cách thức mà các đối tác công nghệ như Kingston hỗ trợ sự tăng trưởng và tính bền vững của doanh nghiệp.

  • Bộ nhớ so với Thiết bị lưu trữ: Hiệu năng máy tính

    Bạn có cần nâng cấp bộ nhớ hoặc thiết bị lưu trữ để đạt được hiệu năng mình mong muốn cho máy tính không?

  • NVMe và SATA khác nhau như thế nào?

    NVMe là giao thức mới để lưu trữ flash, còn SATA là giao thức được giữ lại từ ổ HDD.

  • Bạn cần bao nhiêu dung lượng bộ nhớ để chỉnh sửa video?

    Nhiều DRAM hơn đồng nghĩa với hiệu năng máy tính nhanh hơn khi chỉnh sửa từ video, từ khả năng phản hồi phát lại đến thời gian kết xuất. Nhưng liệu 8, 16, 32 hay 64GB có đủ không? Bạn cần bao nhiêu cho 1080p, 4K hay 8K?

  • Loạt bài về tính bền vững, cải tiến và đối tác - Tập 1

    Các chuyên gia trong ngành thảo luận về những chủ đề như các trụ cột chính của mối quan hệ trong Công nghệ, tính bền vững và tối ưu hóa CNTT.

  • Ai chịu trách nhiệm về an ninh mạng và quyền riêng tư?

    An ninh mạng và quyền riêng tư dữ liệu là trách nhiệm của tất cả mọi người. Đâu là những điều quan trọng cần cân nhắc?

  • Bạn định nâng cấp ổ SSD? Vậy thì hãy nâng cao cả tính bảo mật cho máy tính nhờ ổ SSD tự mã hóa

    Chúng tôi sẽ hướng dẫn cho bạn cách chọn một ổ SSD phù hợp để tăng cường cả hiệu suất và tính bảo mật cho máy tính.

  • DRAM DDR4 16Gbit thế hệ tiếp theo mang lại những lợi ích gì?

    Bạn muốn lập cấu hình cho hệ thống mới? Hãy xem video này để biết được những lợi ích của công nghệ DRAM 16Gbit thế hệ tiếp theo.

  • Sự khác nhau giữa bộ nhớ và thiết bị lưu trữ trên máy tính

    Hiểu rõ sự khác nhau giữa một phương tiện lưu trữ và bộ nhớ truy cập ngẫu nhiên động của một hệ thống.

  • Lắp thêm bộ nhớ cho máy tính xách tay hoặc máy tính để bàn để có được trải nghiệm tốt hơn khi họp trực tuyến

    Băng thông mạng tốt không phải là yếu tố duy nhất bạn cần khi sử dụng Microsoft Teams và Zoom. Phần cứng đủ mạnh cũng rất quan trọng.

  • Công nghệ NAND Flash và ổ cứng thể rắn [SSD]

    Tìm hiểu về các loại NAND trong ổ cứng SSD như SLC, MLC, TLC, QLC, 3D NAND. Cân bằng hao mòn là gì?

  • Ổ cứng SSD NVMe cho hệ thống client

    Ổ cứng SSD NVMe trong các hệ thống clent như máy tính để bàn, máy tính xách tay và máy trạm cải thiện một cách đáng kể hiệu năng lưu trữ tổng thể.

  • 6 cách để tăng tốc máy Mac của bạn

    Có một số cách để tăng tốc một chiếc iMac hoặc MacBook chạy chậm mà không cần phải nâng cấp phần cứng hoặc phần mềm.

  • Lưu trữ NVMe là gì? Giải thích lưu trữ NVMe

    NVMe hay Non-Volatile Memory Express là một cách siêu nhanh để truy cập bộ nhớ không biến đổi. Nó có thể nhanh hơn 2-7 lần so với SSD SATA. NVMe được thiết kế để có tới 64.000 hàng đợi, mỗi hàng có thể xử lý 64.000 lệnh cùng một lúc!

  • Cách sao lưu máy tính Windows hoặc Mac của bạn

    Có một vài cách khác nhau để sao lưu ổ Windows và Mac bằng cách sao lưu trực tuyến hoặc cục bộ. Chúng tôi sẽ chỉ cho bạn cách làm.

  • Bạn cần bao nhiêu RAM? Đánh giá nhu cầu bộ nhớ thực sự của bạn Kingston Technology

    Chúng tôi sẽ hướng dẫn quý vị cách đánh giá bộ nhớ hiện tại so với nhu cầu thực tế của quý vị dựa trên những ứng dụng và HĐH mà quý vị sử dụng.

  • Bộ nhớ máy tính để bàn và xách tay, Nâng cấp bộ nhớ

    Tìm hiểu về công nghệ bộ nhớ cho máy tính để bàn và xách tay và xem tại sao bạn nên tin dùng Kingston cho bộ nhớ của mình.

  • Ổ SSD của Kingston là lựa chọn phần cứng lý tưởng cho các giải pháp Lưu trữ được định nghĩa bằng phần mềm

    Tìm hiểu lý do tại sao tương lai của các doanh nghiệp phụ thuộc vào các giải pháp SDS có sử dụng SSD và công nghệ SSD phù hợp với các Giải pháp Lưu trữ được định nghĩa bằng phần mềm ra sao.

  • Câu hỏi thường gặp về SSDs SATA, NVMe và M.2 - Kingston

    Câu hỏi thường gặp về công nghệ SSD và những thuật ngữ như SATA, M.2, NAND, RAID, NVMe, PCIe, SAS, v.v.

  • Bộ nhớ DDR4 là gì? Hiệu suất Cao hơn

    Learn how DDR4 delivers faster speeds, reduced power consumption and increased capacity over DDR3.

  • SSDs cho Điện toán Hiệu suất Cao [HPC]

    Sự khác biệt giữa các loại SSD nằm ở hai thành phần; bộ vi xử lý và bộ nhớ NAND.

  • Thử nghiệm Ổ cứng thể rắn 101

    Thử nghiệm là điểm mấu chốt trong cam kết của chúng tôi mang đến các sản phẩm tin cậy nhất trên thị trường. Chúng tôi thực hiện các bài kiểm tra khắt khe trên tất cả các sản phẩm của mình trong từng giai đoạn sản xuất. Những bài kiểm tra này bảo đảm rằng chất lượng được kiểm soát trong toàn bộ quá trình sản xuất.

  • Three signs you need more memory in your computer

    If your files dont open immediately and programs are slow to load, you get an error message or are unable to load several programs at once, your computer may need more memory.

  • Full Speed Ahead: RAM Upgrades

    Learn what to look for when shopping for RAM, or Random Access Memory, including how to determine what type of memory and what capacities your motherboard can support.

Tìm hiểu thêm

Video liên quan

Chủ Đề