Cách nhận biết trọng tải xe

Hiểu về tải trọng của xe không chỉ là kiến thức phổ thông mà còn giúp chủ xe và chủ hàng tránh được những lỗi khi tham gia giao thông. Chúng ta sẽ cùng tìm hiểu tải trọng là gì – tải trọng của xe là gì trong bài viết dưới đây.

Có thể bạn quan tâm: dịch vụ chuyển nhà trọn gói - vận tải contaienr


Tìm hiểu tải trọng là gì?

Hiện nay có rất nhiều cách định nghĩa khác nhau về tải trọng, tuy nhiên tinh thần chung trong những cách định nghĩa này đều thống nhất: Tải trọng là khối lượng hàng hóa mà phương tiện vận chuyển ĐANG chứa/ đựng. Cần nhấn mạnh chữ “ĐANG” bởi vì đây là yêu tố phân biệt giữa tải trọng và trọng tải. Trên thực tế, chúng ta thường có sự nhầm lẫn giữa tải trọng và trọng tải.TRỌNG TẢI là khả năng chịu nặng tối đa cho phép về mặt kỹ thuật của phương tiện vận chuyển do nhà chế tạo công bố trong tài liệu kỹ thuật của xe. Khi kiểm định xe tải, tải trọng thiết kế của xe là trọng tải cho phép được ghi trong giấy chúng nhận kiểm định an toàn kỹ thuật và bảo vệ môi trường của phương tiện cơ giới tham gia giao thông đường bộ.

Còn TẢI TRỌNG là lực hay ngẫu lực từ bên ngoài tác động lên một vật, xét về mặt sức bền cơ học của vật đó. Hay nói đúng hơn thì tải trọng là số lượng kg hàng hóa đang có trên xe. Ví dụ một chiếc xe tải có trọng tải thiết kế là 10 tấn, chiếc xe này đang chở 8 tấn đất và đá. Trong trường hợp này, trọng tải là 10 tấn và tải trọng là 8 tấn [trọng lượng hàng hóa đang chở].Cũng theo Điều 37 nghị định 15 của Chính phủ về xử phạt vi phạm hành chính về lĩnh vực giao thông đường bộ thì "tải trọng" là sức tải mà nhà nước quy định cho một chiếc xe. Vì vậy, đây chính là thông số để xác định một chiếc xe có chở quá số lượng hàng hóa cho phép của nhà nước hay không. Từ đó sẽ có các biện pháp xử lý khác nhau. Từ định nghĩa trên có thể suy ra khái niệm về tải trọng của xe. Theo đó, tải trọng xe chính là trọng lượng của hàng hóa mà xe đang chở [không tính người lái và người phụ xe]. Khi vận chuyển hàng hóa, chủ hàng và chủ xe cần xác định được trọng lượng của hàng hóa đang chở so với trọng tải thiết kế của xe, tránh tình trạng bị xử phạt do quá tải.Công thức tính tải trọng xe là: Tải trọng = tổng trọng tải – tự trọng xe – số người ngồi trên xe.

Để hiểu rõ hơn về vấn đề này, chúng ta có thể minh họa bằng một trường hợp cân tải trọng ở trạm cân. Ví dụ: Một chiếc xe đang đang chở xi măng với 2 tài xế ngồi trên xe, xe có trọng tải là 10 tấn. Vậy muốn biết tải trọng của hàng hóa là bao hiêu thì để nguyên xe và người lên cân. Lấy tổng số kết quả cân được trừ cho 10 tấn [cân nặng của xe] và trừ đi số cân nặng của 2 tài xế là sẽ ra tải trọng của hàng hóa đang chở.

Xem thêm
- Dịch vụ vận chuyển hàng hóa
- Dịch vụ chuyển phát nhanh trong nước
- Dịch vụ giao hàng nhanh

Theo nghị định 171/2013/NĐ-CP của chính phủ, các lỗi vi phạm hành chính khi tham gia giao thông ngày càng được xử lý nghiêm ngặt và mạnh tay hơn. Đặc biệt, đối với tải trọng xe, khi người điều khiển xe vi phạm có thể bị phạt tiền đến 36.000.000 VNĐ. Để tránh mắc phải những lỗi không mong muốn về tải trọng, khi tham gia giao thông, người lái cần nắm rõ khái niệm tải trọng xe là gì và những quy định về tải trọng xe.

Nếu xe chở khối lượng vượt quá tải trọng cho phép sẽ bị phạt tiền

Tải trọng xe là gì?

Có nhiều cách giải thích về tải trọng xe khác nhau khiến người điều khiển xe mông lung. Tuy nhiên, có thể định nghĩa một cách khái quát như sau: tải trọng xe là tổng số cân nặng của lượng hàng hoá mà phương tiện [ô tô] đó đang chở/vận chuyển và không bao gồm khối lượng toàn tải [tự trọng của xe và người trên xe].

Việc quy định tải trọng xe ô tô, tải trọng xe tải không chỉ giúp người lái xác định lượng hàng hoá giới hạn xe có thể vận chuyển mà còn giữ cho xe không bị chuyên chở “quá sức”. Ngoài ra, người lái sẽ dễ dàng điều khiển xe và an toàn khi tham gia giao thông nếu xe chở đúng tải trọng.

Phân biệt tải trọng xe và một số khái niệm khác dễ nhầm lẫn

Không phải bất kỳ ai cũng hiểu rõ tải trọng xe là gì, do đó, vẫn có nhiều người dùng nhầm lẫn tải trọng xe với một số khái niệm khác như tổng tải trọng xe. Vậy, tổng tải trọng xe và tải trọng xe khác nhau như thế nào?

Tổng tải trọng xe được hiểu là tổng lượng hàng hoá mà xe chuyên chở và khối lượng toàn tải [tự trọng xe, người và đồ cá nhân trên xe]. Lấy một ví dụ dễ hiểu như sau: xe ô tô bán tải chở hàng hóa nặng 50kg thì 50kg chính là tải trọng còn tổng cân nặng của ô tô [tự trọng] cùng hàng hoá 50kg và người ngồi trên xe là tổng tải trọng.

Mỗi loại xe được quy định mức tải trọng giới hạn khác nhau

Quy định về tải trọng xe

Bộ Giao thông vận tải có quy định, tất cả xe ô tô chở hàng tham gia giao thông đều không được chở khối lượng hàng hóa vượt quy định trọng tải xe ô tô. Chi tiết quy định cho mỗi loại xe được nêu rõ trong Thông tư 46/2015/TT-BGTVT [Bộ Giao thông vận tải]. Người lái xe và chủ xe nên đọc kỹ để xác định được tải trọng tối đa áp dụng với loại xe đang sở hữu.

Cách tính tải trọng xe

Người tham gia giao thông chở hàng hoá nên chủ động tính trọng tải xe đang điều khiển để chủ động điều chỉnh khối lượng hàng hoá phù hợp. Công thức tính cụ thể như sau:

Tải trọng xe = Tổng tải trọng xe - Tự trọng xe - Cân nặng của người ngồi trên xe. 

Ví dụ: để tính tải trọng cho một xe ô tô chở thực phẩm sạch, chúng ta chỉ cần đưa cả xe lên cân, sau đó trừ đi cân nặng của xe và cân nặng của người ngồi trên xe là ra tải trọng xe đang chở.

Xe chở quá tải gây nguy hiểm cho người điều khiển xe và người tham gia giao thông

Cách tính khối lượng hàng hoá quá tải

Nếu không kiểm tra kỹ tải trọng cho xe, người lái sẽ rất dễ mắc lỗi chở quá khối lượng. Vậy làm sao để biết được xe chở vượt quá tải trọng cho phép? Người ta sẽ áp dụng công thức tính toán sau đây để xác định lượng hàng hoá quá tải:

Khối lượng hàng hoá quá tải = Tổng tải trọng xe cân được hiện tại - Khối lượng xe - Tải trọng hàng hóa được phép chở [theo quy định].

Ví dụ: Một xe tải nhỏ có khối lượng 4 tấn, khối lượng hàng xe được chở tối đa theo quy định là 4,4 tấn. Thời điểm Công an giao thông kiểm tra cân xe có tổng trọng lượng là 11 tấn. Vậy thì: khối lượng quá tải = 11 - 4 - 4,4 = 2,6 tấn.

Cách tính phần trăm quá tải

Xe chạy quá khối lượng cho phép sẽ bị phạt. Mức phạt này được tính toán dựa theo % quá tải. Công thức tính như sau:

Phần trăm quá tải [%] = [Khối lượng chở hàng quá tải được tính/Tải trọng tối đa] x 100%.

Ví dụ: Vẫn là chiếc xe tải nhỏ chạy quá tải 1 tấn ở ví dụ trên, ta tính toán % quá tải của xe này như sau: phần trăm quá tải = 2,6/4,4 x 100% = 59,09 %. Như vậy, xe tải trên đã chạy quá tải 59,09% và sẽ phải chịu mức phạt áp dụng đối với tỷ lệ phần trăm này.

Một số mức phạt đối với xe quá tải trọng [dựa trên % quá tải]

Khi xe chở quá tải trọng thì cả người điều khiển phương tiện [người lái] và chủ phương tiện [người sở hữu xe] đều sẽ phải chịu phạt theo quy định của Chính phủ. Mức phạt được chia theo cấp độ, tùy thuộc vào % quá tải mà xe vận hành.

Mức phạt cụ thể được áp dụng theo bảng dưới đây:

Mức phạt đối với xe vượt quá tải trọng cho phép

Như vậy, người lái xe có thể bị phạt đến 12 triệu đồng và tước quyền sử dụng giấy phép lái xe lên đến 5 tháng, còn chủ xe [cá nhân hoặc doanh nghiệp] có thể bị phạt đến 20 triệu đồng [với cá nhân] hoặc đến 40 triệu đồng [với tổ chức] khi vi phạm vượt tải trọng 100%. Do đó, để tránh vi phạm, người lái xe và chủ xe nên đọc kỹ Nghị định 100/2019/NĐ-CP và kiểm tra tải trọng xe chở hàng trước khi tham gia giao thông.

Nắm rõ tải trọng xe là gì và những quy định về tải trọng xe giúp người lái tránh phạm phải những lỗi không đáng có khi tham gia giao thông. Đồng thời, tuân thủ luật an toàn giao thông là hành động văn minh, bảo vệ cho chính bản thân mình và xã hội.

Quý khách hàng tìm hiểu thông tin và đặt mua các mẫu xe của VinFast như VinFast VF e34, VinFast President, VinFast Lux SA2.0, VinFast Lux A2.0, VinFast Fadil hoặc liên hệ Hotline 1900 23 23 89 để được tư vấn trực tiếp.

Video liên quan

Chủ Đề