Cách ngâm gạo nếp với lá riềng

BẬT MÍ Cách nhuộm gạo để có màu xanh NGÁT ĐẸP mắt, ăn rất mát và bổ dưỡng.

Mọi người vẫn hay thắc măc về MÀU XANH KỲ LẠ của Bánh Chưng Nương Bắc thì hôm nay Nương Bắc sẽ bật mí nha.

Cách ngâm gạo nếp với lá riềng

Lá Riềng (lá giềng) là lá của cây Riềng (Alpinia Officinarum) một loại cây có thể dùng lá, thân, củ làm gia vị và làm thuốc. Dân gian có kinh nghiệm dùng #LáRiềng đun nước tắm trẻ em, giúp trị rôm sảy, mụn nhọt và làm mát da. Củ riềng vị cay tính ấm, giúp tiêu thực, trị đầy hơi, chống co thắt dạ dày, chữa lang ben... Thân và củ riềng dùng kho cá rất ngon.

Lá riềng từ lâu được dùng tạo màu xanh cho các món như bánh chưng lá riềng, xôi lá riềng. Vào ngày tết, muốn bánh chưng xanh hơn, ta dùng lá riềng giã nát, vắt lấy nước trộn vào gạo nếp để gói bánh chưng. Bánh chưng lá riềng xanh từ trong đến ngoài, hương vị thơm dịu, ăn mát không cảm giác nóng cổ. Do ưu điểm về độ bền màu và màu xanh lá đẹp mắt nên lá riềng dần được một số người nội trợ tin dùng lựa chọn để tạo màu thực phẩm tự nhiên.

HƯỚNG DẪN SỬ DỤNG LÁ RIỀNG

Cách dùng lá riềng cơ bản có 3 bước sau:

Lá riềng > giã hoặc xay nhuyễn > vắt lấy nước cốt.

Cụ thể:

Sơ chế lá, nhặt bỏ phần khô héo, rửa sạch. Cắt ngắn lá, dùng máy xay nhỏ hoặc dùng cối giã nát. Giã sẽ tận dụng triệt để hơn xay, nhưng tốn công sức.

Trường hợp dùng máy xay: cần cắt ngắn lá trước khi bỏ vào máy. Xay chút một và bỏ thêm ít nước vào để máy chạy không bị kẹt. Trường hợp dùng cối giã, cũng cần cắt nhỏ lá, giã sẽ dễ và nhanh hơn. Khi giã ta cũng bổ sung nước vào để giã cho dễ, nhưng lượng vừa phải, khoảng 1/2 chén con.

Khi xay/giã lá đã nát nhuyễn, cho thêm nước vào nhào và bóp kỹ để lá tiết ra chất diệp lục, sau đó vắt kiệt lấy nước cốt. Vắt xong nên cho bã + 1/2 chén nước vào giã hoặc xay tiếp, chứ đừng bỏ bã đi ngay khi chưa tận dụng hết. Lặp lại công đoạn xay/giã - vắt cho đến khi thấy bã lá riềng hết màu xanh thì bỏ bã đi. Nước cốt lá riềng ta đem lọc và sử dụng.

3 LƯU Ý KHI DÙNG LÁ RIỀNG

Lá riềng nên dùng dưới dạng nước cốt. Nghĩa là 1 lượng ít nhưng đậm đặc (VD: 1 bát con nước cốt tương ứng 2kg gạo) sử dụng để trộn vào gạo chứ không nên dùng ngâm gạo. Nếu dùng ngâm cũng được nhưng màu không đậm và đẹp bằng phương pháp trộn nước cốt.

Vì lấy nước cốt nên mỗi lần cho nước lã vào để vắt, ta cho ít một và chia đều các lần. VD: cần 1 bát to cốt nước để trộn 3-4kg gạo, qua 3 lần vắt mỗi lần ta chỉ lấy khoảng 1 bát con nước đổ vào vắt. Trường hợp lấy lượng nước nhiều, nước cốt loảng khi trộn gạo không hút hết, lãng phí và không hiệu quả.

Gạo nếp dùng trộn nước cốt cần được ngâm từ trước với thời gian vừa phải. Gạo không nên ngâm kỹ quá vì sẽ làm hạt gạo ngậm no nước, không còn chỗ bám màu. Trước khi trộn nước cốt, gạo cần để ráo sạch nước, càng khô càng bám màu.

Link mua bánh: https://goo.gl/36zR78

Liên hệ:

Địa chỉ: Tòa 18T2 Lê Văn Lương, Phường Nhân Chính, Thanh Xuân, Hà Nội

SĐT: 0947 337 336 - 0911 5258 91

Cách làm bánh chưng nếp nương lá riềng Điện Biên: Nguyên liệu:


- Gạo nếp nương Điện Biên loại 1, chọn loại thon dài, bóng, mẩy và đều nhau

- Thịt lợn mán sạch, chọn những miếng ba chỉ bì dày, săn chắc

- Đỗ xanh còn nguyên vỏ, hạt bóng, mẩy

- Lá riềng bánh tẻ (tức lá chưa già cũng không quá non). Chọn những lá to đều nhau, không bị rách, nát. Lá mềm dẻo, bóng, có màu xanh đậm, cuống nhỏ

- Gia vị: Hành khô, hạt tiêu, bột canh, mì chính, đường, muối

- Lạt buộc

Cách làm bánh chưng nếp nương lá riềng Điện Biên đón Tết: Các bước thực hiện:

Bước 1: Chuẩn bị nguyên liệu

- Lá riềng rửa sạch, lau khô, giã nhuyễn chắt lấy phần nước cốt

- Gạo nếp ngâm qua đêm, sau đó vo qua để ráo nước. Tiếp đó, ngâm gạo trong nước cốt lá riềng với tỉ lệ 3 phần nước cốt lá riềng – 1 phần nước lã, trong 2 - 3 giờ cho gạo thật nở và ngấm đều màu. (Bước ngâm này bạn nên làm thật cẩn thận nếu không khi ra thành phẩm màu sắc và mùi vị của bánh sẽ thay đổi, bánh có màu cỏ úa chứ không xanh mướt).Sau khi đã ngâm nếp xong, bạn đổ nếp ra rổ và để cho ráo nước. Rắc 1 – 2 muỗng muối và dùng tay trộn đều

Cách ngâm gạo nếp với lá riềng

Cách làm bánh chưng nếp nương lá riềng Điện Biên đón Tết gồm nhiều công đoạn tỉ mỉ

- Thịt ba chỉ rửa sạch, thái miếng to đều, ướp gia vị

- Đỗ xanh đã tách đôi, đem ngâm nước lạnh khoảng 8-10 tiếng, sau đó đãi cho sạch vỏ, để ráo nước. Cho vào chõ đồ chín, giã nhuyễn, trộn gia vị

Bước 2: Gói bánh

- Một chiếc bánh cần khoảng 3 – 4 lá riềng, gạo và nhân bánh tùy thuộc vào độ lớn của chiếc bánh cần gói.

- Tiếp theo, bạn cắt ra 4 miếng lá riềng. Xếp lá bằng cách gấp mép dưới lên, gấp mép bên trái qua để tạo đường nếp cho lá. Tiến hành thao tác tương tự cho 3 miếng lá còn lại. Sau đó đặt 4 miếng lá riềng ở 4 góc so le.

Cách ngâm gạo nếp với lá riềng

Lá riềng sau khi đã gấp xong

- Lấy 1 bát con gạo nếp và rải đều ở 4 góc lá, phần giữa để lõm. Lấy ½ nắm đậu xanh dàn mỏng đều, tiếp đó xếp 2 miếng thịt vào giữa rồi tiếp tục cho nốt phần đậu xanh còn lại, phủ nốt gạo lên trên cùng, bẻ gập lá gói vuông, cao thành, buộc lạt chéo chữ thập.

Cách làm bánh chưng nếp nương lá riềng Điện Biên thơm ngon nhất

- Gói bánh theo công thức: 02 lần gạo nếp, 02 lần nhân đậu, 02 miếng thịt, hành ở giữa.

Bước 3: Luộc bánh

- Bánh sau khi gói xong cho vào nồi ngập nước luộc đủ 12 tiếng để đảm bảo bánh đủ độ rền, mềm dẻo lâu, để trong tủ lạnh 1 tuần vẫn không bị cứng

- Trước khi xếp bánh vào luộc, bạn xếp dưới đáy nồi lạt hoặc các sống lá riềng chèn ở dưới để bánh không bị cháy ở đáy nồi, nước luộc xanh, thơm

- Chèn chặt bánh để khỏi bị vỡ, lưu ý giữ đủ lửa để nước luôn sôi, không bao giờ để nồi bánh thiếu nước và không được đổ nước lạnh vào khi tiếp nước cho nồi bánh, nước lạnh sẽ làm bánh nửa chín nửa sống, bị lại gạo sau này

- Khi bánh nấu được nửa thời gian vớt bánh ra rửa qua nước lạnh, thay nước toàn bộ nồi bánh rồi đun tiếp, bánh sẽ xanh, rền và ngon hơn.

Bánh chưng nếp nương lá riềng sau khi đã luộc xong

- Sau khi bánh chín vớt bánh ra rồi cho ngay vào nồi nước lạnh ngâm trong 20 phút. Để bánh ráo nước rồi dùng vật hơi nặng đè lên bánh để ép nước ra. Ép trong vòng 5 – 8 tiếng là được.

Bánh sau khi luộc xong sẽ rất vuông, đều, đẹp, và chắc mịn. Khi bóc, bánh có màu xanh của lá riềng từ vỏ ngoài đến nhân, hạt gạo mềm dẻo, cắn miếng thịt thơm mùi béo ngậy chứ không ngấy, gia vị vừa ăn.

Cách ngâm gạo nếp với lá riềng

Bánh chưng nếp nương lá riềng có màu xanh tự nhiên rất bắt mắt


Sắp đến tết rồi, nhà bạn đã chuẩn bị gói bánh chưng chưa? Hi vọng những chia sẻ bí quyết gói và luộc bánh chưng nếp nương lá riềng thơm ngon trên đây sẽ giúp gia đình bạn có những chiếc bánh chưng xanh đón Tết.

Video hướng dẫn cách làm bánh chưng nếp nương lá riềng:

http://mecloud.vn/video/view?id=b1vqTNDYXL

Đinh Nhung/ Nguồn ảnh và video: Facebook Bu Be