Cách nộp phạt chậm nộp tờ khai thuế GTGT

LỊCH NỘP CÁC LOẠI BÁO CÁO THUẾ 2018

Không áp dụng các mức xử phạt quy định Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC đối với trường hợp người nộp thuế trong thời gian được gia hạn thời hạn nộp hồ sơ khai thuế, gia hạn thời hạn nộp thuế.

  • Người nộp thuế chậm nộp hồ sơ khai thuế bị xử phạt theo quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4, 5, 6 Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC, nếu dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì phải nộp tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định tại Điều 106 Luật quản lý thuế và các văn bản quy định chi tiết thi hành Luật quản lý thuế.
  • Trường hợp chậm nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định và cơ quan thuế đã ra quyết định ấn định số thuế phải nộp. Sau đó trong thời hạn 90 ngày, kể từ ngày hết hạn nộp hồ sơ khai thuế, người nộp thuế nộp hồ sơ khai thuế hợp lệ và xác định đúng số tiền thuế phải nộp của kỳ nộp thuế thì cơ quan thuế xử phạt hành vi chậm nộp hồ sơ khai thuế theo Khoản 1, 2, 3, 4, 5 và Khoản 6 Điều 9 Thông tư 166/2013/TT-BTC và tính tiền chậm nộp tiền thuế theo quy định. Cơ quan thuế phải ra quyết định bãi bỏ quyết định ấn định thuế.

Như vậy, bạn có thể tham khảo quy định trên để áp dụng vào trường hợp cụ thể của đơn vị bạn tùy theo thời gian nộp chậm sẽ có mức xử phạt hành chính khác nhau.

Khi làm giải trình với cơ quan thuế thì đơn vị bạn chỉ cần làm theo đúng mẫu đơn kê khai nộp muộn và trình bày đầy đủ và chính xác thông tin với cơ quan có thẩm quyền xử lý là được.

Dù đã có phần mềm, nhưng kỹ năng Excel vẫn cực kỳ quan trọng với kế toán, bạn đã vững Excel chưa? Hãy để tôi giúp bạn, đăng ký khoá học Excel:

Hồ sơ nộp cho cơ quan thuế:

  • Bản giải trình kê khai nộp muộn;
  • Tờ khai thuế;
  • Tài liệu kèm theo giải thích số liệu trong Bản giải trình khai nộp muộn, điều chỉnh [nếu có]

MẪU CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH KÊ KHAI THUẾ MUỘN

MẪU CÔNG VĂN GIẢI TRÌNH KÊ KHAI THUẾ MUỘN

Tải về mẫu công văn

Tải về lịch nộp báo cáo thuế

Chúc các bạn học tốt cùng Học Excel Online!

Các mức phạt nộp chậm tờ khai là biện pháp chế tài của cơ quan thuế được áp dụng nhằm giúp các doanh nghiệp báo cáo tình hình hoạt động kinh doanh đúng hạn. Từ đó, cơ quan thuế trực tiếp quản lý doanh nghiệp sẽ nắm được tình hình hoạt động thực tế của doanh nghiệp và có thể tiến hành thu thuế nếu doanh nghiệp có phát sinh nghĩa vụ thuế. Với định hướng đơn giản hóa thủ tục hành chính, từ năm 2007, cơ quan thuế đã trao quyền tự báo cáo cho doanh nghiệp với cơ chế tự khai, tự nộp, tự chịu trách nhiệm. Nhưng đôi khi vì một số việc khách quan lẫn cả chủ quan, việc nộp chậm tờ khai thuế dẫn đến việc bị xử phạt hành chính nộp chậm tờ khai thuế vẫn thường xảy ra tại doanh nghiệp. Vậy, các mức xử phạt nộp chậm tờ khai thuế là bao nhiêu? Có sự khác biệt giữa mức xử phạt chậm nộp tờ khai thuế gtgt với các loại tờ khai thuế khác hay không? Hãy cùng Đại lý thuế Hưng Phúc tìm hiểu chi tiết qua bài viết sau đây.

1.Cách tính mức phạt chậm nộp hồ sơ khai thuế

Bước 1:

– Trước khi xem mức phạt chậm nộp tờ khai thuế thì các bạn cần xác định được Doanh nghiệp mình chậm nộp hồ sơ khai thuế bao nhiêu ngày.

-> Chi tiết về việc thời hạn nộp hồ sơ khai thuế như: Thời hạn nộp Tờ khai thuế môn bài, Tờ khai thuế GTGT, TNCN, thời hạn nộp Tờ khai Quyết toán thuế TNDN, TNCN …

Bước 2:
-> Sau khi đã xác định được số ngày chậm nộp hồ sơ khai thuế -> Các bạn đối chiếu xuống quy định bên dưới nhé:


2. Mức phạt chậm nộp tờ khai thuế Chậm nộp các loại tờ khai thuế như: thuế GTGT, thuế TNCN, lệ phí môn bài, các loại báo cáo năm

MỨC PHẠT  SỐ NGÀY CHẬM NỘP [Hành vi]
Phạt cảnh cáo – Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 05 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
Phạt tiền 700.000 đồng  – Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày [trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này].

 – Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng
 – Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng.

Phạt tiền 1.400.000 đồng  – Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 10 ngày đến 20 ngày.

– Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không dưới 800.000 đồng.
– Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng.

Phạt tiền 2.100.000 đồng – Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 20 ngày đến 30 ngày.

– Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng.
– Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng.

Phạt tiền 2.800.000 đồng – Đối với hành vi nộp hồ sơ khai thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ trên 30 ngày đến 40 ngày.

– Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.600.000 đồng.
– Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 4.000.000 đồng.

Phạt tiền 3.500.000 đồng  – Đối với một trong các hành vi sau đây:
a] Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định từ trên 40 ngày đến 90 ngày.
b] Nộp hồ sơ khai thuế quá thời hạn quy định trên 90 ngày nhưng không phát sinh số thuế phải nộp hoặc trường hợp quy định tại Khoản 9 Điều 13 Thông tư này.
c] Không nộp hồ sơ khai thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp [trừ trường hợp pháp luật có quy định không phải nộp hồ sơ khai thuế].
d] Nộp hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý quá thời hạn quy định trên 90 ngày, kể từ ngày hết thời hạn nộp hồ sơ khai thuế nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.– Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 2.000.000 đồng
– Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 5.000.000 đồng 

Chú ý: Ngoài việc bị phạt vì tội chậm nộp hồ sơ khai thuế nêu trên – -> Nếu trường hợp dẫn đến chậm nộp tiền thuế thì còn bị phạt vì tội chậm nộp tiền thuế.

Ví dụ: Doanh nghiệp A chậm nộp Tờ khai thuế môn bài + Tiền thuế môn bài.
-> Thì sẽ bị phạt 2 tội là: Chậm nộp tờ khai thuế + Chậm nộp tiền thuế.

Chi tiết xem tại đây: Mức phạt chậm nộp tiền thuế

 ———————————————————————————-

3. Mức phạt chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế

Căn cứ theo Điều 7 Thông tư 166/2013/TT-BTC: Quy định xử phạt đối với hành vi chậm nộp hồ sơ đăng ký thuế, chậm thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế so với thời hạn quy định, cụ thể như sau: 

Mức phạt  Số ngày chậm nộp [Hành vi]
Phạt cảnh cáo – Đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 10 ngày mà có tình tiết giảm nhẹ.
 – Đối với hành vi nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế cho cơ quan thuế quá thời hạn quy định từ 01 ngày đến 30 ngày [trừ trường hợp quy định tại Khoản 1 Điều này].

– Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng.
– Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng.

– Đối với một trong các hành vi sau đây:
a] Nộp hồ sơ đăng ký thuế hoặc thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế quá thời hạn quy định trên 30 ngày.
b] Không thông báo thay đổi thông tin trong hồ sơ đăng ký thuế.
c] Không nộp hồ sơ đăng ký thuế nhưng không phát sinh số thuế phải nộp.– Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 800.000 đồng.
– Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng.

————————————————————————————-

4. Mức phạt không khai đầy đủ nội dung trong hồ sơ thuế

Căn cứ theo Điều 8 Thông tư 166/2013/TT-BTC: Quy định xử phạt đối với hành vi khai không đầy đủ các nội dung trong hồ sơ thuế, cụ thể như sau:

Mức phạt  Hành vi
 – Đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên bảng kê hóa đơn, hàng hoá, dịch vụ mua vào, bán ra hoặc trên các tài liệu khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.

– Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 400.000 đồng.
– Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.000.000 đồng 

– Đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên hóa đơn, chứng từ khác liên quan đến nghĩa vụ thuế.

– Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 600.000 đồng.
– Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 1.500.000 đồng.

– Đối với hành vi lập hồ sơ khai thuế ghi thiếu, ghi sai các chỉ tiêu làm căn cứ xác định nghĩa vụ thuế trên tờ khai thuế, tờ khai quyết toán thuế.

– Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 800.000 đồng.
– Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 2.000.000 đồng.

– Đối với một trong các hành vi sau đây:
a] Có hành vi vi phạm quy định tại Khoản 4 Điều 12, Khoản 7 Điều 13 Thông tư này.
b] Có hành vi khai sai dẫn đến thiếu số thuế phải nộp theo hồ sơ khai thuế tạm tính theo quý nhưng chưa đến thời hạn nộp hồ sơ khai quyết toán thuế năm.– Nếu có tình tiết giảm nhẹ thì mức tiền phạt tối thiểu không thấp hơn 1.200.000 đồng.
– Nếu có tình tiết tăng nặng thì mức tiền phạt tối đa không quá 3.000.000 đồng.

Tình tiết giảm nhẹ – tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính thuế

Theo điều 9, 10 Luật xử lý vi phạm hành chính – Luật số 15/2012/QH13 quy định về Tình tiết giảm nhẹ – Tình tiết tăng nặng vi phạm hành chính thuế cụ thể như sau:

Những tình tiết sau đây là tình tiết giảm nhẹ:

1. Người vi phạm hành chính đã có hành vi ngăn chặn, làm giảm bớt hậu quả của vi phạm hoặc tự nguyện khắc phục hậu quả, bồi thường thiệt hại

2. Người vi phạm hành chính đã tự nguyện khai báo, thành thật nhận lỗi, tích cực giúp đỡ cơ quan chức năng phát hiện vi phạm hành chính, xử lý vi phạm hành chính.

3. Vi phạm hành chính trong tình trạng bị kích động về tinh thần do hành vi pháp luật người khác gây ra; vượt quá giới hạn phòng vệ chính đáng; vượt quá yêu cầu của tình thế cấp thiết.

4. Vi phạm hành chính do bị ép buộc hoặc bị lệ thuộc về vật chất hoặc tinh thần.

5. Người vi phạm hành chính là phục nữ mang thai, người già yếu, người có bệnh hoặc người khuyết tật làm hạn chế khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi của mình.

6. Vi phạm hành chính vì hoàn cảnh khó khăn mà không do mình gây ra

7. Vi phạm hành chính do trình độ lạc hậu

8. Những tình tiết giảm nhẹ khác do Chính phủ quy định.

Những tình tiết sau đây là tình tiết tăng nặng

1. Vi phạm hành vi có tổ chức

2. Vi phạm hành chính nhiều lần, tái phạm

3. Xúi giục, lôi kéo, sử dụng người chưa thành niên vi phạm; ép buộc người bị lệ thuộc vào mình về vật chất, tinh thần thực hiện hành vi vi phạm hành chính.

4. Sử dụng người biết rõ là đang bị tâm thần hoặc bệnh khác làm mất khả năng nhận thức hoặc khả năng điều khiển hành vi để vi phạm hành chính.

5. Lăng mạ, phỉ báng người đang thi hành công vụ; vi phạm hành chính có tính chất côn đồ.

6. Lợi dụng, chức vụ quyền hạn để vi phạm hành chính.

7. Lợi dụng hoàn cảnh chiến tranh, thiên tai, thảm họa, dịch bệnh hoặc những khó khăn đặc biệt khác của xã hội để vi phạm hành chính.

8. Vi phạm trong thời gian đang chấp hành hình phạt của bản án hình sự hoặc đang chấp hành quyết định áp dụng biện pháp xử lý vi phạm hành chính.

9. Tiếp tục thực hiện hành vi vi phạm hành chính mặc dù người có thẩm quyền đã yêu cầu chấm dứt hành vi đó.

10. Sau khi vi phạm đã có hành vi trốn tránh, che giấu vi phạm hành chính.

11. Vi phạm hành chính có quy mô lớn, số lượng hoặc giá trị hành hóa lớn.

12. Vi phạm hành chính đối với nhiều người, trẻ em, người già, người khuyết tật, phụ nữ mang thai.

Nếu các bạn còn  thắc mắc vấn đề gì hãy để lại comment nhé. Đội ngũ Hưng Phúc sẽ tư vấn hỗ trợ các bạn.

Video liên quan

Chủ Đề