Cách ngâm chân cho người giãn tĩnh mạch

Nhiều người có quan niệm sai lầm khi bị suy giãn tĩnh mạch như: người suy giãn tĩnh mạch không nên đi bộ nhiều hay nên ngâm chân bằng nước ấm mỗi ngày... Những thói quen không đúng này sẽ ảnh hưởng đến việc điều trị bệnh.

Bị suy giãn tĩnh mạch nên hạn chế đi bộ?

Quan niệm như vậy là không đúng.

Nhiều người thường bỏ thói quen đi bộ khi biết mình bị suy tĩnh mạch, bởi sợ đi bộ khiến máu dồn xuống 2 chân nhiều hơn và làm nặng thêm tình trạng suy tĩnh mạch. Tuy nhiên, đi bộ là môn thể thao rất có lợi cho sức khỏe. Chuyển động của đôi chân không những tốt cho hệ tim mạch mà còn giúp giảm cân, ngăn ngừa béo phì.

Đối với hệ tĩnh mạch, động tác đi bộ làm co thắt các cơ cẳng chân, ép vào các tĩnh mạch sâu, làm cho máu tĩnh mạch được đẩy về tim tốt hơn, giảm ứ đọng ở các tĩnh mạch nông, giảm các triệu chứng đau nhức và khó chịu của bệnh suy tĩnh mạch chi dưới. Do đó, những người bị suy giãn tĩnh mạch nên tập và duy trì thói quen đi bộ mỗi ngày.

Người bị suy giãn tĩnh mạch nên đi bộ, không nên đứng ngồi quá lâu một chỗ.

Người bị suy giãn tĩnh mạch không nên gác cao chân

Quan niệm như vậy là không đúng.

Khi đi ngủ nên nằm kê cao chân hơn mức tim từ 15-20cm để giúp máu trở về tim dễ dàng hơn. Không nên xoa dầu nóng vào chân, ngâm chân bằng nước nóng khi có biểu hiện bệnh suy giãn tĩnh mạch. Tập luyện thường xuyên những bài tập tốt cho hệ tĩnh mạch chân. Khi có biểu hiện suy giãn tĩnh mạch chi dưới, bệnh nhân nên đến bác sĩ chuyên khoa thăm khám, không nên tự ý mua thuốc sử dụng.

Người bị suy giãn tĩnh mạch ngâm chân với nước nóng mỗi ngày

Quan niệm như vậy là không đúng.

Bác sĩ chuyên khoa mạch máu chia sẻ, trong bệnh suy giãn tĩnh mạch, nóng sẽ làm tĩnh mạch suy giãn nhiều hơn và có xu hướng làm nặng hơn các triệu chứng của bệnh. Vì thế, không được ngâm chân nước nóng. Nhưng có thể ngâm chân với nước lạnh để giảm bớt các khó chịu vì nước lạnh làm cho mạch co lại, đồng thời hỗ trợ chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể ở trạng thái hoạt động tích cực dưới sự điều tiết bởi chất dịch thần kinh. Khi ngâm chân, chị nên ngâm từ phía dưới mắt cá chân trở xuống với nước lạnh khoảng 10 độ C khoảng 10 phút.

Lời khuyên từ bác sĩ chuyên khoa mạch máu

Để phòng bệnh suy giãn tĩnh mạch chi dưới, mọi người cần chú ý những vấn đề sau. Cần có chế độ sinh hoạt và làm việc hợp lý, hạn chế việc ngồi lâu, đứng lâu ở một tư thế. Giảm cân khi có thừa cân. Không nên bận quần áo quá chật, đặc biệt là bó sát vùng chậu hông và chân. Tập luyện các môn thể thao phù hợp như: đi bộ, bơi lội, xe đạp, khiêu vũ. Hạn chế chơi các môn thể thao dễ gây chấn động hệ tĩnh mạch chân như: nhảy cao, nhảy xa, tennis, bóng đá…

Bệnh viện Quốc tế City

Số 3, đường 17A, P. Bình Trị Đông B, Quận Bình Tân, TP.HCM.

ĐT: 0987853793 để đặt hẹn.

Website: www.cih.com.vn.

Facebook: //www.facebook.com/BenhVienQuocTeCity/

Ngâm chân và mát xoa chân sẽ giúp hạn chế những cơn đau cho người bị suy giãn tĩnh mạch. Tuy nhiên, ngâm chân như thế nào? Cách ngâm chân ra sao để có hiệu quả người bệnh cần phải lưu ý những điểm dưới đây.

Ngâm chân không chỉ thức đẩy lưu thông máu trong cơ thể, điều chỉnh hệ thống nội tiếp mà còn tăng cường hệ miễn dịch. Ngâm chân giúp thư giãn, thoải mái tốt cho sức khỏe, tăng cường chức năng của hệ thống trung khu thân kinh, làm thần kinh đại não hưng phấn hơn, điều hòa các phủ tạng toàn thân, rất tốt trong việc phòng ngừa với bệnh suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ và đặc biệt là bệnh suy giãn tĩnh mạch.

Lợi ích của việc ngâm chân đối với người bị suy giãn tĩnh mạch

Những tác động tích cực của việc ngâm chân với người bị suy giãn tĩnh mạch chân

  • Ngâm chân giúp thư giãn tăng cường chức năng của hệ thống trung khu thân kinh, làm thần kinh đại não hưng phấn hơn
  • Điều hòa các phủ tạng toàn thân, rất tốt trong việc phòng ngừa với bệnh suy nhược thần kinh, đau đầu, mất ngủ và đặc biệt là bệnh suy giãn tĩnh mạch.
  • Ngâm chân giúp lượng máu trong cơ thể lưu thông tuần hoàn và đều đặn, tăng cường hệ miễn dịch

Ngâm chân như thế nào cho đúng?

Thường những bệnh nhân bị suy giãn tĩnh mạch thường ngâm chân bằng nước nóng để giúp giải quyết những cơn đau nhất thời. Tuy nhiên, dần dần lâu ngày bệnh sẽ nặng hơn bởi hệ thống mạch máu giãn nhanh hơn khi tiếp xúc với nhiệt độ cao.

Theo một nghiên cứu của Viện y Khoa tại Mỹ, bệnh nhân suy giãn tĩnh mạch nên sử dụng nước lạnh để ngâm chân. Nước lạnh làm cho những huyết quản ở chân co lại mạnh, đồng thời hỗ trợ chức năng sinh lý của các cơ quan trong cơ thể ở trạng thái hoạt động tích cực dưới dự điều tiết bởi chất dịch thần kinh.

Xem thêm: Bệnh suy giãn tĩnh mạch uống thuốc gì

Khi ngâm chân, người bệnh nên ngâm chần từ phía dưới mắt cá chân trở xuống với nước lạnh khoảng 10 độ C khoảng 10 phút. Khi ngâm chân có thể thực hiện động chân dẫm chân tại chỗ.  Để việc trị liệu thật sự hiệu quả, bạn cần dùng tay xoa bóp làm chân ấm nóng lên rồi mới tiến hành ngâm chân bằng nước lạnh. Sau khi cho hai chân vào nước lạnh, cử động hai chân liên tục massage cho nhau, đến khi chân trở nên hồng hào. Với những trường hợp ngâm chân nước lạnh dưới 5 độ C thì chỉ nên ngâm chân khoảng 5 phút là đủ.

Ngoài việc ngâm chân ra, khi người bệnh đau và mỏi chân có thể chườm nước lạnh. Bạn có thể bỏ một chai nước lạnh vào ngăn đá, sau khi đóng đá lấy chườm vào chỗ đau mỏi khoảng 10 phút sẽ giúp bạn đỡ đau hơn.

Xem thêm bài viết: Giờ đây bạn có thể giảm giãn tĩnh mạch chân mà không cần lo lắng

Cũng có nhiều người dùng voi xịt nước lạnh để mat xoa đôi chân, phương pháp này cũng khá hiệu quả.  Bạn có thể thực hiện xịt nước lạnh lên chân khi đau mỏi sau đó mát xoa đôi chân từ mắt cá chân lên phái đầu gối khoảng 10 phút mỗi ngày.

Lời khuyên cho bạn

Mặc dù ngâm chân giúp cho người suy giãn tĩnh mạch giảm bớt những cơn đau, tuy nhiên, không nên ngâm chân thường xuyên vì hai bàn chân là bộ phận đấu mút xa nhất của nhánh huyết quản, tầng mỡ của chân quá mỏng, giữ nhiệt nên chân dễ bị nhiễm lạnh và gây ra bệnh.

Ngoài việc ngâm chân để hạn chế những cơn đau, để điều trị căn bệnh suy giãn tĩnh mạch hiệu quả, giảm bớt những cơn đau bạn nên sử dụng vớ y khoa điều trị suy giãn tĩnh mạch.

Thông tin: Vớ giãn tĩnh mạch

Một số thông tin về cách ngâm chân cho người suy giãn tĩnh mạch. voykhoa.com.vn hi vọng những thông tin trên sẽ hữu ích cho người bị suy giãn tĩnh mạch trong việc điều trị căn bệnh này. 

Chủ Đề