Cách nhận biết mỹ phẩm bị oxy hóa

Tiếng cười là "mỹ phẩm" tuyệt vời nhất thời COVID-19

Có thể thấy được rõ tác hại này qua hiện tượng gỉ sét, hay còn gọi là sự oxy hóa. Những quá trình tương tự như vậy cũng xảy ra trong cơ thể và trên làn da.

Chức năng của các chất chống oxy hóa

‎- Chất chống oxy hóa là để bảo vệ cơ thể khỏi bị hư hại gây ra bởi quá trình oxy hóa, trong đó sản xuất ra các gốc tự do. Chất chống oxy hóa phổ biến bao gồm vitamin C và E, selenium, coenzyme Q10, flavonoids và beta-carotene.

Một loại kem dưỡng có thành phần chiết xuất từ quả ô liu

‎- Chất chống oxy hóa có thể được phân thành hai nhóm: Phá vỡ dây chuyền của các gốc tự do [như vitamin C và E] và trung hòa các gốc tự do, làm chậm hoặc thậm chí ngăn ngừa các phản ứng dây chuyền.

‎- Chúng ta được tiếp xúc liên tục với sự tấn công của các gốc tự do trong nhiều năm, chúng trở thành kẻ thù bất bại. Thật không may, cơ thể chúng ta không sản xuất đủ chất chống oxy hóa để trung hòa tất cả những thương tích này.

‎- Có một vài điều chúng ta có thể làm để ngăn chặn, ít nhất là một phần, sự hình thành của các gốc tự do. Các biện pháp đơn giản và quen thuộc với nhiều người : Dùng kem chống nắng hàng ngày, không hút thuốc, không uống nhiều rượu và sử dụng các sản phẩm mỹ phẩm có chứa chất chống oxy hóa.

‎- Chất chống oxy hóa có thể trở thành đồng minh mạnh mẽ trong cuộc chiến chống lão hóa sớm, nhưng không phải với tất cả mọi người đều có hiệu quả. Trước hết, các chất này phải có mặt trong các sản phẩm mỹ phẩm ở nồng độ cao, vì vậy nếu bạn nhìn thấy chúng vào cuối danh sách các thành phần, ý nghĩa của các chất chống oxy hóa coi như không đáng kể.

‎- Bao bì cũng rất quan trọng. Một số chất chống oxy hóa bị phân hủy khi tiếp xúc với ánh sáng và không khí. Do đó, nếu sản phẩm được chứa trong các vỏ đựng đục [không trong suốt như thủy tinh] sẽ có sự đảm bảo hơn về chất lượng.

Dùng kem chống nắng hàng ngày để bảo vệ làn da

‎- Cũng lưu ý rằng, ngoại trừ vitamin A, chất chống oxy hóa có thể ngăn ngừa nếp nhăn mới nhưng không thể làm bất cứ điều gì cho những nếp nhăn mà bạn đã có.

‎- Điều quan trọng là quá trình chống lão hóa hiệu quả sẽ mất vài tháng nếu không phải là cả năm, trước khi bạn cảm nhận được một số kết quả. Nếu một hãng mỹ phẩm đưa ra lời quảng cáo như "da đẹp, căng, trẻ sau vài tuần" bạn có quyền nghi ngờ về chất lượng.

‎- Chất chống oxy hóa có hiệu quả hơn khi dùng qua thực phẩm. Nhưng hãy cẩn thận, bởi vì một lượng lớn chất chống oxy hóa có thể gây độc hại.

‎- Trong mọi trường hợp, ăn thực phẩm lành mạnh giàu chất chống oxy hóa, có nhiều lợi nhuận hơn để cơ thể thu nạp. Vitamin E có thể được tìm thấy trong rau lá xanh, ô liu, hạnh nhân, lạc, quả óc chó, quả bơ và gan. Vitamin C có trong trái cây, rau lá xanh, ớt, khoai tây, cà chua và dâu tây. Beta-carotene có trong xoài, đu đủ, ớt ngọt, khoai tây, rau bina và quả mơ ngọt. Selenium có trong hải sản, gạo lứt, thịt gà, thịt lợn và thịt bò.

Các chất chống oxy hóa phổ biến nhất trong mỹ phẩm

Hầu hết chúng ta không còn nghi ngờ gì về sự cần thiết của chất chống oxy hóa với sức khỏe và làn da của mình. Bạn có thể sẽ thấy tò mò với danh sách những chất chống oxy hóa phổ biến nhất được tìm thấy trong mỹ phẩm. Danh sách này có thể là một lý do tuyệt vời để bạn kiểm tra các món đồ trang điểm đã có và cân nhắc áp dụng nó khi mua một sản phẩm mới.

Nếu một hãng mỹ phẩm đưa ra lời quảng cáo như "da đẹp, căng, trẻ sau vài tuần" bạn có quyền nghi ngờ về chất lượng [hình chỉ mang tính minh họa]

- Alpha-lipoic acid [ALA, Alpha Lipoic Acid]

‎Alpha-lipoic acid là một loại enzyme, hòa tan trong nước và trong dầu mà lại dễ dàng thẩm thấu qua da. Nó có một số đặc tính chống oxy hóa mạnh, cũng như khả năng tái tạo vitamin C và E, giúp cải thiện hiệu quả của hai chất này. 

Tuy nhiên, với các chất chống oxy hóa axit alpha-lipoic, khoa học đã chứng minh tác dụng của nó qua đường uống, trong khi lại không có bằng chứng rằng ALA sẽ cung cấp các tính chất tương tự khi được sử dụng bôi bên ngoài da.

Ngoài ra, ALA dễ bị thoái hóa bởi ánh sáng mặt trời hơn hầu hết các chất chống oxy hóa và nồng độ cao [5% hoặc nhiều hơn] có thể gây ra phản ứng tiêu cực cho da [cắn da và đau nhói].

‎- Coenzyme Q10

‎Coenzyme Q10 là hợp chất tan trong chất béo hiện diện trong tất cả các tế bào của cơ thể người nhưng dự trữ của nó bị dần biến mất dưới ảnh hưởng của mặt trời. Coenzyme Q10 giúp chống lại các gốc tự do, kích thích collagen và làm giảm tổn thương da do bức xạ cực tím.

‎- Glutathione

‎Glutathione - một loại protein có nguồn gốc từ glycine, axit glutamic và cysteine. Nó như một coenzyme, được sản xuất trong các mô của động vật và người nhưng dự trữ của nó đang bị cạn kiệt do ánh nắng mặt trời. Vì vậy, sự hiện diện của nó trong các sản phẩm mỹ phẩm là hợp lý. Nó giúp chống lại gốc tự do.

‎- Chiết xuất hạt nho

‎Thường xuyên có mặt trong thành phần mỹ phẩm chống lão hóa. Hạt nho có chứa anthocyanins, flavonoid và polyphenol, tất cả các hợp chất có đặc tính chống oxy hóa mạnh. Chúng giúp chống lại các gốc tự do, cải thiện tổng hợp collagen và làm giảm các tác hại của ánh sáng mặt trời [lưu ý: đây không phải là kem chống nắng và các chức năng trên chiết xuất hạt nho đơn thuần không đáng kể để chống tia cực tím]

‎- Trà xanh

‎Trà xanh rất giàu polyphenol [chất chống oxy hóa mạnh mẽ]. Chúng giúp làm giảm tổn thương da khỏi các gốc tự do ở cấp độ ADN, cũng như giúp bảo vệ da khỏi tia nắng có hại và các hiệu ứng phụ [bao gồm cả ung thư]. Một thành phần của trà là epigallocatechin-3-gallate, đã được chứng minh rằng làm giảm đáng kể sự phá hủy collagen.

‎- Vitamin A

‎Vitamin A và các dẫn xuất của nó [retinoids] là tiêu chuẩn vàng cho các thành phần chống lão hóa. Một số trong các hình thức sử dụng trong các sản phẩm mỹ phẩm là: retinol, retinyl palmitate, retinoic acid [tretinoin] và retinilaldegid. Vitamin A - là thành phần duy nhất mà đã được chứng minh hiệu quả trong việc giảm nếp nhăn [nhưng phải mất ít nhất 3 tháng để xem kết quả đầu tiên].

Ngoài ra, nó cải thiện việc sản xuất collagen và tạo ra các tế bào da khỏe mạnh. Tuy nhiên, retinoids có thể gây đỏ da, bong tróc và cảm giác đau nhói ở một số người sử dụng. Lời khuyên: Nên bắt đầu với các sản phẩm có chứa nồng độ thấp của những thành phần này và sử dụng chúng mỗi ngày cho đến khi da của bạn thích nghi.

‎- Vitamin C

‎Vitamin C [L-ascorbic acid] và các dẫn xuất [ví dụ, ascorbic palmitate, magnesium ascorbyl phosphate, sodium phosphate và ascorbyl glucoside...] có đặc tính chống oxy hóa mạnh. Vitamin C làm tăng sản xuất collagen, làm giảm viêm và tăng cường các rào cản da tự nhiên và cung cấp sự bảo vệ khỏi tia UV [ nó cũng không thể thay thế kem chống nắng]. Tuy nhiên, vitamin này là chất không ổn định và nhanh chóng bị oxy hóa khi tiếp xúc với ánh sáng và không khí.

- Vitamin E

‎Vitamin E cũng rất phổ biến trong mỹ phẩm, nhưng thường được dùng kết hợp với vitamin A. Vitamin A giúp giảm hình thành các gốc tự do khi được sử dụng trước khi phơi nắng, nó giúp ngăn ngừa và giảm mẩn đỏ, bỏng và thiệt hại cho DNA gây ra bởi tia cực tím và các bức xạ khác. 

Nhưng điều này không có nghĩa là bạn không cần sử dụng thêm kem chống nắng! Việc sử dụng vitamin E kết hợp với vitamin A giúp tăng cường hiệu quả của các thành phần kem chống nắng.


Harper’s Bazaar Vietnam sẽ hướng dẫn bạn cách nhận biết mỹ phẩm hết hạn sử dụng để bảo vệ làn da của mình.

Làm sao biết mỹ phẩm trang điểm hết hạn?

Mỗi sản phẩm trang điểm thường được in hoặc dán nhãn hướng dẫn thời gian sử dụng biểu thị bằng chữ M và con số ứng với thời gian sử dụng của sản phẩm đó sau khi mở. Ví dụ, 3M có nghĩa là ba tháng, 6M có nghĩa là sáu tháng, 12M có nghĩa là một năm…

Những con số này thể hiện khung thời gian mà các sản phẩm hoạt động tốt nhất, sau khi được mở ra và tiếp xúc với không khí. Sau khoảng thời gian này, sản phẩm sẽ giảm chất lượng và có thể trở thành nơi sinh sản của vi khuẩn.

Một trong những cách nhận biết mỹ phẩm hết hạn sử dụng tốt nhất là ngửi. Trước khi thoa sản phẩm, hãy đưa sản phẩm lên mũi và ngửi. Nếu sản phẩm có mùi đặc biệt thì có thể sản phẩm đã hết hạn sử dụng.

Một cách khác để biết sản phẩm đã hết hạn sử dụng hay chưa là kiểm tra kết cấu trước khi sử dụng.

Đối với kem nền dạng bột, nếu bạn thấy xuất hiện một lớp viền cứng thì có nghĩa là dầu từ da mặt và các mỹ phẩm khác đã tích tụ quá nhiều trong hộp phấn. Đây là lúc mỹ phẩm hết hạn sử dụng rồi đấy.

Đối với kem nền dạng lỏng, khi mỹ phẩm bị đặc lại, vón cục hoặc tách dầu có nghĩa là đã đến lúc mỹ phẩm không dùng được nữa.

Sau khi mở nắp, mỹ phẩm tiếp xúc với không khí sẽ xảy ra hiện tượng oxy hóa. Phản ứng này ảnh hưởng đến màu sắc lớp trang điểm của bạn. Các sản phẩm càng để lâu trên kệ, chúng càng có nhiều khả năng bị oxy hóa và không nên sử dụng nữa.

>>> Bạn có thể quan tâm: Ý NGHĨA 9 KÝ HIỆU TRÊN BAO BÌ MỸ PHẨM

Dùng mỹ phẩm hết hạn có sao không?

Mỹ phẩm dù có nguồn gốc thiên nhiên vẫn được cấu thành từ các thành phần hóa học. Vì vậy, mỹ phẩm hết hạn lâu sẽ bị biến chất phát sinh nhiều độc tố gây ra dị ứng, mẩn ngứa, sưng tấy, nổi mề đay, phù nề trên diện rộng. Trong đó, bút kẻ mắt và mascara hết hạn có thể gây nhiễm trùng mắt, đau mắt đỏ; son làm sưng môi; phấn khiến da nổi mụn

Không chỉ tác động trực tiếp gây dị ứng, những độc tố xuất hiện trong mỹ phẩm quá hạn còn thẩm thấu và đi sâu vào bên trong các tế bào của da. Việc tích lũy độc tố có thể gây ung thư da.

Ngoài ra, trong mỹ phẩm hết hạn chứa nhiều vi khuẩn bao gồm eubacterium, aeromonas, propionibacterium, enterobacter. Các chất này là nguyên nhân gây ra nhiễm trùng vết thương, mụn trứng cá, nhiễm trùng đường tiết niệu và đường hô hấp. Các nhà khoa học còn tìm thấy vi khuẩn staphylococcus [tụ cầu vàng] có khả năng kháng thuốc kháng sinh và enterococcus faecalis – nguyên nhân gây bệnh viêm màng não trong mỹ phẩm hết hạn.

Sử dụng một sản phẩm trang điểm hết hạn không phải lúc nào cũng có thể có những tác dụng phụ. Tuy nhiên, để tránh những tác hại không tốt cho da và sức khỏe, bạn không nên sử dụng mỹ phẩm đã hết hạn.

Thời hạn sử dụng của các loại mỹ phẩm

Qua cách nhận biết mỹ phẩm hết hạn sử dụng có thể thấy các loại mỹ phẩm khác nhau có thời hạn sử dụng khác nhau. Các sản phẩm khô có thể kéo dài đến hai năm nếu được bảo quản ở nơi khô ráo, trong khi mascara có thời hạn ngắn nhất vì sự di chuyển liên tục của vi khuẩn từ mắt bạn sang đầu bôi.

Dưới đây là tổng quan ngắn gọn về thời hạn sử dụng được khuyến nghị cho các sản phẩm chăm sóc da và trang điểm thông thường:

Kem nền dạng lỏng: Hạn sử dụng của kem nền phụ thuộc vào thành phần của từng loại. Nếu sản phẩm có gốc nước sẽ dùng được đến 12 tháng, còn các sản phẩm có gốc dầu sẽ dùng được đến 18 tháng.

Kem chống nắng: Kem chống nắng thường có hạn từ 6 tháng đến 1 năm.

Kem dưỡng ẩm: Sau khi mở nắp, kem dưỡng ẩm có thể sử dụng trong khoảng thời gian từ sáu tháng đến một năm.

Son thỏi: Son môi thường chứa các chất bảo quản như paraben, tinh dầu và vitamin để tránh vi trùng nên có thời hạn sử dụng khá dài từ 12 – 18 tháng. Tuy nhiên, son dạng kem có tuổi thọ ngắn hơn một chút, thời hạn sử dụng từ 6 tháng đến một năm.

Mascara có thể sử dụng từ ba đến sáu tháng. Nếu bạn bắt đầu nhận thấy sự thay đổi trong kết cấu hoặc mùi của sản phẩm, rất có thể mỹ phẩm hết hạn sử dụng, hãy ngừng dùng ngay lập tức.

Sản phẩm dạng bột: Các sản phẩm như phấn phủ, bronzer hoặc má hồng dạng bột có hạn sử dụng thông thường là 18 tháng và có thể kéo dài đến hai năm.

Mỹ phẩm dạng kem: Trang điểm dạng kem như phấn má hồng dạng kem hoặc kem che khuyết điểm có thể kéo dài từ sáu tháng đến một năm.

Kẻ mắt dạng lỏng: Kẻ mắt dạng lỏng kéo dài từ ba đến sáu tháng, tương tự như mascara.

Bút kẻ mắt: Hạn sử dụng của bút kẻ mắt là 3 tháng đến 3 năm tùy loại. Bút kẻ mắt dạng gel có thể dễ nhiễm khuẩn hơn nên thời hạn sử dụng ngắn hơn bút kẻ mắt dạng chì. Bạn nên lau bớt phần gel thừa trên đầu bút sau mỗi lần sử dụng để loại bỏ các vết bẩn chứa nhiều vi khuẩn và tránh nhiễm trùng mắt.

Cọ trang điểm: Vật dụng này có thể sử dụng vô thời hạn, tuy nhiên bạn cần thường xuyên vệ sinh cọ trang điểm sạch sẽ ít nhất 2 tháng 1 lần để loại bỏ vi khuẩn và các chất bẩn tích tụ.

>>> Bạn có thể quan tâm: LƯU Ý KHI SỬ DỤNG CÁC THÀNH PHẦN MỸ PHẨM NÀY VÀO MÙA HÈ

Cách bảo quản các loại mỹ phẩm

Khi mỹ phẩm hết hạn sử dụng, bạn không nên tiếc rẻ mà hãy bỏ chúng đi nếu không muốn làm tổn hại cho làn da và sức khỏe của mình. Tuy nhiên, nếu mỹ phẩm không được bảo quản đúng cách thì thời hạn sử dụng có thể ngắn hơn thời hạn được nhà sản xuất khuyến cáo. Vậy, cách bảo quản các loại mỹ phẩm như thế nào là đúng?

Đối với mỹ phẩm dạng kem: Bạn nên giữ mỹ phẩm ở nơi mát mẻ, thường xuyên lắc sản phẩm để trộn đều các thành phần. Vệ sinh nắp đậy, vòi xịt của sản phẩm để giữ vệ sinh.

Đối với mỹ phẩm dạng bột, luôn đóng nắp kỹ sau khi sử dụng để tránh quá trình oxy hóa. Ngoài ra, dùng cọ sạch lấy phấn trong hộp giúp tránh dầu thừa dính vào lượng bột trong hộp, từ đó bảo quản mỹ phẩm tốt hơn.

Đối với mascara, khi sử dụng chỉ nên chấm nhẹ nhàng, lấy vừa đủ lượng sản phẩm, tránh đẩy đầu cọ liên tục để lấy sản phẩm khiến mascara nhanh bị khô.

Cách bảo quản đối với son, bạn có thể cất những cây son ít sử dụng hoặc chưa sử dụng trong ngăn mát tủ lạnh giúp các thành phần trong son không bị hư hỏng do tiếp xúc với nhiệt độ cao. Mặt khác, đánh son lên môi khi vừa ăn uống xong cũng dễ làm son bị nhiễm bẩn. Vì thế hãy lau sạch môi trước khi tô son nhé.

Hy vọng bài viết đã cung cấp cho bạn những thông tin hữu ích để sử dụng mỹ phẩm một cách hiệu quả và an toàn nhất. Hãy thử kiểm tra các loại mỹ phẩm bạn đang có nhé!

>>> Xem thêm: KHI NÀO BẠN NÊN DỌN DẸP TỦ ĐỒ MỸ PHẨM?

Tạp chí thời trang Harper’s Bazaar Việt Nam

Video liên quan

Chủ Đề