Cách lên size núm cho bé

Bài viết được tham vấn chuyên môn cùng Bác sĩ chuyên khoa I, Bác sĩ nội trú Nguyễn Hùng Tiến - Bác sĩ Nhi - Sơ sinh - Khoa Nhi - Sơ sinh - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Hải Phòng.

Khi quyết định cho trẻ tập bú bình, mẹ cần lựa chọn núm vú phù hợp cho trẻ nhất. Khi tìm được núm vú giả phù hợp, bạn mới chọn loại bình và các loại phụ kiện khác kèm theo.

Khi mua sắm đồ dùng cho con, mẹ không cần phải bỏ ra một số tiền quá lớn. Chi phí của những phụ kiện này cộng lại sẽ tăng lên nhanh chóng. Vì vậy, chỉ mua một vài món cơ bản lúc đầu.

Làm sạch cẩn thận bình sữa và núm vú, đồng thời sử dụng sữa công thức một cách an toàn là những điều tốt nhất bạn cần làm cho trẻ để đảm bảo trẻ ăn sữa công thức hợp vệ sinh. Khi lựa chọn núm vú giả phù hợp cho trẻ, cần lưu ý một số thông tin sau:

  • Chất liệu: bạn có thể chọn núm silicon hoặc latex. Núm silicon săn chắc hơn và giữ hình dạng lâu hơn. Núm vú cao su mềm dẻo hơn nhưng không sử dụng được lâu. Trong những trường hợp hiếm gặp, trẻ sơ sinh có thể bị dị ứng với latex.
  • Hình dáng: bạn có thể lựa chọn hình dạng núm vú tuyền thông, có thể chỉnh nha, đầu phẳng hoặc loại có rãnh và hình dạng giống ty mẹ. Núm ty chỉnh nha được thiết kế để phù hợp với vòm miệng và nướu của trẻ. Núm vú phẳng có hình dạng mô phỏng ty mẹ.
  • Độ tuổi, kích thước và lưu lượng: núm vú thường có các kích cỡ và tốc độ dòng chảy cho trẻ ở các giai đoạn phát triển khác nhau. Nếu bạn đang cho trẻ sơ sinh bú bình, hãy mua kích thước cỡ nhỏ nhất, rồi xác định núm vú nào bé thích. Có những loại núm vú đặc biệt, sản xuất cho trẻ sinh non hoặc trẻ sơ sinh có vấn đề về miệng, ảnh hưởng đến khả năng bú. Những núm vú đặc biệt này có thể giúp kiểm soát hoặc đo tốc độ dòng chảy. Theo dõi để đảm bảo trẻ không gặp khó khăn khi bú. Hoặc sữa chảy quá nhiều khiến trẻ bị nghẹn hoặc sặc.

Khi lựa chọn núm vú, mẹ cần lưu ý thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn lứa tuổi của trẻ. Thông thường, cứ trung bình 2 đến 3 tháng, bạn cần thay đổi núm ty cho trẻ, ngoài ra còn phụ thuộc vào loại sản phẩm, tần suất sử dụng cũng như chất lượng sản phẩm và việc giữ gìn vệ sinh, bảo quản của mẹ.

Mẹ cần chú ý thay núm vú giả trong trường hợp mẹ hãy thử dốc sữa ra khỏi núm ty. Nếu nó đỏ ra một dòng, lỗ quá lớn thì nên thay cái mới. Thường xuyên kiểm tra núm ti trước mỗi lần sử dụng xem có bị mòn, hay đổi màu hoặc mỏng.

Chọn núm vú phù hợp giúp trẻ thích thú và hợp tác hơn trong việc uống sữa bằng bình

Một số dấu hiệu cho thấy mẹ cần thay núm ti:

  • Núm bị dính lại và không ra sữa: Thông qua kiểm tra theo dõi màu của núm, mẹ có thể kiểm tra chất lượng của núm. Khi thấy trẻ mút sữa thì núm bẹp lại khiến sữa không chảy kèm theo dấu hiệu như bình nhạt màu, núm phồng lên, phần cao su mềm.... thì mẹ cần biết rằng núm vú này không thể sử dụng được nữa rồi
  • Sữa chảy thành dòng không đều: Thay vì sữa chảy theo kiểu nhỏ giọt, sữa sẽ chảy ra thành dòng, nghĩa là núm vú có vấn đề vì khi đó đầu núm đã quá to so với mức bình thường, điều này dễ khiến trẻ bị sặc.
  • Khi cần nâng size núm vú: núm vú và bình sữa bao lâu thì thay còn tùy thuộc vào sự phát triển của trẻ. Mỗi cữ trẻ ăn càng nhiều và lực bú càng khỏe hơn khi trẻ càng nhiều tháng. Vì vậy, mẹ cần theo dõi nhu cầu ăn của trẻ để thay núm vú có size lớn hơn, bình sữa lớn hơn nhằm phù hợp với nhu cầu của trẻ.

Trên thị trường hiện này có rất nhiều mẫu mã khác nhau. Những loại bình sữa ngăn không cho không khí lọt vào, những bình sữa bé dễ cầm và nhiều bình sữa dùng một lần.

Chất liệu bình sữa

  • Bạn có thể chọn bình sữa nhựa, thủy tinh, thép không gỉ hoặc kiểu kết hợp có một bình thủy tinh bên trong ống nhựa hoặc silicon
  • Nếu dùng chai nhựa, bạn cần phải thay thế chúng thường xuyên
  • Bình sữa thủy tinh thì không cần, miễn chúng không bị vỡ, sứt mẻ hoặc nứt. Hạn chế là chúng nặng hơn và có thể khiến trẻ khó cầm hơn [một khi trẻ sẵn sàng để tự cầm bình sữa]. Ngoài ra, bình thủy tinh có thể gây nguy hiểm nếu bị vỡ
  • Bình sữa được làm bằng thép không gỉ không chứa nhựa và nhẹ hơn bình thủy tinh

Độ tuổi và kích thước bình sữa

Đối với trẻ sơ sinh, hãy mua bình sữa nhỏ hơn. Và chuyển sang bình sữa cỡ lớn hơn khi trẻ được khoảng 4 tháng.

Cha mẹ cần lựa chọn kích thước bình sữa phù hợp với từng giai đoạn của trẻ sơ sinh

Để lựa chọn bình sữa an toàn cho trẻ, mẹ cần lưu ý:

  • Sử dụng bình thủy tinh hoặc bình được làm từ thép không gỉ
  • Viện Hàn lâm Nhi khoa Hoa Kỳ [AAP] khuyến cáo các bậc cha mẹ nên tránh sử dụng chất dẻo có mã tái chế 3 [phthalates], 6[styrene] và 7 [bisphenol]. Trừ khi được dán nhãn là các sản phẩm thân thiện với thiện nhiên, được sản xuất theo phương pháp sinh học
  • Không hâm nóng bình sữa bằng lò vi sóng, nước đun sôi, hay cho vào máy rửa chén, hoặc bất kỳ thiết bị nào sử dụng nhiệt vì nhiệt độ cao có thể giải phóng hóa chất có trong nhựa
  • Để làm sạch an toàn, sử dụng bàn chải hoặc miếng bọt biển không ăn mòn. Chà bằng nước ấm, xà phòng và rửa sạch. Hoặc sử dụng bình sữa làm bằng thủy tinh hoặc thép không gỉ, an toàn khi cho vào máy rửa chén.
  • Không lưu trữ sữa công thức trong chai nhựa. Sữa công thức thừa thì bỏ đi phần còn lại
  • Không dùng nước quá nóng để pha sữa
  • Để làm ấm sữa công thức, đặt bình sữa vào một bát nước ấm hoặc dội dưới vòi nước ấm.

Nên mua cho bé loại núm vú có kích thước nhỏ nhất trong các loại đang bán trên thị trường nếu bé đang bú bình. Nên lựa chọn các loại núm vú nào phù hợp nhất với bé để bé sử dụng. Cần tìm loại núm vú phù hợp với độ tuổi của con bạn nếu bạn mới cho bé cai sữa mẹ và chuyển sang bú bình.

Trước tiên, mặc dù bạn có thể sử dụng núm vú được bán kèm với bình sữa trong bộ bình sữa dành cho trẻ sơ sinh, nhưng tốt nhất tìm cho bé loại núm vú mà bé thật sự thích. Bạn có thể mua loại núm vú đó với số lượng lớn khi bạn đã biết sở thích của bé.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch trực tuyến TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn!

Bài viết tham khảo nguồn: babycenter.com

XEM THÊM:

Làm mẹ lần đầu, người mẹ nào cũng mong muốn chuẩn bị cho mình đầy đủ kiến thức để chăm con thật tốt, từ học cách cho con bú đến học cả cách lựa chọn đồ dùng cho bé sao cho phải thật an toàn và đảm bảo. Để tiếp thêm vào “cẩm nang” của Mẹ những kiến thức, trong bài viết này Pigeon muốn chia sẻ đến Mẹ một số thông tin hữu ích liên quan đến việc sử dụng và bảo quản núm ty cho bé:

Hình ảnh minh họa

Ở giai đoạn nào Bé sẽ phù hợp với núm ty cỡ nào?

Đối với các loại núm ty cổ rộng, thường có đa dạng các loại kích cỡ núm ty dành cho bé từ sơ sinh đến dưới 2 tuổi .

Núm ty siêu mềm [dùng cho bình cổ rộng] Bé sơ sinh: size SS Bé từ 1-3 tháng: size S Bé từ 3-6 tháng: size M Bé từ 6-12 tháng: size L [núm ty chữ Y]

Bé từ 12-24 tháng: size LL [núm ty chữ Y]

Núm ty siêu mềm [dùng cho bình cổ hẹp] Bé 0-3 tháng: size S Bé từ 4 tháng: size M Bé từ 6 tháng: size Y [núm ty chữ Y]

Bé từ 9 tháng: size L

Núm ty mềm [dùng cho bình cổ hẹp] Bé 0-3 tháng: size S Bé từ 4 tháng: size M Bé từ 7 tháng: size L

Mẹ lưu về khi mua bình sữa thì lưu ý chọn núm ty phù hợp với bé Mẹ nhé!

Các giai đoạn nên thay núm ty mới cho bé? Mẹ cần lưu ý thay đổi cho phù hợp với từng giai đoạn lứa tuổi của bé. Trung bình một núm ty thông thường chỉ nên sử dụng từ 2-3 tháng, bên cạnh đó, còn phụ thuộc vào loại sản phẩm cũng như tần suất sử dụng, chất lượng sản phẩm và việc giữ gìn vệ sinh, bảo quản của mẹ.  Núm cao su có khả năng chịu nhiệt ở tầm 100c, có thể sử dụng trong vòng 3 tháng và nên thay 2-3 tháng/lần

Núm silicon có khả năng co giãn tốt và bền hơn so với núm cao su, khả năng chịu nhiệt là 120C, trung bình 3 tháng nên thay một lần.


Các dấu hiệu nhắc nhở Mẹ đã đến lúc thay núm ty cho Bé

- Núm ty đã bị ngả màu đục hơn so với trước đây Sau một khoảng thời gian sử dụng, núm ty sẽ bị chuyển sang trạng thái bị đục. Nếu Mẹ thấy sử dụng được trên 3 tháng núm ty có sự biến dạng thì nên thay núm mới cho Bé.

- Núm vú bị dính lại hoặc phồng lên và không ra sữa.

Mẹ có thể kiểm tra chất lượng của núm bình thông qua kiểm tra theo dõi màu của núm. Trường hợp thấy núm bình nhạt màu, núm phồng lên, phần cao su phồng mềm, khi bé mút sữa thì núm bị bẹp lại khiến sữa không chảy ra được. Các dấu hiệu này là thông báo đến Mẹ rằng chiếc núm vú này không thể dùng được nữa rồi.

- Sữa chảy ra thành dòng và không chảy đều

Thông thường dòng sữa đi qua núm ty sẽ chảy ra theo kiểu nhỏ giọt. Nhưng nếu mẹ nhận thấy sữa tuôn ra thành dòng thì có nghĩa là núm vú có vấn đề vì khi đó đầu núm đã quá to so với mức bình thường, có thể khiến Bé bị sặc sữa.

- Thay núm ty cho bé khi cần nâng size


Bình sữa dùng bao lâu thì thay còn tùy thuộc vào sự phát triển của bé. Sự phát triển của bé sơ sinh tỉ lệ thuận với sức bú mút và khẩu phần ăn. Bé càng nhiều tháng tuổi thì mỗi cữ sữa bé ăn càng nhiều và lực bú khỏe hơn. Vì vậy mẹ theo dõi tình trạng ăn của bé để thay bình và núm ty có size lớn hơn cho phù hợp với nhu cầu ăn của bé. Mẹ có thể tham khảo cách chọn núm ty theo độ tuổi mà Pigeon vừa mách ở trên.


Cách lắp bình sữa PPSU chuẩn Pigeon

      Hình: Cách lắp núm ty bình cổ hẹp đúng cách

Bước 1: Lắp núm ty từ dưới nắp vặn lên trên Bước 2: Lắp nắp vặn núm ty vào cổ bình Bước 3: Vặn vừa khít và chắc chắn

Bước 4: Đậy nắp đậy để bảo quản bình sữa

Hình: Cách lắp núm ty bình cổ rộng đúng cách

Bước 1: Bóp và giữ chặt phần vách núm ty Bước 2: Lắp núm vú từ trên nắp vặn xuống dưới Bước 3: Nhấn nhẹ núm vú cho khíp với nắp vặn

Bước 4: Dùng ngón tay bóp nhẹ van thông khí để chắc chắn van được mở

Qua những chia sẻ vừa rồi, Mẹ đã có thêm những kiến thức hữu ích và có thể lưu ý hơn khi sử dụng núm ty cho bé, dù chỉ là một vật dụng nhỏ thôi nhưng là đồ dùng cho trẻ con thì sản phẩm nào cũng phải thật đảm bảo và an toàn vì sức khỏe bé yêu của Mẹ là quan trọng.

admin

Video liên quan

Chủ Đề