Cách làm mờ vết nứt điện thoại

Cách làm mờ vết nứt điện thoại
Tải về bản PDF Tải về bản PDF

Khi màn hình cảm ứng và điện thoại thông minh ngày càng trở nên phổ biến thì hiện tượng trầy xước màn hình cũng không hiếm gặp. Tùy vào mức độ nghiêm trọng và vị trí, những vết trầy xước này có khi chỉ gây mất thẩm mỹ, nhưng cũng có khi làm hỏng cả thiết bị. Mặc dù những vết trầy xước tệ nhất thường đòi hỏi bạn phải thay màn hình nhưng các trường hợp nhẹ hoặc trung bình có thể xử lý được tại nhà. Bạn có thể thử đánh bóng bằng kem đánh răng (nếu là màn hình nhựa) hoặc chất đánh bóng kính (nếu là màn hình kính). Sau khi xử lý xong, bạn nên sử dụng cẩn thận để ngăn ngừa các vết trầy xước sau này.

  1. 1

    Chuẩn bị kem đánh răng. Kem đánh răng vốn là một thành phần cơ bản trong tủ thuốc gia đình và không thể thiếu vào mỗi buổi sáng. Do có tính mài mòn, kem đánh răng có thể xóa vết xước trên nhựa theo cách tương tự như làm sạch răng. Kem đánh răng thường có sẵn ở nhà mà không phải đi mua nên thường được khuyên dùng để sửa chữa những vết xước trên nhựa. Quan trọng là dùng kem đánh răng dạng kem, khác với kem đánh răng dạng gel.[1] Để có hiệu quả trên vết xước, kem đánh răng phải có tính mài mòn. Kiểm tra hộp kem đánh răng nếu bạn không biết chắc đó là kem đánh răng dạng gì.

    • Hỗn hợp muối nở cũng có tính mài mòn như kem đánh răng. Nếu thích dùng muối nở, bạn có thể trộn thành dạng kem và dùng như kem đánh răng.

  2. Cách làm mờ vết nứt điện thoại

    2

    Thoa kem đánh răng bằng vật liệu thích hợp.[2] Đây là giải pháp tại nhà, do đó không có bộ quy tắc nào về nguyên vật liệu cần dùng. Một mảnh vải mềm, khăn giấy, bông gòn hoặc bàn chải đánh răng đều có thể sử dụng được. Khi chấm kem đánh răng, bạn chỉ nên lấy một lượng nhỏ bằng hạt đậu. Lượng kem nhiều hơn sẽ làm chiếc điện thoại của bạn bẩn lem nhem.

  3. 3

    Thoa kem đánh răng lên vết xước. Sau khi chấm kem đánh răng, bạn hãy chà nhẹ bằng động tác xoay tròn. Tiếp tục chà cho đến khi vết xước gần như biến mất. Kem đánh răng vốn có tính mài mòn, vì vậy bạn không cần chà xát mạnh. Tiếp tục chà cho đến khi bạn bắt đầu trông thấy tiến triển. Ngay cả khi vết xước sâu đến mức không thể hoàn toàn xóa sạch được, tính chất mài mòn của kem đánh răng cũng sẽ giúp làm mờ các vết xước.[3]

    • Kem đánh răng không thể xóa được vết xước sâu, nhưng ít nhất cũng làm mờ hầu hết các vết xước.

  4. 4

    Lau sạch điện thoại. Khi vết xước đã mờ như mong muốn, bạn chỉ cần lau sạch kem đánh răng. Bước đầu tiên nên làm là dùng vải hơi ẩm lau kem đánh răng,[4] tiếp đó là dùng vải đánh bóng để lau sạch bụi bẩn hoặc dầu dính trên màn hình. Bằng cách này, bạn sẽ làm mới lại diện mạo của màn hình, và hy vọng là chiếc điện thoại của bạn trông sẽ còn đẹp hơn cả trước khi bị xước.

    Quảng cáo

  1. 1

    Mua chất đánh bóng kính cerium oxide. Với màn hình kính (thay vì bằng nhựa), bạn sẽ phải dùng hỗn hợp mạnh hơn kem đánh răng hoặc muối nở để xóa vết xước. Trong trường hợp này, bạn nên dùng chất đánh bóng cerium oxide.[5] Loại hóa chất đánh bóng này có bán ở dạng bột tan trong nước, hoặc ở dạng trộn sẵn. Mặc dù sản phẩm trộn sẵn hiển nhiên là tiện lợi hơn, nhưng sẽ tiết kiệm hơn nhiều nếu bạn mua dạng bột.

    • 100g bột cerium oxide là dư dả cho việc đánh bóng màn hình điện thoại.[6] Tuy nhiên có thể bạn cần mua nhiều hơn để phòng khi phải xử lý những vết xước sau này.

  2. 2

    Trộn bột thành dạng kem.[7] Nếu mua bột cerium oxide, đầu tiên bạn cần tự trộn hỗn hợp. May mắn là bước này rất dễ và xứng đáng với số tiền bạn tiết kiệm được. Đổ một ít bột (khoảng 50-100g) vào chiếc bát nhỏ. Từ từ rót thêm nước cho đến khi hỗn hợp có độ đặc như kem sữa. Trộn đều tay khi rót nước vào để đảm bảo pha đúng độ đặc.

    • Chất đánh bóng không cần tỷ lệ thật chính xác, miễn là đảm bảo có đủ lượng nước để chất đánh bóng có thể ngấm vào vật liệu dùng để thoa lên màn hình.
    • Bỏ qua bước này nếu bạn mua sản phẩm đánh bóng trộn sẵn.

  3. 3

    Dùng băng dính che chắn những điểm dễ hư hại.[8] Chất đánh bóng cerium oxide có thể gây ra một số vấn đề cho thiết bị khi rỉ vào các lỗ hở của điện thoại, bao gồm loa, giắc cắm tai nghe hoặc khe cắm sạc điện thoại. Chất này cũng có thể gây hại cho ống kính camera. Vì thế, bạn nên cách ly nơi cần đánh bóng bằng băng dính, che chắn tất cả các bộ phận dễ hư hại khi tiếp xúc với chất đánh bóng.

    • Dán băng dính trước khi lau dường như là hơi quá cẩn thận, nhưng bạn rất nên thực hiện bước này trước khi tiếp tục xử lý để đề phòng lỡ tay làm hỏng điện thoại.

  4. 4

    Thoa chất đánh bóng lên chỗ xước. Dùng vải đánh bóng chấm vào hỗn hợp cerium oxide và chà mạnh lên chỗ xước bằng động tác xoay tròn.[9] Thường xuyên kiểm tra vết xước khi trong khi chà. Cách khoảng 30 giây một lần, bạn nên dùng đầu khăn bên kia lau sạch hỗn hợp, chấm thêm một lượng mới và lặp lại quá trình để tăng tối đa hiệu quả.

    • Khi sử dụng sản phẩm đánh bóng có tính chất mài mòn, bạn cần chà mạnh tay hơn so với khi lau bình thường. Tuy nhiên bạn cũng cần đảm bảo không chà quá mạnh. Chẳng có gì tệ hơn là tạo nên các vết nứt mới khi bạn đang cố xử lý các vết cũ.

  5. 5

    Lau lại lần nữa. Sau khi đã xử lý vết xước và lau sạch chất đánh bóng, sẽ chẳng hại gì nếu bạn dùng khăn đánh bóng để lau nhanh lại lần nữa. Bằng cách này, bạn sẽ lau sạch sạn xuất hiện trong quá trình đánh bóng. Bóc băng dính mà bạn dán trước khi đánh bóng và lau sạch điện thoại. Bước này chỉ mất chưa đến một hoặc hai phút, nhưng bạn sẽ ngạc nhiên thấy chiếc điện thoại của mình đẹp thế nào khi những vết ố bẩn được lau sạch.

    • Bạn nên thường xuyên lau màn hình điện thoại. Mỗi ngày lau hai lần có vẻ là nhiều, nhưng việc này chỉ mất vài giây mà lại đảm bảo cho màn hình được sạch sẽ.

    Quảng cáo

  1. 1

    Mua miếng dán bảo vệ màn hình. Chưa bao giờ điện thoại di động lại mỏng manh và dễ xước như ngày nay. Miếng dán bảo vệ màn hình là phụ kiện mà bạn nên nghĩ đến nếu bạn lo máy bị hư hại. Các miếng dán điện thoại thông thường không tốn kém bao nhiêu và sẽ tiết kiệm hơn nhiều so với việc thay màn hình nếu chẳng may màn hình bị hỏng nặng. Loại cao cấp thì gần như không thể vỡ, loại thông thường thì chí ít cũng giúp ngăn ngừa hư hại.

    • Giữa miếng dán bảo vệ màn hình nhựa và miếng dán cường lực, tốt nhất là bạn nên mua loại thứ hai. Miếng dán bảo vệ cường lực có độ bền hơn, dễ nhìn hơn và có cảm giác dễ chịu hơn khi chạm vào.[10]

  2. 2

    Lau màn hình thường xuyên. Các vết xước nhỏ sẽ xuất hiện nếu bạn để sạn lưu lại trên màn hình. Bạn nên lau sạch màn hình điện thoại bằng khăn microfiber hoặc khăn lụa mỗi ngày hai lần để duy trì tình trạng tốt nhất.[11] Nếu điện thoại của bạn có màn hình cảm ứng thì việc lau màn hình lại càng nên làm, vì chất dầu và dấu vân tay tích tụ sẽ làm bẩn và mờ màn hình.

    • Vải quần áo như tay áo sơ mi, thậm chí là khăn lau bát cũng có thể làm khăn lau màn hình, mặc dù tốt nhất là bạn nên dùng chất liệu mềm mịn hơn như lụa hoặc microfiber để bảo dưỡng màn hình điện thoại.

  3. 3

    Cất điện thoại ở nơi an toàn. Điện thoại thường bị xước hoặc hư hại khi bạn đem đi đâu đó. Quan trọng là bạn cần nghĩ xem vết xước xuất hiện là do đâu. Cất điện thoại ở một ngăn riêng thay vì để chung với chùm chìa khóa hay tiền xu. Nếu có thể, bạn hãy bỏ điện thoại vào túi có khóa kéo, phòng khi rơi ra ngoài.

    • Không đút điện thoại vào túi quần sau. Ngoài rủi ro nứt vỡ màn hình điện thoại nếu bạn vô tình ngồi lên còn có nguy cơ về các vấn đề thần kinh do điện thoại gây áp lực lên mông.[12]

    Quảng cáo

  • Điện thoại bị xước là vấn đề rất thường gặp nên cũng có nhiều dịch vụ chuyên nghiệp giúp sửa chữa nhanh vấn đề này. Nếu vết xước khá nặng hoặc nếu không có thời gian để tự sửa, bạn có thể lên mạng tìm kiếm tiệm sửa điện thoại gần khu bạn ở. Lưu ý rằng một số nơi tính giá khá đắt, vì thế bạn nên cố gắng thử tự xử lý trước.
  • Mặc dù màn hình nhựa hay kính có thể phân biệt được bằng cảm giác khác nhau khi chạm vào, nhưng bạn nên tìm xem model điện thoại (xem trên mạng hoặc sách hướng dẫn sử dụng) để biết nên dùng vật liệu gì là phù hợp.[13]
  • Có các loại điện thoại mới và sắp ra mắt được quảng cáo là thiết bị "tự phục hồi". Loại nhựa của những chiếc điện thoại này có khả năng tự phục hồi các vết xước trung bình. Nếu bạn hay làm xước điện thoại nhưng lại muốn điện thoại luôn bóng loáng, có lẽ bạn nên tìm hiểu các kiểu điện thoại "tự phục hồi" khi mua sắm lần sau.[14]

  • Nếu chọn dùng chất đánh bóng mạnh, có thể bạn sẽ làm mất đi lớp phủ bảo vệ màn hình. Lớp phủ màn hình (chẳng hạn như oleophobic) có chức năng giảm ma sát và tăng độ thoải mái khi sử dụng thiết bị. Bạn cần nhớ điều này và cân nhắc các mặt lợi và hại khi đánh bóng màn hình.