Cách mở Repair your Computer Win 10

Startup Repair là một trong những công cụ phục hồi của Windows được đặt trong Advanced Startup Options, nó có thể giúp khắc phục một số sự cố hệ thống phần mềm, đặc biệt là lỗi Windows không khởi động được.

Cách Repair Windows 10 chi tiết

  • Bước 1: Đi tới menu Advanced Startup Options (tuỳ từng nhà sản xuất nhưng thường sẽ là ấn nút F11 ngay khi bật nguồn để truy cập). 
  • Bước 2: Màn hình Choose an option hiện ra, nhấn chọn Troubleshoot.
  • Bước 3: Nhấn chọn Advanced Options.
  • Bước 4: Nhấn vào Startup Repair, một màn hình Preparing Automatic Repair hiện lên và chờ cho quá trình hoàn tất.
  • Bước 5: Tại đây, nhấn vào dòng Test Machine và nhập mật khẩu Windows nếu được hỏi.
  • Bước 6: Lúc này, tiến trình Diagnosing your PC (chẩn đoán PC) sẽ chạy và cố gắng tự động sửa chữa lỗi tồn đọng.

Tham khảo: Hướng dẫn reset Windows 10 về trạng thái ban đầu

Những lưu ý khi chạy Repair Windows 10

  • Startup Repair không thể khắc phục các lỗi đến từ phần cứng, không bảo vệ được máy tính khỏi virus mà chỉ có thể khắc phục một số sự cố liên quan tới hệ thống phần mềm.
  • Startup Repair không khôi phục các file cá nhân như ảnh hoặc tài liệu mà chỉ khắc phục được các lỗi file hệ thống bị thiếu hoặc bị hỏng.
  • Nếu bạn chạy Startup Repair mà không sửa được lỗi thì hãy thử lại thêm 2-3 lần và khởi động lại máy tính sau những lần đó thì sự cố mới được giải quyết.
  • Nếu lỗi không sửa được thì tóm tắt sự cố sẽ được lưu trong file nhật ký tại đường dẫn sau đây: 
C:\Windows\System32\Logfiles\Srt\SrtTrail.txt

Trên đây là những thông tin cần biết về Repair Windows và cách thức thực hiện. Nếu thấy hữu ích hãy chia sẻ cho bạn bè cùng biết nhé. Chúc bạn thành công!

Xem thêm:

Nếu máy tính chạy hệ điều hành Windows 10 nhưng bạn không biết đến công cụ Repair Win 10 sẽ thực sự là một thiếu sót to lớn. Mặc dù Repair chỉ khắc phục được một số sự cố nhất định, nhưng đây là một công cụ đáng để thử nếu thiết bị ngăn không cho Windows khởi động và sử dụng như bình thường.

Nếu bạn đang gặp sự cố như trên, hãy cùng chuyên trang công nghệ Pixwares Việt Nam tìm hiểu cách tận dụng tối đa ưu điểm của công cụ Repair Win 10 sửa lỗi hệ thống mỗi khi cần bạn nhé.

XEM THÊM:

Startup Repair là công cụ chẩn đoán và sửa chữa khi hệ điều hành Windows không khởi động được do hãng Microsoft trang bị đi kèm hệ thống.

Có thể dễ hiểu, hệ điều hành Windows sẽ có cơ chế này để đề phòng trong quá trình sử dụng, người dùng vô tình hoặc hệ điều hành đột nhiên có lỗi làm mất đi các tệp hệ thống quan trọng và nó sẽ khôi phục lại cho thiết bị của bạn. Ngoài ra, nó còn giúp khắc phục một số lỗi phần mềm khác.

Repair Win 10 được đặt trong phần Advanced Startup Options, là công cụ hữu ích mà ai cũng nên biết để khắc phục khi lỡ có lỗi trong quá trình sử dụng.

Các lỗi thường gặp trên Windows mà repair có thể khắc phục cơ bản gồm: phần mềm, bảo mật và giao diện. Ngoài ra, repair có khả năng sửa những lỗi liên quan tường lửa, cập nhật hệ thống hay quyền truy cập.

Đôi khi máy tính bị xâm nhập bởi một số phần mềm độc hại, đây chính là lúc Repair phát huy tác dụng. Công cụ này sẽ sao lưu và phục hồi hệ thống một cách an toàn.

Bước 1:

Các bạn mở menu Advanced Startup Options bằng cách nhấn phím F11 ngay khi bật nút khởi động máy.

Bước 2:

Trong màn hình Choose an option, kích vào Troubleshoot (xem hình dưới)

Cách mở Repair your Computer Win 10

Bước 3:

Nhấp chọn Advanced Options. (xem hình)

Cách mở Repair your Computer Win 10

Bước 4:

Chọn Startup Repair. Sau đó Preparing Automatic Repair sẽ xuất hiện. Bạn chỉ cần chờ trong chốc lát.

Cách mở Repair your Computer Win 10

Bước 5:

Nhấn vào dòng Test Machine và nhập mật khẩu đăng nhập Windows của bạn (nếu hệ thống yêu cầu). Lúc này tiến trình chẩn đoán PC sẽ khởi chạy và cố sửa chữa lỗi hiện có.

Cách mở Repair your Computer Win 10

  • Những sự cố phát sinh vì phần cứng sẽ không sửa lỗi bằng Repair Win 10 được.
  • Repair không có chức năng bảo vệ máy tính của bạn khỏi nguy cơ bị virus xâm nhập, phá hoại.
  • Startup Repair không có chức năng khôi phục các file cá nhân như ảnh hoặc tài liệu mà chỉ khắc phục được các lỗi file hệ thống bị thiếu hoặc bị hỏng.
  • Hãy thử lại thêm 2 – 3 lần và khởi động lại máy tính sau những lần chạy Startup Repair mà không sửa được lỗi được.
  • Nếu lỗi không sửa được thì tóm tắt sự cố sẽ được lưu trong file nhật ký tại đường dẫn sau đây:
    C:\Windows\System32\Logfiles\Srt\SrtTrail.txt

Trên đây là những thông tin hữu ích về sửa lỗi hệ thống bằng Repair Win 10. Chúc các bạn sẽ ứng dụng được công cụ hỗ trợ Windows này khi cần thiết. Nếu còn thắc mắc hãy để lại bình luận để được hỗ trợ giải đáp.

Trên các hệ điều hành Windows 10/8.1/8 giờ đây cung cấp cho bạn bộ công cụ giúp sửa chữa lỗi hệ thống, phục hồi lại nguyên trạng máy tính khi chưa gặp bất kì sự cố gì, bộ công cụ đó chính là Advanced Options. Có thể nói, sử dụng Advanced Options chính là “vị cứu tinh” đối với những người không có nhiều hiểu biết về máy tính và cũng là một trong những cách khắc phục sự cố máy tính hiệu quả không kém gì so với việc vào safemode trên Windows 10/8.1/8. Bạn đọc cũng có thể tham khảo cách vào safemode win 10 tại đây nếu đang sử dụng hệ điều hành này. Còn bây giờ hãy theo dõi bài viết dưới đây để được biết cách vào Advanced Options trên Windows 10/8.1/8 nhé.

5 CÁCH TRUY CẬP ADVANCED OPTIONS TRÊN WINDOWS 10/8.1/8

Advanced Options có 5 công cụ chính giúp bạn giải quyết hầu hết những vấn đề liên quan đến Windows, phần mềm máy tính như sau :

- System Restore: Khôi phục hệ thống dựa trên một thời điểm sao lưu trước đó
- System Image Recovery: Phục hồi lại hệ thống bằng tệp tin sao lưu hệ thống System Image
- Automatic Repair: Tự động tìm và sửa chữa lỗi trên Windows
- Command Prompt: Mở cửa sổ Command Prompt, bạn có thể sử dụng các lệnh trên đây để kiểm tra hệ thống
- Startup Settings: Thiết lập các cài đặt khởi động hệ thống

Cách 1. Khởi động lại máy tính

Bước 1: Thay vì chọn Restart như thông thường để khởi động lại máy tính, bạn hãy giữ thêm phím Shift và nhấn Restart trong Start  Menu.

Bước 2: Bạn sẽ được chuyển về giao diện với 3 lựa chọn :

- Continue:  Thoát và quay trở lại Windows
- Troubleshoot: Truy cập bộ công cụ Advanced Options
- Turn off your PC: Tắt máy tính

Bước 3: Lựa chọn Troubleshoot để truy cập bộ công cụ Advanced Options

Cách 2. Truy cập Advanced Options trong màn hình đăng nhập

Cũng tương tự như Cách 1, trong màn hình đăng nhập vào tài khoản máy tính. Kích vào biểu tượng nút nguồn và giữ phím Shift đồng thời nhấn Restart.

Cách 3. Thông qua cửa sổ Settings

 Windows sẵn có một lựa chọn vào trực tiếp Advanced Options cho bạn. Mở Start Menu chọn Settings (biểu tượng răng cưa) và chọn Update & Security. Sau đó tìm đến mục Recovery và chọn Restart now trong mục Advanced startup. Bạn sẽ được đưa vào thẳng Advanced Options.

Cách 4. Thông qua bộ cài Windows

Nếu như máy của bạn không thể truy cập vào Windows thì bạn có thể sử dụng một đĩa cài Windows hoặc chuẩn bị một USB Boot Win cùng phiên bản, kiến trúc (32bit hay 64bit) với hệ điều hành mà bạn đang sử dụng gặp lỗi.

Bước 1: Kết nối đĩa cài win hoặc usb boot với máy tính của bạn. Sau đó vào boot menu để khởi động tiến trình cài đặt Windows. Tại giao diện đầu tiên của tiến trình cài đặt bấm Next

Bước 2: Thay vì bấm Install Now để cài đặt Windows thì hãy bấm Repair your computer để truy cập Advanced Options.

Cách 5. Sử dụng Command Prompt (Admin)

Bước 1: Chuột phải vào biểu tượng Start Menu hoặc bấm tổ hợp phím Windows + X sau đó chọn Command Prompt (Admin)

Bước 2: Trên cửa sổ Command Prompt gõ chính xác dòng lệnh sau "Shutdown.exe /r /o", sau đó nhấn Enter, một hộp thoại thông báo sẽ hiện ra bấm Close để tiếp tục truy cập Advanced Options trên Windows 10/8.1/8 nhé.

Như vậy Taimienphi.vn đã giới thiệu tới bạn 5 cách truy cập Advanced Options trên Windows 10/8.1/8 qua đó cho bạn một giải pháp đơn giản, hiệu quả để sửa chữa nhưng lỗi trên máy tính. Khi máy tính của bạn hoạt động ổn định bạn có thể tạo restore point sau đó sử dụng công cụ System Restore trong Advanced Options để phục hồi máy tính rất hiệu quả mỗi khi bạn gặp một lỗi nghiêm trọng nào đó mà những chức năng khác không thể khắc phục được.

Chúc các bạn thành công !


Trong Windows 10 hay 8.1 và 8 có một công cụ rất đắc lực giúp bạn sửa lỗi Windows 10, 8.1 hay 8 được gọi là Advanced Options và có đến 5 cách truy cập Advanced Options trên Windows 10, 8.1, 8 mà bạn có thể áp dụng sau khi xem bài viết dưới đây.

Cách hạ cấp Windows Phone 10 xuống Windows Phone 8.1 Cách bật Clean Boot trên Windows 10, 8.1, 8, 7 Cài windows 10 song song với windows 8.1, win 7 Sửa lỗi mất biểu tượng pin trên Windows 10, 7, 8.1 Windows 10 - Bản chính thức đã đến tay người dùng Phân quyền Admin cho User trong Win 7. 8.1, 10