Cách luyện đọc cho bé lớp 1

Ghép phụ âm với nguyên âm đơn tạo ra từ đơn. Ví dụ C_A –> Ca

Ba mẹ chú ý chỉ dạy con các từ có nghĩa trong hệ thống tiếng Việt, không để con gán ghép những từ vô nghĩa, chẳng hạn những từ Cy, By không có nghĩa, không cần dạy.

Khi ghép được nguyên âm đơn, nên cho con biết chữ này nằm trong từ gì. Ví dụ dạy về Ca, chỉ cho con cái ca. Cá là con cái…

Lâu dần, bé sẽ tự phát hiện ra những từ quen thuộc xung quanh. Ba mẹ sẽ hỏi lại con chữ đó có trong từ gì, chẳng hạn “ngon” nằm cùng “món ngon”… Bé sẽ nghĩ 1 lúc và trả lời khá nhiều đấy.

Con sẽ quên rất nhanh, đó là do đặc điểm thần kinh của trẻ trong độ tuổi này. Đừng mất bình tĩnh khi dạy con, đồng thời gắn kết từ mới học với thực tế, con mới nhớ lâu.

Dạy từ đơn có thanh

Sau khi bé biết đánh vần và đọc: ba, bo, bô, bu, bư, bi, chúng ta dạy ghép thêm dấu thanh vào các chữ này để tạo nên từ mới. Đọc cho hiểu ba-huyền-bà, bo-huyền-bò… tạo thành các từ mới ba, bò, bố, bú, bi…

Khuyến khích con đánh vần từ đơn có thanh ở những từ bé thường bắt gặp hàng ngày. Cùng từ Ba hãy ghép nhiều dấu thanh vào để trẻ thấy cách cấu tạo từ đơn giản. Học tốt từ đơn có thanh và giải thích cho bé hiểu từ nào có nghĩa, từ nào không có nghĩa sẽ giúp bé rất nhiều trong việc luyện viết chính tả về sau.

Ghép nguyên âm đôi

Tương tự như nguyên âm đơn, hãy yêu cầu bé ghép các phụ âm đầu vào và thêm dấu thanh, chúng ta sẽ được các từ và các tiếng. Dạy con các tiếng đó phải đặt trong ngữ cảnh nào, phải chỉ cái gì, con gì, sự vật, sự việc gì. Chỉ có thế bé mới nhớ được lâu.

Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc luôn đặt ra thách thức với các bậc phụ huynh, nhất là khi trẻ không chịu hợp tác hoặc tỏ ra khó tiếp nhận kiến thức mới.

Đa số cha mẹ gặp khó khăn trong việc dạy trẻ lớp 1 đánh vần, một mặt là các con không ghi nhớ hết mặt chữ cái, mặt khác là không hiểu nguyên lý ghép vần trong Tiếng Việt. Giải thích cho bé cách đọc và ghép vần Tiếng vần trở nên khó khăn hơn nữa khi các bậc phụ huynh không có chuyên môn sư phạm. Làm thế nào để cải thiện tình trạng học chữ cái cho trẻ lớp 1, nhất là khi trẻ tỏ ra ương bướng hoặc không hợp tác với người lớn. Dưới đây là phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc hiệu quả nhất hiện nay, được nghiên cứu bởi các chuyên gia ngôn ngữ học Việt Nam.

Xem thêm:

Dạy trẻ lớp 1 học chữ cần có thời gian và sự kiên trì

Bước đầu tiên trước khi dạy trẻ lớp 1 tập đọc, người lớn cần giúp trẻ ghi nhớ rõ 29 chữ cái trong Tiếng Việt. Có rất nhiều cách khác nhau để dạy trẻ chữ cái như: dùng bộ thẻ dạy trẻ biết đọc sớm, dạy chữ cái thông qua hình ảnh minh họa, hoặc dạy trẻ học chữ cái thông qua trò chơi học tập [vận động],…

Đối với trẻ chuẩn bị vào lớp 1, thì việc dạy chữ cái trở nên khó khăn hơn. Bởi giai đoạn này, trẻ chưa thực sự chuẩn bị tâm lý cho vấn đề học tập. Hoạt động chủ đạo của trẻ ở trường mầm non vẫn là “vui chơi” hoặc học mà chơi – chơi mà học. Trẻ cần có thời gian làm quen với hình thức học tập trung và tiếp nhận nhiều kiến thức cùng lúc.

Trẻ không thể ghi nhớ 29 chữ cái trong một sớm một chiều, việc học này có thể kéo dài 2-4 tháng, thậm chí là 6-12 tháng tùy vào khả năng của mỗi trẻ. Do đó, người lớn không được nôn nóng trong quá trình dạy trẻ học chữ cái. Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần cần có quá trình và đi tuần tự các bước, bắt đầu bằng việc nhận dạng 29 chữ cái, thanh dấu, phân biệt nguyên âm và phụ âm, sau đó tiến tới ghép vần và đọc Tiếng Việt.

Để trẻ ghi nhớ tốt 29 chữ cái, cha mẹ cần thực hiện những công việc sau:

– Một là: dạy trẻ đều đặn mỗi ngày 2-3 chữ cái. Tùy vào hứng thú và khả năng tiếp nhận kiến thức của trẻ, cha mẹ có thể tăng lên dạy trẻ 4-5 chữ cái/1 ngày. Tuy nhiên, cha mẹ không nên dạy con quá nhiều chữ cái/1 ngày bởi trẻ không thể nhớ hết ngần đấy chữ cái vào ngày hôm sau.

– Hai là: dạy chữ cái cho trẻ có hình ảnh đi kèm. Hình ảnh minh họa cho chữ cái là yếu tố không thể thiếu trong phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc. Nó có tác dụng gây hứng thú, thu hút sự chú ý của trẻ, giúp trẻ ghi nhớ tốt hơn mặt chữ cái. Ví dụ như: dạy đến chữ “a” – người lớn đưa ra hình ảnh “con gà”, dạy đến chữ “g” – cho trẻ xem hình ảnh “con gấu”.

– Ba là: dạy trẻ học chữ cái mọi lúc mọi nơi trong cuộc sống hằng ngày. Người lớn có thể cho trẻ làm quen với chữ cái thông qua hoạt động sống bình thường. Ví dụ như: trong lúc xem tivi, mẹ có thể chỉ cho bé những chữ cái đơn giản và hướng dẫn trẻ đọc theo nó; trong khi đi dạo trên đường phố, cha mẹ có thể chỉ cho bé những biển hiệu đường phố chứa những chữ cái đã học,…

Có vô vàn cách dạy trẻ chuẩn bị vào lớp 1, chỉ cần cha mẹ biết đâu là phương pháp phù hợp với con em mình, vừa giúp con học tập hiệu quả mà không đánh mất thời gian vui chơi giải trí vốn có.

Giúp trẻ ghi nhớ bảng chữ cái đầu tiên

Sau khi trẻ nhớ hết 29 chữ cái trong Bảng chữ cái Tiếng Việt, phụ huynh tiến tới dạy trẻ phần thanh dấu bao gồm: hỏi, ngã, nặng, sắc, huyền. Kết thúc bước này, người lớn hướng trẻ sang ghép vần đơn giản.

Trong Tiếng Việt có 12 nguyên âm đơn bao gồm: a, ă, â, e, ê, i, o, ô, ơ, u, ư, y và 7 nguyên âm đôi được hình ghép từ các nguyên âm đơn: ia, yê, ua, uô, ưa, ươ. 17 phụ âm trong Tiếng Việt gồm có: b, c, d, đ, g, h, k, l, m, n, p, q, r, t, v, x. Lấy lần lượt phụ âm ghép với nguyên âm đơn rồi thêm dấu và hướng dẫn trẻ cách đánh vần đúng. Ví dụ như: ba, bá, bà, bả, bạ, bã,…

Cứ như vậy ghép hết phụ âm với nguyên âm đơn [có dấu và không dấu], đến khi thuần thục thì chuyển sang ghép phụ âm với nguyên âm đôi [có dấu và không dấu]. Ví dụ như: bia, bía, bìa, bỉa, bĩa, bịa,… Những buổi học chữ đầu tiên, trẻ có thể gặp khó khăn trong cách ghép vần và phát âm, do trẻ chưa hiểu được nguyên lý thực sự của ghép vần Tiếng Việt. Tình trạng này sẽ được cải thiện dài sau 4-5 buổi học khi người lớn chỉ bảo tận tình và dạy trẻ cách phát âm chính xác âm-vần trong Tiếng Việt.

Hướng dẫn trẻ cách ghép vần và phát âm chính xác

Phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc có hiệu quả hay không phụ thuộc rất nhiều vào thái độ làm việc của người lớn và sự hợp tác của trẻ. Trong quá trình dạy trẻ học chữ cái [nhất là giai đoạn trẻ chuẩn bị vào lớp 1], người lớn thường đối mặt với tâm lý nôn nóng, vội vã, muốn con nhanh chóng biết đọc biết viết để bắt kịp bạn bè.

Đứng trước tình huống trẻ mải chơi, không tập trung học bài hoặc “chậm” tiếp nhận kiến thức, đa số trẻ mẹ nóng giận và quát tháo trẻ. Đấy chỉ là tâm lý bình thường của người lớn nhưng vô hình chung làm trẻ sợ hãi và không muốn tiếp tục việc học nữa. Dù chỉ là dạy chữ cái cho trẻ tại nhà, thì bố mẹ vẫn nên ghi nhớ những nguyên tắc sau của giáo dục đó là:

Không phải đứa trẻ nào cũng có khả năng tiếp nhận bài học giống nhau, do đó với mỗi trẻ riêng biệt người lớn cần lựa chọn cách dạy học thích hợp. Cha mẹ nên hiểu rằng: hoạt động chủ đạo của trẻ em lứa tuổi mầm non là vui chơi, nhưng đến thời kỳ tiểu học thì hoạt động chủ đạo của trẻ lại là học tập. Trẻ phải có thời gian chuyển đổi và thích nghi dần với cách học tập mới mẻ.

Bước đầu dạy trẻ học chữ cái thường rơi vào tình trạng khó khăn và áp lực. Trẻ chỉ có thể học theo kiểu vừa học – vừa chơi [tức là làm quen với chữ cái thông qua trò chơi học tập]. Trẻ khó lòng tiếp nhận kiến thức nhanh và nhiều như cha mẹ mong muốn. Dẫu vậy, người lớn cũng nên bình tĩnh và kiên trì với trẻ. Tình trạng trẻ học chữ cái trước khi bước vào lớp 1 sẽ được cải thiện dần theo thời gian, khi mà trẻ nâng cao hơn nữa khả năng nhận thức và tập trung vào giờ học.

Không gây áp lực cho trẻ trong quá trình học tập

Trẻ em có khả năng ghi nhớ tốt vấn đề thông qua hình ảnh trực quan sinh động. Mọi lời giải thích của người lớn sẽ trở nên khó hiểu với trẻ, nếu không có hình ảnh [hoặc sự vật] miêu tả đi kèm.

Cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần cũng vậy, trẻ dường như gặp khó khăn trong việc ghép các phụ âm với nguyên âm đơn hoặc nguyên âm đôi, không hiểu ghép với nhau sẽ ra chữ gì và phát âm thế nào cho đúng. Người lớn cần có hình ảnh trực quan cho trẻ xem xét để trẻ tiếp thu kiến thức dễ dàng hơn.

Nếu bạn chú ý quan sát sẽ nhận thấy: sách, truyện hay tài liệu biên soạn cho trẻ tiểu học đều có hình vẽ [hoặc ảnh chụp] đi kèm. Mục đích là để gây hứng thú với trẻ, kích thích trẻ ghi ghi nhớ tốt hơn nội dung của tài liệu. Do đó, cách dạy trẻ lớp 1 đánh vần không thể thiếu bộ chữ cái Tiếng Việt [có dấu đi kèm], giáo trình dạy học [có thể là sách giáo khoa lớp 1 do Bộ Giáo dục và Đào tạo biên soạn], giáo cụ dạy học [thông thường là hình ảnh minh họa], và cách phát âm chuẩn xác của người dạy học.

Tạo không khí học tập thoải mái nhất cho trẻ lớp 1

Trên đây là phương pháp dạy trẻ lớp 1 tập đọc dễ dàng, cha mẹ có thể tham khảo và tiến hành dạy trẻ học tại nhà. Cách dạy trẻ lớp 1 thông minh và chủ động trong học tập được chia sẻ tại Blog nuoidaytre.com.vn. Các bậc phụ huynh có thể xem chi tiết tại website chính thức.

Video liên quan

Chủ Đề