Cách nấu bột cho trẻ 9 tháng tuổi

Phunuduongthoi.vn – Đừng ngần ngại tìm hiểu một số cách nấu bột ăn dặm ngọt cho bé vừa ngon vừa bổ nhất là trong giai đoạn 7 – 9 tháng tuổi nhé!

Với trẻ ở độ tuổi từ 7 đến 9 tháng, bạn có thể nấu bột ăn dặm đặc hơn và kết hợp nhiều loại thực phẩm. Tuy nhiên, mỗi bữa ăn, bạn chỉ nên kết hợp 1 thực phẩm mới với những thực phẩm mà bạn biết chắc là bé không bị dị ứng. Ngoài ra, đây cũng là giai đoạn mà bạn có thể cho bé làm quen với bột ăn dặm mặn.

Bột ăn dặm với bí đỏ

Món bột ăn dặm ngọt này cực kỳ bổ dưỡng và thanh mát cho bé bởi chứa rất nhiều beta-carotene, kali và sắt.

Cách làm:

  • Bí đỏ rửa sạch, cắt nhỏ, sau đó hấp cách thủy hoặc luộc rồi cho vào máy xay nhuyễn
  • Cho bột gạo vào 200ml nước, đun với lửa nhỏ, khuấy đều tay để bột sánh mịn, sau đó cho bí đỏ đã nghiền nhuyễn vào, khuấy đều.
  • Bột chín thì tắt bếp, cho thêm một ít sữa công thức và sữa mẹ. Múc ra chén và thêm một ít dầu ô liu rồi cho bé dùng.
Bột ăn dặm ngọt với cải bó xôi và khoai mỡ

Món ăn dặm này sẽ cung cấp cho bé một lượng lớn canxi, sắt, vitamin A và folate. Với vị ngọt của khoai mỡ cùng màu sắc bắt mắt của rau xanh, chắc chắn bé sẽ mê mẩn món ăn này đấy.

Cách làm:

  • Lấy một vài lá cải bó xôi tươi, rửa sạch. Khoai mỡ, gọt vỏ, cắt khúc.
  • Cho khoai mỡ vào nấu với lửa vừa trong khoảng 10 phút rồi cho cải bó xôi vào, nấu cho đến khi cả khoai và rau đều chín mềm. Tắt bếp, để nguội rồi cho vào máy xay nhuyễn.
  • Trộn đều với sữa mẹ hoặc sữa công thức cho đến khi bột sánh mịn.
Bột ăn dặm với bơ và chuối

Đây là một sự kết hợp tuyệt vời của 2 loại quả cực kỳ tốt cho sức khỏe trẻ nhỏ: bơ giàu chất béo tốt cùng chất xơ, trong khi đó, chuối giàu kali và vitamin C.

Cách làm:

Chuối chín bóc vỏ, dùng nĩa nghiền hoặc cho vào máy xay nhuyễn. Thịt quả bơ nghiền mịn, trộn với phần chuối đã sơ chế theo tỉ lệ 1:1 là đã có ngay món bột ăn dặm ngọt thơm ngon cho bé.

Cách nấu bột ăn dặm ngọt với đu đủ và lê

Do đu đủ có tính axit cao hơn nhiều loại trái cây khác nên tốt nhất bạn chỉ nên đợi cho đến khi bé được 7 hoặc 8 tháng tuổi mới cho bắt đầu cho bé ăn. Các enzym có trong đu đủ có thể hỗ trợ tiêu hóa, do đó, đây là món ăn giúp giảm táo bón và đầy bụng rất hiệu quả.

Cách làm:

  • Đu đủ chín bỏ hạt, cắt thành từng miếng nhỏ, trộn với sữa công thức hoặc sữa mẹ rồi đem đi xay nhuyễn
  • Cho lê vào nồi và đun sôi cho đến khi mềm, sau đó cho vào máy, xay nhuyễn
  • Trộn chung đu đủ, lê xay nhuyễn cùng bột ăn dặm và cho bé dùng.
Cho bé ăn dặm bột ngọt bao lâu?

Khi cho bé ăn dặm, bạn cần cho bé ăn từ bột ngọt đến bột mặn. Bởi vị ngọt rất dễ ăn và có thể giúp trẻ ăn ngon miệng. Tuy nhiên, do vị ngọt rất nhanh ngán nên bạn chỉ nên cho bé ăn một thời gian rồi chuyển sang bột ăn dặm mặn.

Thông thường, mẹ sẽ cho bé ăn bột ăn dặm ngọt như cháo, bột gạo, bột ngũ cốc kết hợp với các loại rau củ, trái cây xay nhuyễn, không gia vị trong 2 – 4 tuần. Sau 1 tháng, mẹ có thể chuyển sang bột ăn dặm mặn.

Lưu ý khi nấu bột ngọt cho bé ăn dặm
  • Chọn trái cây, rau củ tươi ngon, chất lượng để đảm bảo sức khỏe của trẻ
  • Tránh cho bé ăn những loại quả có tính nhiệt như dứa, sầu riêng, chôm chôm… Bởi những quả này có thể khiến bé dễ bị dị ứng, khó tiêu, chướng bụng.
  • Nếu bé bị táo bón, bạn có thể nấu bột ăn dặm với các loại trái cây thanh mát, nhiều chất xơ như táo, lê…
  • Xay hoặc nghiền nhuyễn các loại trái cây, rau củ để không còn sót lại những mảng lớn có thể khiến bé bị hóc
  • Ở giai đoạn đầu, mẹ nên nấu loãng để bé dễ nuốt, sau đó tăng dần độ đặc
  • Khi cho bé ăn lần đầu tiên, bạn chỉ nên cho bé ăn một ít. Đừng vội ép bé ăn, thay vào đó, hãy để bé có thời gian làm quen với những thực phẩm và hương vị mới.
  • Mỗi lần, bạn chỉ nên giới thiệu 1 loại thức ăn mới và ăn trong 2 – 3 ngày với lượng ít để xem bé có bị dị ứng hay không.
  • Ở độ tuổi này, sữa mẹ vẫn là nguồn dinh dưỡng chính nên mỗi ngày, bạn chỉ nên cho bé ăn dặm từ 1 – 2 bữa với lượng vừa phải.
  • Ngoài việc cho bé ăn bột ăn dặm ngọt, bạn cũng có thể kết hợp với phương pháp ăn dặm tự chỉ huy.

Theo Pháp luật và bạn đọc

Xem thêm:

  1. Tập cho bé 6 tháng tuổi ăn dặm 
  2. Tập cho bé 7 tháng tuổi ăn dặm 
  3. Cách nấu bột ăn dặm cho bé 8 – 12 tháng 
  4. Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 8 – 12 tháng 
  5. Lưu ý khi cho bé ăn dặm 
  • Theo các chuyên gia của Viện dinh dưỡng Quốc gia thì nên cho bé tập ăn dặm lúc 6 tháng tuổi. Trước 6 tháng tuổi, không nên cho bé ăn dặm vì hệ tiêu hoá của bé còn non nớt. Từ 6 tháng trở đi, bé hoạt động nhiều hơn và đòi hỏi lượng năng lượng lớn hơn, đồng thời sữa mẹ tại thời điểm này cũng ít protein và kháng thể hơn so với 6 tháng đầu. Như vậy, tập cho bé ăn dặm vào thời điểm này là kịp thời và hợp lý nhất. 
  • Trong tháng thứ 6, bé vẫn chỉ là “thực tập sinh” của bộ môn ăn dặm, vì vậy ba mẹ không cần đặt nặng chuyện bé ăn có được nhiều hay không và vẫn nên duy trì các bữa sữa là nguồn năng lượng chính của bé.
  • Cho trẻ ăn thử bột loãng với lượng bột khoảng ½ muỗng cà phê và tỷ lệ bột:nước là 1:10. Mục tiêu là cho bé làm quen với thìa và tập nuốt. 
  • Dần dần tăng độ đặc của bột để bé quen dần. 
  • Khi bé đã dần quen với bột pha loãng, mẹ hãy tăng dần năng lượng trong bữa ăn của bé bằng cách tăng lượng bột hoặc cháo nhuyễn với đầy đủ 4 nhóm thực phẩm cung cấp đầy đủ năng lượng cho sự vận động và phát triển của bé.
  • Những dưỡng chất cần bổ sung cho trẻ là sắt, protein, canxi, DHA, folate và choline...
  • Cho trẻ thử nhiều loại thức ăn nhưng được nấu chín, nghiền nhỏ, xay nhuyễn. 
  • Đến tháng thứ 8, mặc dù bé chưa có đủ răng nhưng bắt đầu có phản xạ nhai, vì vậy thức ăn nấu cho trẻ cần được nấu nhừ và còn lại chút độ thô để kích thích trẻ nhai nuốt.
  • Tháng thứ 9, lúc này bé có thể ăn được nhiều món ăn do mẹ nấu mà bé thích. Bé cũng có thể ăn thô, cháo tán hoặc cháo nguyên hạt. Mẹ có thể nấu cháo nguyên hạt cho bé, kết hợp thịt, cá và rau củ. Sau 1 tuổi, trẻ có thể bắt đầu tập ăn cơm nhão, cơm nát.
  • NutiFood gợi ý 3 món bột mà mẹ có thể nấu cho bé theo độ tuổi:

+ Bột thịt rau dền cho bé từ 8 – 9 tháng 

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 20g 
  • Thịt heo nạc: 30g
  • Rau dền: 30g
  • Dầu ăn: 5g
  • Nước: 1 chén

Cách nấu:

  • Băm nhuyễn rau dền
  • Băm nhuyễn thịt heo, cho ít nước vào tán đều
  • Hoà bột gạo với ít nước cho tan mịn
  • Nấu thịt với phần nước còn lại, thịt chín cho rau dền, bột gạo vào khuấy đều đến khi bột chín.
  • Cho bột ra chén, trộn đều.

+ Bột cá bí đỏ cho bé 10 – 12 tháng 

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 20g 
  • Cá nạc: 30g
  • Bí đỏ: 30g
  • Dầu ăn: 5g
  • Nước: 1 chén

Cách nấu:

  • Bí đỏ nấu hoặc hấp chín, tán nhuyễn
  • Cá lược hoặc cá kho chín, nghiền nhỏ 
  • Bột gạo hoà tan với bí đỏ, cá và phần nước còn lại, nấu chín
  • Nêm lại chút nước mắm hoặc muối i-ốt [nêm nhạt]
  • Bột đã chín cho ra chén thêm dầu trộn đều

+ Bột đậu hũ rau muống cho bé từ 10 – 12 tháng 

Nguyên liệu:

  • Bột gạo: 20g 
  • Đậu hủ trắng: 30g
  • Rau muống: 30g
  • Dầu ăn: 5g
  • Nước: 1 chén

Cách nấu:

  • Băm nhuyễn rau muống 
  • Băm, nghiền nhuyễn đậu hủ
  • Hoà bột gạo với ít nước cho tan mịn
  • Nấu rau chín mềm với phần nước còn lại, cho đậu hủ, bột gạo vào khuấy đều đến khi bột chín
  • Nêm lại chút nước mắm hoặc muối i-ốt [nêm nhạt]
  • Bột đã chín cho ra chén thêm dầu trộn đều

4. Cách nấu cháo ăn dặm cho bé 

Gợi ý và cách nấu các món cháo bổ dưỡng cho bé.

4.1 Cháo tôm – cải thảo – dừa xiêm ngon cho bé

Nguyên liệu:

- Tôm: 3 con

- Dừa xiêm: 1 trái

- Cải thảo: 1 lá

- Gạo tẻ: 1 nhúm

- Gạo nếp: 1 nhúm

- Hành lá và hành tím

Cách thực hiện:

- Tôm cho vào luộc với nước dừa. Sau đó cho nước luộc tôm vào nồi nước lạnh nấu cháo.

- Tôm lột vỏ lấy thịt rồi đem giã nhỏ

- Cho tôm vào xào với hành tím phi thơm, cho cải thảo bằm nhuyễn và xào chung.

- Cho cháo vào nấu chung, nêm gia vị vừa ăn. Đừng nấu quá lâu, cải sẽ mất vitamin và bị nồng.

- Tắt lửa, thêm dầu ăn vào. Dầu ăn rất tốt cho việc hấp thu và hòa tan các vitamin và dưỡng chất có trong thực phẩm.

Lưu ý: Tôm chứa rất nhiều canxi và nước dừa có nhiều khoáng chất giúp dậy mùi thơm của tôm. Món cháo này thích hợp trong việc dùng cho bé đang nóng, rôm sảy, thích hợp với các bé vừa khỏi bệnh tiêu chảy, rối loạn tiêu hóa vì dừa bù nước rất tốt. Nhớ nghiền nhuyễn phù hợp khả năng nuốt của bé. 

4.2 Cháo hàu hạt sen cho bé

Nguyên liệu:

- Gạo: 30g

- Hàu: 50g

- Hạt sen: 20g

- Nấm rơm: 30g

- Gia vị: đường, muối, nước mắm và 10g dầu ăn

Cách thực hiện:

- Gạo vo sạch, cho vào 2 chén nước

- Tách hạt sen, bỏ tim

- Cho hạt sen vào cùng nồi cháo

- Nấm rơm bỏ gốc, ngâm vào bột năng cho trắng và ngon, cắt hạt lựu

- Hàu bằm nhỏ

- Đầu hành lá phi chung với 10g dầu ăn cho thơm, cho hào vào xào, tiếp theo cho nấm vào xào

- Nêm vừa ăn

- Sau đó lấy tất cả những phần đã xào bỏ vào nồi cháo đang sôi, đậy nắp 8 phút

Lưu ý: Hàu có kẽm, kích thích sự thèm ăn của bé 

4.3 Cháo cua với bột bán, bông cải

Nguyên liệu:

- Bột gạo: 20g

- Bông cải bào nhuyễn: 20g

- Bột bán: 5g

- Thịt cua băm nhuyễn: 20g

- Dầu ăn: 1 thìa cà phê

- Nước: 1 chén đầy [250 ml].

Cách làm:

- Hòa cua với một ít nước cho tan đều.

- Cho nước và bột bán vào nồi nấu chín.

- Cho cua và bông cải vào đun sôi.

- Cho bột gạo vào khuấy cho cháo thật mịn.

- Bột tan cho dầu ăn vào khuấy đều và cho bé thưởng thức ngay.

Lưu ý: Cua là một trong những thực phẩm giàu canxi, thích hợp cho sự phát triển xương, răng của bé.

Bằng công thức dinh dưỡng đặc biệt, được tư vấn bởi trung tâm dinh dưỡng thành phố Hồ Chí Minh, đành riêng cho bé từ 6 -24 tháng tuổi, Bột ăn dặm Nuti IQ đem đến những bữa ăn đầu đời đầy đủ dưỡng chất, nhiều vị cho bé, tiện lợi cho mẹ [Gạo sữa, heo rau ngót bí đỏ, bò khoai tây đậu Hà lan, trái cây sữa, gà bó xôi cà rốt] vừa ra mắt bao bì mới tiện lợi hộp 4 gói 2 vị ngọt và hộp 4 gói 3 vị mặn. Sản phẩm không sử dụng chất bảo quản, tuyệt đối an toàn cho bé. Ngoài ra còn giúp bé ăn ngon, dễ tiêu hóa, hấp thu tốt và hỗ trợ phát triển não bộ và thị giác nhờ bổ sung Lysine, Kẽm, chất xơ hòa tan và 4 lần Lutein, DHA.

Khi cần được tư vấn, liên hệ số điện thoại [028] 38255 777 hoặc email: . 

Xem thêm thông tin sản phẩm dinh dưỡng Nuti IQ Bột ăn dặm TẠI ĐÂY

Video liên quan

Chủ Đề