Cách mở đầu câu chuyện với người lạ

Cùng viết bởi Patrick Muñoz

Tham khảo     X

Bài viết này đã được cùng viết bởi Patrick Muñoz. Patrick là huấn luyện viên giọng nói & lời nói được quốc tế công nhận, tập trung về kỹ thuật nói trước công chúng, sức mạnh thanh âm, chất giọng và bản ngữ, lồng tiếng, diễn xuất và ngữ âm trị liệu. Ông đã làm việc với các khách hàng như Penelope Cruz, Eva Longoria và Roselyn Sanchez. Ông được BACKSTAGE bầu là Huấn luyện viên Giọng nói và Bản ngữ yêu thích của Los Angeles, là huấn luyện viên giọng nói và lời nói cho các bộ phim kinh điển của Disney và Turner và là thành viên của Hiệp hội Huấn luyện viên Giọng nói & Lời nói.

Bài viết này đã được xem 316.962 lần.

Bắt chuyện với ai đó là một việc khá thách thức nếu bạn không biết phải mở đầu như thế nào, và sự im lặng hay lúng túng có thể khiến mọi người không thoải mái. Nhưng ngay cả khi bạn nghĩ rằng mình không có gì để nói, vẫn có nhiều cách giúp bạn có một cuộc trò chuyện sâu sắc. Hãy tìm các đề tài thông thường mà bạn có thể nói được và học cách lắng nghe chủ động để cuộc trò chuyện luôn thú vị. Khi đã thoải mái hơn với việc trò chuyện với người khác, bạn sẽ luôn biết cách bắt chuyện trong bất kỳ tình huống nào!

Các bước

Phương pháp 1 của 3:Mở đầu cuộc trò chuyện

Cách mở đầu câu chuyện với người lạ
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ

1Tự giới thiệu mình nếu bạn chưa bao giờ gặp người đó. Nếu muốn nói chuyện với một người lạ, bạn hãy tiến đến gần, nhìn vào mắt người đó và mỉm cười. Nói lời chào và giới thiệu tên của bạn để họ thấy thoải mái khi ở cạnh bạn. Chìa tay ra bắt để người kia có cảm giác kết nối với bạn và có hứng thú nói chuyện hơn. Hỏi tên của họ để bắt đầu một cách tự nhiên, dẫn đến cuộc trò chuyện lâu hơn.[1] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, bạn có thể nói Chào anh, tôi là Sơn. Rất vui được gặp anh.
  • Bạn không cần tự giới thiệu nếu chỉ muốn nói chuyện bình thường, nhưng điều này sẽ giúp người ta cởi mở với bạn hơn.
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ

2Nói một điều gì đó tích cực để mời gọi những người khác trò chuyện. Khi mở đầu cuộc trò chuyện bằng một điều tiêu cực, bạn có thể khiến mọi người không cởi mở và không có hứng nói chuyện. Hãy nhắc đến những thứ mà bạn thực sự thích thú và mỉm cười khi nói chuyện với người kia để họ cởi mở hơn và nói chuyện với bạn. Kể về thứ mà bạn thích và hỏi họ thấy nó thế nào để lôi cuốn họ vào cuộc trò chuyện.[2] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, nếu đang ở trong một buổi tiệc, bạn có thể nói Nhạc ở đây hay nhỉ. Bạn có thích bản nhạc này không? hoặc Chị đã thử các món ăn ở đây chưa? Ngon lắm đấy. Kết thúc bằng một câu hỏi để khuyến khích người kia đáp lại và bắt đầu trò chuyện.
  • Nếu người đó có vẻ rụt rè hoặc e ngại, thái độ chủ động và cởi mở của bạn có thể giúp họ cảm thấy thoải mái hơn.[3] X Nguồn chuyên gia
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ

Patrick Muñoz
Huấn luyện viên Giọng nói & Lời nói Phỏng vấn chuyên gia.  12 November 2019. Đi tới nguồn

Cách mở đầu câu chuyện với người lạ
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ

3Nói lời khen để bắt chuyện với người đó. Tìm một điểm tốt trong tính cách hoặc trang phục của họ để khen. Hãy chân thành trong lời khen, kẻo họ cảm thấy bạn không thật lòng và ngại nói chuyện với bạn.[4] X Nguồn chuyên gia

Cách mở đầu câu chuyện với người lạ

Patrick Muñoz
Huấn luyện viên Giọng nói & Lời nói Phỏng vấn chuyên gia.  12 November 2019. Đi tới nguồn  Duy trì cuộc trò chuyện bằng một câu hỏi tiếp theo lời khen để họ đáp lại.[5] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Bạn có thể nói những câu kiểu như Cái váy bạn mặc trông rất xinh. Bạn mua ở đâu vậy? hoặc Chị có khiếu thẩm mỹ thật đấy. Làm thế nào chị tìm được bộ đồ này thế?
  • Cố gắng dùng các câu hỏi mở càng nhiều càng tốt để những câu đối thoại không kết thúc bằng từ có hoặc không.
  • Tránh nói về ngoại hình của ai đó, vì điều này có thể khiến họ không thoải mái và không có phản ứng tốt.
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ

4Đề cập đến sự vật xung quanh để mở đầu cuộc trò chuyện nếu bạn không nghĩ ra được thứ gì khác. Nếu bạn chưa nghĩ ra được cách nào để bắt chuyện, hãy nhìn xung quanh và chú ý quan sát một thứ gì đó, chẳng hạn như thời tiết, khung cảnh, con người hoặc một sự việc đang diễn ra. Hãy tỏ thái độ lạc quan để người kia có hứng thú nói chuyện với bạn hơn.[6] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, bạn có thể nói Lần đầu tiên mình đến quán cà phê này đấy. Bạn có biết ở đây có gì ngon không? hoặc Giá mà hôm nay trời nắng ráo thì tốt quá. Mấy hôm nay trời cứ âm u suốt.
  • Thể hiện óc hài hước khi trò chuyện để thu hút người kia và khiến cuộc tán gẫu giữa hai bên thêm thú vị.

Phương pháp 2 của 3:Tìm các đề tài để nói chuyện

Cách mở đầu câu chuyện với người lạ
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ

1Hỏi người kia làm nghề gì hoặc học ở đâu để tìm ra sự kết nối với họ. Bắt chuyện với người đó bằng cách hỏi về công việc hoặc trường học. Hỏi xem họ làm nghề gì, họ đã ở đó được bao lâu rồi, gần đây công việc của họ có gì vui không. Nếu người đó vẫn đang đi học, bạn có thể hỏi họ đang học ngành nào và mong muốn làm gì sau khi tốt nghiệp.[7] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Nhớ trả lời nếu họ cũng hỏi về nghề nghiệp hoặc việc học tập của bạn.
  • Tỏ ra quan tâm chân thành về nghề nghiệp của họ, cho dù công việc của họ nghe không hấp dẫn lắm đối với bạn. Cứ xem đây là một cơ hội để biết thêm về người đó và ngành nghề của họ.
  • Vài câu hỏi của bạn về bản thân người đó cũng sẽ giúp họ cảm thấy có giá trị và được tôn trọng.[8] X Nguồn chuyên gia
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ

Patrick Muñoz
Huấn luyện viên Giọng nói & Lời nói Phỏng vấn chuyên gia.  12 November 2019. Đi tới nguồn

Cách mở đầu câu chuyện với người lạ
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ

2Nói về các sở thích chung của bạn và người kia để hiểu nhiều hơn về họ. Người ta thường thích nói về những thứ mà họ đam mê, vì thế bạn nên hỏi người kia xem họ thích làm gì ngoài giờ làm việc hoặc giờ học và ghi nhớ những điểm mà bạn cảm thấy hay hay. Khi họ hỏi bạn có sở thích gì, bạn hãy nhắc đến bất cứ hoạt động nào giống với sở thích của họ để có thể tiếp tục trò chuyện về đề tài đó. Nếu bạn quan tâm đến một trong các thú tiêu khiển của người kia, hãy hỏi họ làm thế nào để bạn cũng có thể thử tham gia.[9] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, bạn có thể nói điều gì đó như Ồ mình chưa thử đóng đồ mộc bao giờ. Người mới học thì làm gì là dễ nhất?
  • Nhớ đừng lấn át người kia hoặc chỉ kể về các sở thích của mình. Hãy đặt các câu hỏi về những thứ mà người kia thích làm để duy trì một cuộc trò chuyện hai chiều.
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ

3Bình luận về phim ảnh, chương trình truyền hình hoặc sách báo nếu bạn muốn nói chuyện về văn hoá đại chúng. Nhiều người có chung một sở thích trong lĩnh vực truyền thông, thế nên bạn hãy nói về các bộ phim hoặc âm nhạc đang thịnh hành mà bạn vừa xem hoặc nghe để tìm hiểu xem họ thích gì. Hỏi xem gần đây họ đã xem gì và nghe họ kể vì sao họ thích. Nếu cả hai đều đã xem hoặc nghe cùng một thứ, bạn có thể bình luận về điều đó để duy trì cuộc trò chuyện.[10] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, bạn có thể nói Bạn đã xem phần mới nhất của phim Chiến tranh giữa các vì sao chưa? Bạn thấy phần kết của phim thế nào? hoặc Bạn thích thể loại nhạc gì? Bạn có yêu thích nhạc sĩ nào thì giới thiệu cho mình nghe thử với?
  • Cho dù không đồng tình với ý kiến của họ, bạn vẫn nên giữ thái độ tích cực và nói những câu đại loại như Ồ mình chưa bao giờ nghĩ như vậy, nhưng mình hiểu ý bạn. Như vậy, người kia vẫn cảm thấy thích thú với đề tài của cuộc trò chuyện chứ không bị cụt hứng.
  • Nếu bạn không hiểu người kia đang nói gì, hãy bảo họ nói rõ hơn hoặc giải thích để bạn có thể hiểu hơn. Nếu không quen thuộc với những sản phẩm truyền thông họ đang nói tới, bạn hoàn toàn có thể bảo mình không biết.
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ

4Trò chuyện về những trải nghiệm đã qua nếu bạn muốn tạo bầu không khí cởi mở với người kia. Nếu cảm thấy thoải mái với người đang nói chuyện với mình, bạn có thể hỏi về những chuyện họ đã trải qua và dự định trong tương lai. Khuyến khích họ kể về những câu chuyện vui trong cuộc sống của họ trước đây, gia đình như thế nào hoặc họ có những mục tiêu gì. Hãy cởi mở và kể cho họ nghe về những trải nghiệm của chính bạn để hai bên có thể cùng chia sẻ và kết nối với nhau.[11] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, bạn có thể nói Quê chị ở đâu? Chị có thích ở đó không? hoặc Lớn lên em muốn làm gì?
  • Những người lạ có thể cảm thấy kỳ quặc nếu bạn hỏi quá nhiều về đời tư của họ ngay khi mới gặp lần đầu. Bạn chỉ nên hỏi những câu chuyện riêng tư hơn nếu cả hai đều cảm thấy thoải mái.
  • Đừng bao giờ ra vẻ hơn người hoặc cố gây ấn tượng với người kia, vì họ có thể khó chịu và không muốn nói chuyện nữa.
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ

5Hỏi ý kiến của người đó về các sự kiện thời sự để lôi cuốn họ vào cuộc trò chuyện. Xem các sự kiện đang diễn ra trên báo chí hoặc các phương tiện truyền thông và nhắc tới khi nói chuyện với người kia. Bạn hãy tìm ít nhất một hoặc hai sự kiện trong tuần qua để đưa vào cuộc trò chuyện. Nghe xem họ nghĩ sao về các tin tức đó và hỏi cảm nghĩ của họ. Bạn cũng nên chuẩn bị ý kiến của mình vì họ có thể hỏi bạn điều tương tự.[12] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, bạn có thể nói những câu như Bạn có nghe nói về ứng dụng âm nhạc mới ra chưa? Mình đọc được trên báo.

Cẩn thận: Thận trọng khi bàn về các đề tài nóng, chẳng hạn như chính trị hoặc tôn giáo, vì những đề tài này có thể khiến người kia tức giận hoặc không muốn nói chuyện.

Phương pháp 3 của 3:Duy trì sự tập trung khi trò chuyện

Cách mở đầu câu chuyện với người lạ
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ

1Lắng nghe một cách chủ động để bạn có thể đáp lại người kia. Cất điện thoại và tập trung vào người đang nói chuyện. Đặt những câu hỏi dựa vào những gì họ nói để tiếp tục chú tâm vào cuộc trò chuyện.[13] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Khi người kia dứt lời, bạn hãy nhắc lại ngắn gọn điều họ vừa nói để tỏ ra rằng bạn có chú ý lắng nghe. Ví dụ, nếu họ kể về việc họ sắm xe mới, bạn có thể hỏi, Cuối cùng anh mua loại xe nào? Nó chạy có tốt không?
  • Đừng nghĩ vẩn vơ sang chuyện khác trong khi người kia đang nói để tránh trường hợp "ông nói gà bà nói vịt" vì bạn không rõ họ đã nói gì.
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ

2Dùng cụm từ Nó làm tôi nhớ đến để chuyển sang đề tài khác. Nếu người kia đề cập đến điều gì đó mà bạn có thể liên tưởng trong khi họ đang nói, hãy bắt đầu bằng cụm từ Nó làm tôi nhớ đến trước khi nói về đề tài của bạn. Như vậy, bạn sẽ dễ dàng chuyển đề tài một cách tự nhiên mà không tạo ra các khoảng lặng gượng gạo trong cuộc trò chuyện. Đảm bảo các đề tài phải liên quan với nhau theo cách nào đó để phần chuyển tiếp được mượt mà và người kia dễ đi theo hơn.[14] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, nếu họ đang nói đến thời tiết đẹp, bạn có thể nói Nó làm mình nhớ đến bầu trời tuyệt đẹp ở Hawaii hồi mình đi du lịch ở đó. Bạn đã đến Hawaii bao giờ chưa?

Lời khuyên: Bạn có thể dùng cụm từ Nó làm tôi nhớ đến sau một khoảng lặng nếu bạn đề cập đến điều gì đó xảy ra xung quanh. Ví dụ, nếu bạn vừa nói xong điều gì đó với người kia thì có một nhạc sĩ bước lên, bạn có thể nói Anh chàng này làm tôi nhớ đến một nhạc sĩ khác  và sau đó chuyển sang đề tài âm nhạc.

Cách mở đầu câu chuyện với người lạ
Cách mở đầu câu chuyện với người lạ

3Nói ra những gì bạn bất chợt nghĩ đến để cuộc trò chuyện tiếp diễn một cách thú vị. Nếu có một ý tưởng nảy ra trong đầu bạn trong một khoảng lặng ngẫu nhiên nào đó, bạn hãy nói ra và hỏi người kia nghĩ gì về việc đó. Đừng ngắt lời người kia khi họ đang nói, vì hành động này là thiếu lịch sự. Đảm bảo rằng đề tài bạn sắp nói không khiến người kia khó chịu, kẻo họ không muốn nói chuyện nữa.[15] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn

  • Ví dụ, bạn có thể nói Mình vừa nhớ ra một truyện rất vui đọc được trên mạng. Bạn có muốn nghe không?
  • Người kia có thể không muốn nói chuyện về một chủ đề ngẫu nhiên nếu trước đó bạn chưa nói với họ.

Lời khuyên

  • Khi bắt chuyện với ai đó mà họ không đáp lại hoặc có vẻ không thoải mái, bạn có thể ngừng nói chuyện nếu muốn.

Cảnh báo

  • Tránh các chủ đề có thể khơi mào một cuộc tranh luận gây gắt, chẳng hạn như chính trị hoặc tôn giáo.

Hiển thị thêm