Cách nói chuyện với người tự kỷ

Dưới đây là 10 sự thực bạn cần hiểu rõ về tự kỷ - một chứng rối loạn thần kinh có ảnh hưởng đến sự phát triển của não, cản trở khả năng giao tiếp xã hội của một người.

1. Tự kỷ là chứng rối loạn, không phải bệnh

Tự kỷ không phải bệnh truyền nhiễm. Nó không phải là thứ lây lan từ người này sang người khác, không phải là một loại bệnh phát sinh do ăn uống không đúng hoặc do những lời thần chú xấu xa. Nó là một chứng rối loạn bẩm sinh hoặc xuất hiện trong những năm phát triển đầu đời của một đứa trẻ.

2. Tự kỷ có thể chữa được

Quan niệm rằng tự kỷ không chữa được là hoàn toàn sai lầm. Hiện nay, y học đã có những phương pháp điều trị và các chương trình khác nhau có thể trợ giúp bệnh nhân mắc chứng tự kỷ giúp họ cải thiện kỹ năng và bắt đầu sống một cuộc sống hoàn toàn mới và thoải mái. Chỉ có điều mức độ và thời gian chữa khỏi là tùy thuộc vào từng người.

3. Người mắc chứng tự kỷ có thể lập gia đình

Nhiều trẻ em và người lớn có thể đối phó tốt với các đặc tính, đặc điểm của chứng tự kỷ và có thể bộc lộ một cách bình thường. Một số có thể kiếm được việc làm thường xuyên, hiểu và duy trì các mối quan hệ, chịu trách nhiệm cá nhân, và có thể lập gia đình.

4. Những người mắc chứng tự kỷ là không giống nhau

Không có hai đứa trẻ hoặc hai người lớn mắc chứng tự kỷ như nhau. Vì vậy, nhu cầu của mỗi người sẽ khác nhau, và những người chăm sóc hoặc đối phó với người mắc chứng tự kỷ sẽ có kinh nghiệm và cách tiếp cận khác nhau. Sẽ không có khái niệm gọi là "đúng cách" hay "cách tốt nhất" để sắp xếp, phân chia ra một vấn đề. Cách xử lý sẽ luôn luôn phải tùy biến theo từng trường hợp.

5. Những người mắc chứng tự kỷ có khả năng đặc biệt

Người mắc chứng tự kỷ có thể không bình thường trong tất cả hoạt động của thói quen hàng ngày, nhưng họ làm cho chúng ta ngạc nhiên với khả năng đặc biệt của mình. Ai đó có thể đột xuất giỏi chơi một nhạc cụ nào đó, hoặc có khả năng ghi nhớ những con số, nhưng một số khác lại có một trí nhớ siêu đẳng... Điều quan trọng là phải đi sâu hơn về những gì mà thể chất bên ngoài họ biểu hiện và hiểu được thế mạnh của họ.

6. Người mắc chứng tự kỷ có thể có định nghĩa khác nhau của sự "bình thường"

Những hình ảnh và âm thanh hằng ngày xuất hiện bình thường với bất kỳ ai, nhưng nó có thể không thân thiện hoặc không thoải mái cho những người mắc chứng tự kỷ. Âm thanh của một máy pha cà phê, ánh sáng từ bóng đèn hoặc sự cuồng của một fan có thể gây khó chịu hay lo lắng cho những người tự kỷ mà không ai nhận ra cơn đau của họ. Điều quan trọng là những người xung quanh cần phải hiểu hành vi của họ thay vì chờ đợi họ nói ra.

7. Những người mắc chứng tự kỷ khó diễn tả cảm xúc của mình

Vấn đề chính của họ là không thể giao tiếp tốt. Vì vậy, nhiều khi họ không có khả năng thể hiện khi đang đói hoặc khi cần một điều gì đó. Từ vựng của họ có thể không đủ để mô tả yêu cầu, mong muốn của họ. Hơn nữa, những gì họ nói có thể không phải là những gì họ muốn, do đó hãy quan sát những thứ xung quanh để hiểu họ hơn là bỏ qua ý nghĩa của chúng.

8. Người mắc chứng tự kỷ không thể xử lý thông tin phức tạp

Đó là điều quan trọng mà bạn cần biết để giao tiếp với họ bằng những câu đơn giản và nói chuyện trực tiếp mặt đối mặt. Ví dụ, họ có thể không hiểu khi bạn gọi tên hoặc nói chuyện về họ từ khắp các phòng. Thay vào đó, họ sẽ hiểu rõ hơn nếu bạn nói điều tương tự khi nói chuyện mặt đối mặt. Họ không hiểu thành ngữ, chơi chữ và thuật ngữ, những câu từ có thể có bất kỳ ẩn nghĩa khác. Họ chỉ hiểu được những từ đơn giản và hoàn toàn không phức tạp.

9. Người mắc chứng tự kỷ nhớ những gì họ nhìn thấy

Bạn không chỉ phải nói cho họ rằng cần làm gì, mà bạn cần phải làm để họ thấy, để họ bắt chước những điều đó. Hơn nữa không chỉ một mà cần phải làm nhiều lần, bởi họ nhớ tốt nhất những gì họ nhìn thấy hơn là những gì họ nghe thấy. Những hoạt động này cần được liên tục khuyến khích, vì họ sẽ bỏ cuộc dễ dàng khi có những dấu hiệu nhỏ của sự thất vọng hoặc sự phiền toái từ phía bạn.

10. Người mắc chứng tự kỷ cần được dạy để hòa nhập với xã hội

Trẻ em mắc chứng tự kỷ không chơi và tương tác, giao tiếp với những đứa trẻ khác không phải vì chúng "không muốn", mà vì chúng "không biết làm thế nào để chơi cùng". Chúng chỉ hiểu trò chơi với mô hình cố định và các chuyển động lặp đi lặp lại. Những đứa trẻ khác phải mời đứa trẻ mắc chứng tự kỷ chơi cùng và hiểu thiếu sót của chúng, chứ không phải là kỳ vọng vào sự thay đổi và tiếp thu từ ngày này qua ngày khác.

Sự đồng cảm của xã hội và sự nỗ lực không ngừng của cha mẹ, gia đình, bạn bè và môi trường xung quanh sẽ giúp những người tự kỷ được trang bị tốt hơn và nắm chắc dây cương cuộc sống của mình.

 Lan Lan [Theo MagforWoman]

Tự kỷ và trầm cảm là hai chứng bệnh được nhắc tới nhiều trong những năm gần đây. Chúng là hai bệnh lý khác nhau, nhưng có một vài biểu hiện tương tự. Vậy làm thế nào để phân biệt rõ trầm cảm và tự kỷ?

Thế nào là tự kỷ và trầm cảm?

Tự kỷ là gì?

Tự kỷ là một chứng rối loạn phát triển tâm trí sớm ở trẻ em, thường được phát hiện trong độ tuổi từ 3-10, kéo dài mà không thuyên giảm. Trẻ tự kỷ tự phong bế mình với thế giới bên ngoài, tình trạng này dẫn tới những khiếm khuyết trong tương tác xã hội, phát triển ngôn ngữ và kĩ năng giao tiếp, kết hợp với hành vi cứng nhắc, lặp đi lặp lại. Do những biểu hiện khác nhau với mức độ rất đa dạng nên hiện nay chứng tự kỷ còn được gọi là phổ tự kỷ. Theo các con số thống kê, có khoảng 1-3 phần nghìn trẻ em mắc tự kỷ.

Trầm cảm là gì?

Trầm cảm là chứng bệnh rối loạn khí sắc thường gặp trong tâm thần học. Những rối loạn trong hoạt động của não bộ khiến cho người bệnh biểu hiện ra thành những bất thường trong suy nghĩ và hành vi. Biểu hiện chính của trầm cảm là khí sắc trầm uất, mất hứng thú kéo dài và giảm năng lượng [mệt mỏi]. Khác với tự kỷ, trầm cảm có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi: trẻ em, người trưởng thành, người cao tuổi. Cả nam lẫn nữ, người thành đạt hay người có địa vị thấp trong xã hội đều có thể mắc trầm cảm. Xét về mức độ phổ biến, trầm cảm thường gặp nhiều hơn so với tự kỷ rất nhiều lần. Trầm cảm được xếp hạng là bệnh lý phổ biến thứ 2 trên toàn cầu.

Xem thêm: Phương pháp giảm trầm cảm bằng lợi khuần đường ruột

Sự khác nhau giữa tự kỷ và trầm cảm

Trầm cảm Tự kỷ
  • Cảm giác buồn chán, trống rỗng
  • Khó tập trung suy nghĩ, hay quên
  • Luôn cảm giác mệt mỏi, không muốn làm việc gì
  • Cảm giác mình có tội lỗi, vô dụng, không xứng đáng
  • Mất ngủ, hoặc ngủ quá nhiều
  • Hay cáu gắt, giận dữ
  • Giảm thích thú trong các hoạt động hoặc sở thích hàng ngày
  • Giảm cảm giác ngon miệng, sụt cân hoặc ăn quá nhiều
  • Nghĩ về cái chết, có ý tưởng hoặc hành vi tự sát

Ở trẻ em, chúng ta khó có thể phát hiện được trầm cảm do trẻ chưa biết cách mô tả lại tình trạng của mình. Cha mẹ cần chú ý hơn nếu trẻ có thể có biểu hiện buồn bã, dễ kích động, nổi giận, tỏ ra sợ hãi hoặc không muốn đến trường, các cơn đau [thường gặp nhất là đau bụng] không rõ nguyên nhân…

Khác với trầm cảm, những triệu chứng của tự kỷ khá rõ ràng mà cha mẹ và những người xung quanh có thể quan sát thấy:
  • Trẻ chậm nói, chậm phát triển về ngôn ngữ chỉ thường ê a cho đến khi 5 tuổi.
  • Sống khép kín, không quan tâm đến mọi việc diễn ra xung quanh, thờ ơ với giao tiếp ngôn ngữ hay tránh giao tiếp bằng mắt với mọi người kể cả cha mẹ.
  • Mặt thiếu biểu cảm và tư thế không được tự nhiên. Khó khăn trong việc chia sẻ.
  • Khả năng phản ứng, tiếp thu chậm, hoặc kém, ít nói chuyện [khoảng 40% người bị tự kỷ không bao giờ nói chuyện].
  • Rụt rè, nhút nhát không thích chơi với người khác, không thích ở nơi đông người.
  • Không thích sự thay đổi kể cả đồ chơi, nơi ở hay bất kỳ sự thay đổi về hoàn cảnh nào khác.
  • Lặp lại các hoạt động, hành vi của cơ thể mà không có mục đích như vỗ tay, đung đưa cơ thể…
  • Thường tập trung vào một bộ phận thay vì toàn thể.
  • Thường xuyên gào khóc, đi trốn khi không thích hay không hứng thú với việc gì đó. Thậm chí làm làm tổn thương chính bản thân như cào cấu, đập đầu vào tường, cửa…
Trầm cảm được cho là bắt nguồn từ sự căng thẳng, áp lực kéo dài, những biến cố, khủng hoảng trong cuộc sống. Trong khi đó, nguyên nhân của tự kỷ chưa được làm rõ. Có một số giả thuyết về nguyên nhân của tự kỷ bao gồm: di truyền, bất thường về phía mẹ trong thời kỳ mang thai [mắc một số bệnh như tuyến giáp, đái tháo đường, nhiễm virus Rubella, sử dụng thuốc, rượu trong thai kỳ…], môi trường khi mang thai, bất thường trong cấu trúc não, bất thường trong chức năng não.
Trầm cảm có thể được điều trị bằng nhiều phương pháp khác nhau như thay đổi lối sống, liệu pháp tâm lý, sử dụng probiotics tâm trạng [còn gọi là psychobiotic] đối với chứng trầm cảm nhẹ và vừa. Đối với trầm cảm nặng cần sử dụng thuốc và có thể kết hợp các biện pháp khác theo chỉ định của bác sỹ.  Điều trị tự kỷ là một hành trình khó khăn. Mặc dù không thể chữa khỏi bệnh nhưng nếu kiên trì và có những biện pháp can thiệp đúng với các phương pháp trị liệu hành vi, giao tiếp…thì có thể giúp người mắc tự kỷ phát triển tốt hơn và cải thiện được cuộc sống.

Ngoài ra, có nhiều trường hợp mắc trầm cảm trên nền tự kỷ thì rất khó để chẩn đoán vì những triệu chứng của trầm cảm có thể lẫn vào triệu chứng của tự kỷ. Hơn nữa người bị tự kỷ hầu như không có khả năng giao tiếp, gây khó khăn cho chẩn đoán [chẩn đoán trầm cảm chủ yếu dựa vào hỏi bệnh]. Theo các khảo sát, trầm cảm ở người tự kỷ sẽ làm gia tăng nguy cơ tự sát.

Như vậy, trầm cảm và tự kỷ là hai chứng bệnh cùng thuộc về tâm thần nhưng hoàn toàn khác biệt và cần được chăm sóc, điều trị khác nhau. Mọi thông tin bạn đọc còn thắc mắc có thể để lại bình luận hoặc gọi cho chuyên gia của chúng tôi qua số hotline tư vấn: 0981 966 152 để được giải đáp chi tiết.

Benhlytramcam.vn - 30 Tháng Năm, 2021

Video liên quan

Chủ Đề