Cách mượn tiền ba mẹ

Người cho vay lo lắng" Không cho bạn mượn tiền, có thể mất bạn. Nhưng cho bạn mượn tiền có thể mất bạn và mất luôn cả tiền". Người đi vay cũng có những nỗi lo "không vay thì không có tiền, vay rồi không có cả tiền lẫn tình" nha, nhất là khi vay người thân trong gia đình phải quan tâm chuyện này nhiều đấy



Với kinh nghiệm của em út mới ra trường hay chi tiêu cháy túi cuối tháng và hay mượn tiền các canh chị, em chia sẻ lại cho mọi người cách vay tiền người thân để không làm rạn nứt mối quan hệ như sau



1. Suy nghĩ kỹ trước khi vay:



Ai cũng nghĩ gia đình thì không chấp nhất hay để ý bất cứ chuyện gì. Nhưng thực ra, liên quan tiền bạc ai cũng để bụng mà không nói ra thôi. Nếu vay mượn quá thường xuyên và trả chậm hoài thì dù thương yêu cỡ nào cũng khó mà chịu đựng được



Cách tốt nhất là hạn chế vay tiền cho những mục đích không cần thiết. Em chỉ mượn tiền để giải quyết những vấn đề quan trọng, chẳng hạn như mua món gì lớn mà không thể chờ đợi, chuyện gì đó mà vô cùng khẩn cấp lắm. và phải đảm bảo là người thân mà mình muốn mượn thật sự thương yêu và có dư dả và không nằm trong khoảng thời gian "dầu sôi lửa bỏng".



Chứ vay chị mà chị đang lúc khó khăn, hoặc vay anh mà trong khi anh đang bận dành tiền để sửa nhà cho bố mẹ vợ thì thôi, sợ nói vài câu lỡ lời là rạn nứt luôn.



Mượn được cũng nhớ trả đúng hạn nha, càng thân thì người ta càng không chấp nhận mà để bụng, dằm trong tim thôi hà ;)



2. Ý thức được thế nào là sự thay đổi quyền lực trong mối quan hệ sau khi vay



"Quyền lực nằm trong tay người cho", câu này đúng trong nhiều trường hợp.



Chuyện vay mượn tiền thường diễn ra giữa bạn bè, bố mẹ với con cái, anh chị em với nhau. Mỗi khi em vay tiền từ ai đó, em cảm thấy đang mắc nợ họ và luôn dưới quyền người đó, cho dù em nhiều tuổi hay kinh nghiệm hơn người ta.



Cái đó là yếu tố cần thiết, vì người ta có ơn với mình, mình phải tôn trọng người ta chứ sao. Nhưng em sẽ dựa vào lý do này để mình tìm cách trả nợ càng sớm càng tốt.



3. Chịu trách nhiệm ngay lúc vay mượn



Cái này khó giải thích quá, :-? nghĩa là em thấy mình nên ký giấy/đơn gì đó cũng được miễn sao cho người nhà mình tin tưởng thôi chứ cũng không phải thế chấp hay này kia kia nọ như đối với người ngoài hay Ngân hàng



4. Luôn lập ra kế hoạch "dự bị"



Để an toàn, em mà có vay em sẽ chuẩn bị sẵn một kế hoạch "dự bị" cho dù người mà em chọn để vay có thân, có đáng tin tới cỡ nào.



Chuyện ngày mai ai biết được. Lỡ 1 tình huống vô tình mình làm cho người thân không vui, họ đòi tiền đột xuất hoặc nếu một ngày người bạn thân thiết nhất lại thay đổi lời hứa. Có hàng ngàn lý do nào đó để từ chối hoặc chỉ cho vay một khoản nhỏ hơn hoặc đòi tiền sớm hơn mà.



5. Đồng ý các điều kiện của khoản vay



Hãy thỏa thuận rõ ràng các điều kiện về món nợ của bạn 1số điều kiện quan trọng bao gồm số tiền, lãi suất, thời hạn, cách trả nợ càng tốt



6. Lên kế hoạch trả nợ



Dựa vào các điều kiện vay ở trên bạn hoàn toàn có thể tính toán được kế hoạch trả nợ.



Qua thời gian, bạn có thể nhận ra những người sẵn sàng cho bạn vay mượn khi bạn gặp khó khăn. Người ta đã không ngần ngại khi rút tiền trong ví cho bạn vay thi đừng làm người ta khó xử nha.



Vay tiền người thân nói nghe đơn giản nhưng cũng phải biết cách để không làm ảnh hưởng nhiều chuyện khác thì mới nên làm. Không thì thôi ra vay Ngân hàng cho chắc nha mọi người, không tốn tiền lãi mà tốn lòng thì không đáng nha!



http://www.webtretho.com/forum/f241/nhin-xa-trong-rong-truoc-khi-nghi-viec-2236055/#post34676246


http://www.webtretho.com/forum/f241/boa-tien-khong-dung-chat-lam-mang-tieng-nguoi-viet-day-la-bai-hoc-dat-gia-2236027/#post34676078


http://www.webtretho.com/forum/f241/co-the-hoc-lom-cac-nghe-tay-trai-tu-nhung-nguoi-noi-tieng-2236137/#post34676742


http://www.webtretho.com/forum/f243/cac-me-o-nha-cham-con-co-the-tham-khao-5-viec-lam-them-tai-nha-nay-2236119/#post34676678