Cách làm đồ dùng dậy học tiết kể chuyện Cáo, Thỏ và Gà trống

* Gây hứng thú cho trẻ.

- Xin chào mừng các bé đến với chương trình “vườn cổ tích của bé”

- Thật vinh dự cho lớp mình hôm nay có các cô giáo trong ban giám khảo vê dự. Đề nghị lớp chúng ta nổ một tràng pháo tay thật lớn để chào đón các cô nào!

- Các con yêu quý chương trình “vườn cổ tích của bé”không chỉ có những câu chuyện hay mà còn có rất nhiều trò chơi thú vị dành cho chúng mình nữa đấy. Bây giờ cô mời các con cùng tham gia trò chơi “ Ô cửa bí mật”.

- Ở đây có 3 ô cửa, mỗi ô cửa sẽ có 1 câu đố dành cho các con, hình ảnh phía sau ô cửa sẽ tương ứng với câu đố, nếu các con giải đúng câu đố ô cửa sẽ được mở ra.

- Bây giờ cô mời các con cùng chọn ô của đầu tiên nào.

- Trẻ lần lượt giải các câu đố về con gà trống, cáo, thỏ và xem hình ảnh về các con vật

[ cáo, thỏ, gà trống].

- Theo các con gà trống và thỏ làhai con vật như thế nào?

- Con cáo là con vật như thế nào?

- Với 3 hình ảnh con vật này chúng mình liên tưởng tới câu chuyện nào?

- Đến với chương trình “vườn cổ tích của bé”hôm nay chúng mình cùng nghe và tìm hiểu về câu chuyện “ Cáo, thỏ và gà trống”

* Hoạt động 1 : Kể chuyện và đàm thoại

- Bây giờ chúng mình cùng lắng nghe cô kể câu chuyện trước 1 lần nhé!

Lần 1: Cô kể diễn cảm bằng cử chỉ, giọng điệu nhâ vật

- Câu chuyện cô kể đến đây là hết rồi!

- Cô vừa kể cho các con nghe câu chuyện gì?

- Đố chúng mình biết trong câu chuyện có những nhân vật nào?

- Để hiểu rõ hơn về câu chuyện này, cô sẽ kể lại câu chuyện trên mô hình, mời các con cùng lại đây với cô nào !

Lần 2: Cô kể truyện lần 2 qua mô hình.

Đàm thoại

- Cáo và thỏ có những ngôi nhà như thế nào?

- Nhà của cáo bị làm sao?

- Không còn nhà để ở cáo đã làm gì?

- Thỏ vừa đi vừa khóc và đã gặp ai?

- Bầy chó an ủi thỏ như thế nào?

- Theo các con hiểu thế nào là an ủi?

- Cô giải thích: “ an ủi” có nghĩa là dùng lời nói của mình động viên, khuyên giải làm dịu bớt nỗi đau khổ, buồn phiền của người đang có chuyện buồn.

- Bầy chó có đuổi được cáo ra khỏi nhà không? Vì sao?

- Thỏ còn gặp ai nữa?

- Bác gấu hỏi, thỏ đã trả lời như thế nào?

- Bác gấu có đuổi được cáo ra khỏi nhà không? Vì sao?

- Cuối cùng ai đã đuổi được cáo đòi lại nhà cho thỏ?

- Gà trống đuổi cáo bằng cách nào?

-Chúng mình cùng đứng dậy làm gà trống dũng cảm đuổi cáo ra khỏi nhà giúp thỏ nào!

- Các con vừa làm chú gà trống rất giỏi.

-Vì sao gà trống lại đuổi được cáo?

- Qua câu chuyện này chúng mình học tập ở bạn gà trống đức tính gì?

- Giáo dục trẻ: Đúng rồi đấy! Bạn chó và bác gấu tuy tốt bụng nhưng còn nhút nhát nên chưa đuổi được cáo. Gà trống không những tốt bụng mà còn dũng cảm nữa nên đã đuổi được cáo lấy lại nhà cho thỏ đấy. Cô mong rằng qua câu chuyện này các con sẽ biết yêu thương đoàn két giúp đỡ bạn bè và những người xung quanh mình khi gặp khó khăn, và biết yêu quý, bảo vệ các con vật nuôi trong gia đình như gà trống, thỏ... nhé !

- Để ca ngợi lòng dũng cảm, sự tự tin của bạn gà trống cô và các con hãy cùng múa hát thật hay bài hát “ Con gà trống” nào !

* Hoạt động 2: Cô và trẻ cùng kể chuyện

- Hôm nay các con đã cùng cô khám phá câu chuyện “ Cáo, thỏ và gà trống” rất giỏi bây giờ để giúp chúng mình nhớ câu chuyện lâu hơn chương trình “ Vườn cổ tích của bé” mời chúng mình cùng tham gia vào phần chơi “giao lưu cùng bé”.

- Ở phần chơi này chúng mình sẽ tham gia kể truyện cùng cô,cô sẽ là người dẫn truyện, khi kể đến nhân vật nào thì các con hãy nói thể hiện giọng của nhân vật đó nhé.

- Cho trẻ đóng vai các nhân vật kể lại truyện.

- Các con đã thuộc truyện chưa?

- Các con rất giỏi cô khen cả lớp mình nào !

- Về nhà chúng mình hãy kể lại truyện cho mọi người trong gia đình nghe nhé.

- Các con yêu quý, chương trình “ Vườn cổ tích của bé” đến đây là kết thúc xin chào tạm biệt và hẹn gặp lại các con trong chương trình lần sau.

- Các con ơi chúng mình hãy quay lại cùng chào các cô trong ban giám khảo nào!

- Trẻ vỗ tay chào mừng

- Trẻ vỗ tay

- Trẻ chú ý lắng nghe

- Trẻ vỗ tay

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ chọn ô cửa số 1

- Trẻ giải câu đố và xem hình ảnh

- Hiền lành

- Gian ác

- Cáo, thỏ và gà trống

- Vâng ạ

- Trẻ vỗ tay

- Câu chuyện “ cáo thỏ và gà trống”

- Trẻ kể tên các nhân vật

- Trẻ nghe kể truyện trên mô hình

- Nhà của thỏ bằng gỗ còn nhà của cáo bằng băng.

- Nhà cáo bị tan ra thành nước

- Xin sang nhà thỏ sưởi nhờ rồi đuổi luôn thỏ ra khỏi nhà

- Gặp bầy chó

- Thỏ ơi đừng khóc nữa!

- Chó không đuổi được cáo. Vì nó nhút nhát

- Bác gấu

- Làm sao mà cháu không khóc được.....

- Bác gấu không đuổi được cáo. Vì bác nhút nhát

- Gà trống đã đuổi được cáo

- Trẻ làm động tác và đọc lời thơ

- Vì gà trống dũng cảm

- Học tập gà trống đức tính dũng cảm, tốt bụng, biết giúp đỡ người khác khi gặp khó khăn.

- Trẻ lắng nghe

- Trẻ múa hát cùng cô

- Vâng ạ.

- Trẻ ngồi xúm xít cùng cô kể lại chuyện

- Trẻ vỗ tay

- Vâng ạ.

- Trẻ giơ tay chào tạm biệt

Hoạt động 1. Ổn định tổ chức:

– Cô mở nhạc bài “ Gà trống thổi kèn”

Cô đóng vai bạn thỏ đi từ trong ra, vừa đi vừa hát lời của gà Trống:

“ Cúc cù cu cu…..

Ta vác hái trên vai

Đi tìm cáo gian ác

Cáo ở đâu ra ngay, ra ngay…”

– Đang đi thì tạo tình huống bất ngờ gặp các bạn ong , bướm [ Trẻ đóng] và đàm thoại cùng trẻ:

“ Thỏ xin chào các bạn ong bướm. Ôi, hôm nay trời đẹp các bạn đi kiếm mật phải không, nhìn các bạn trông xinh quá, tớ xin giới thiệu tớ là thỏ. Tớ sống trong khu rừng vui vẻ bên kia suối ấy và tớ có rất nhiều bạn nữa các bạn hãy đoán xem những người bạn của tớ là ai nhé! “

– Cô mở tranh một số con vật và hỏi đây là con vật gì?

=> Giáo dục trẻ phải biết yêu quý và bảo vệ các loài động vật.

– Hướng trẻ vào bài:

Và hơn nữa thỏ có một người bạn rất đặc biệt. Bạn ấy rất dũng cảm và giúp đỡ thỏ đấy. Các bạn biết là ai không?

Bây giờ thỏ xin mời các bạn cùng ngồi xuống và nghe thỏ kể câu chuyện của mình nhé: Câu chuyện “ Cáo, Thỏ và Gà Trống”

Hoạt động 2: Kể chuyện diễn cảm

+ Cô kể lần 1: Kể diễn cảm qua cử chỉ, điệu bộ minh họa.

–         Câu chuyện của thỏ hết rồi.

–         Thỏ vửa kể cho các bạn nghe câu chuyện gì?

+ Cô kể lần 2: Qua hình ảnh trên powerpoint

Và câu chuyện của Thỏ sẽ hay hơn nhiều khi những hình ảnh sắp xuất hiện ngay sau đây sẽ đến với các bạn qua câu chuyện của thỏ Chúng mình cùng chú ý nhé.

– Các bạn vừa nghe Thỏ kể câu chuyện gì?

* Giảng nội dung: Câu chuyện kể thỏ có ngôi nhà bằng gỗ, cáo có ngôi nhà bằng băng, mùa xuân đến Cáo xin sang nhà Thỏ ở nhờ rồi đuổi luôn Thỏ ra khỏi nhà. Bác gấu và Chó đã giúp Thỏ đuổi đi nhưng không đuổi được vì nhút nhát. Và cuối cùng nhờ vào lòng dũng cảm của Anh Gà Trống đã đuổi được Cáo đi đấy!

* Đàm thoại với trẻ:

Thỏ thấy các bạn rất hứng thú khi nghe chuyện. Vậy các bạn có muốn chơi cùng Thỏ không? Vậy bây giờ chúng mình hãy giải những câu đố của Thỏ nhé.

Câu 1: Trong chuyện có những nhân vật nào?

–         Đáp án 1: Cáo, thỏ, gà Trống, Gấu, chó.

–         Đáp án 2: Hổ, thỏ, sóc, nhím.

Câu 2: Nhà của Cáo làm bằng gì?

–         Đáp án 1: Làm bằng rơm.

–         Đáp án 2: Làm bằng Băng

Các bạn rất giỏi. Vậy các bạn có biết nhà Cáo làm bằng băng là như thế nào không?

Đó là khi mùa đông đến nhiệt độ thấp xuống âm độ, nước mưa rơi xuống gặp không khí lạnh liền đóng băng lại, người ta gọi là băng tuyết ấy.

Câu 3: Mùa xuân đến điều gì đã xảy ra?

–         Đáp án 1: Nhà Cáo tan ra thành nước.

–         Đáp án 2: Nhà Cáo bị cháy

Câu 4: Thỏ vừa đi vừa khóc và nhờ ai giúp đỡ?

–         Đáp án 1: Cứ khóc và không nhờ ai.

–         Đáp án 2: Gấu, Chó, gà Trống

Câu 5: Ai đã đuổi được Cáo ra khỏi nhà Thỏ?

–         Đáp án 1: Gà Trống

–         Đáp án 2: Gấu, Chó.

– Tại sao Gấu và chó không đuổi được Cáo đi?

Bạn chó và bác Gấu tuy tốt bụng nhưng còn nhút nhát nên chưa đuổi được cáo. Còn bạn gà Trống chẳng những tốt bụng mà còn dũng cảm nên đã đuổi được Cáo đi và lấy lại nhà cho tớ ấy các bạn ạ.

=> Các bạn cũng vậy nhé. Hãy giúp Thỏ nói với các bạn nhỏ rằng, bạn bè phải biết yêu thương nhau, không tranh giành đồ chơi và không đánh bạn. Có như vậy thì bạn mới yêu thương mình.

– Bây giờ các bạn hãy nhắc lại lời của Anh Gà Trống nào:

Lặp lại 1- 2 lần từ giọng nhỏ rồi to dần:

“ Cúc cù cu cu…..

Ta vác hái trên vai

Đi tìm cáo gian ác

Cáo ở đâu ra ngay, ra ngay…”

+ Cô kể lần 3: Cô kể qua rối dẹt

– Hôm nay thỏ thấy các bạn rất hứng thú nghe Thỏ kể chuyện. bây giờ thỏ sẽ thưởng cho các bạn 1 chuyến đi chơi tới sân khấu rối của khu rừng vui vẻ nhé.

* Hoạt động 3: Trò chơi: Chuyển thức ăn”

Ôi, mải trò chuyện cùng các bạn mà Thỏ quên mất là đang phải đến siêu thị để mang thức ăn về mời anh gà Trống rồi. Các bạn có giúp được Thỏ không?

Nhưng trên đường về nhà Thỏ rất khó đi vì vậy các bạn hãy chia thành 2 đội nối nhau, nhiệm vụ của 2 đội là chọn thức ăn cho đội mình và chuyền qua đầu lần lượt tới bạn cuối và bỏ thức ăn vào trong rồ. các bạn ong nhớ lấy cho Thỏ món củ cà rốt và các bạn bướm lấy cho thỏ những hạt Thóc về tiếp đãi anh Gà trống nhé.

* Luật chơi: Mỗi lần mỗi người chỉ được lấy 1 củ cà rốt hoặc 1 gói thóc. Nếu bạn nào cầm nhầm sẽ không được tính. Trong thời gian 1 bản nhạc. đội nào mang được nhiều hơn là đội thắng

[ Cô cho trẻ chơi 2 lượt].

* Kết thúc:

Rất cảm ơn các bạn ong, bướm đã nghe Thỏ kể chuyện và giúp thỏ chuyển thức ăn.. Vậy các bạn có muốn thăm quan khu rừng vui vẻ của Thỏ không?

Bây giờ Thỏ mời các bạn hãy tới khu rừng vui vẻ và tới nhà thỏ vui chơi nào.

– Cô bật nhạc bài “ Gà trống, mèo con và cún con” và cho trẻ ra ngoài.

 

– Đóng vai ong, bướm cùng múa hát.

– Xin chào bạn Thỏ.

– Trẻ trả lời.

– Lắng nghe.

– Trẻ trả lời.

– Ngồi và nghe cô kể chuyện.

– Lắng nghe kể chuyện.

– Vỗ tay.

– Cáo, thỏ và gà trống.

– Quan sát.

– Cáo , thỏ và gà trống.

– Lắng nghe.

– Đàm thoại cùng cô.

– Chơi cùng cô.

– Chơi cùng cô.

– Trẻ trả lời.

– Lắng nghe.

– Trẻ trả lời.

– Lắng nghe.

– Trẻ đọc to.

– Quan sát, lắng nghe cô kể.

– Có ạ.

– lắng nghe cách chơi.

– Lắng nghe và hiểu luật chơi.

– Trẻ chơi.

– Có ạ.

– Trẻ hát cùng cô và đi ra ngoài.

Video liên quan

Chủ Đề