Cách nuôi cu con mới nở

Đến mùa sinh sản, chim Cu gáy thường rủ nhau kéo về làm tổ trong các khu vườn cây cối rậm rạp, những lũy tre bụi rậm gần nhà… Nơi chúng làm tổ thường yên tĩnh, kín đáo, ít người qua lại, mặt khác do bản tính hiền lành và nhút nhát nên Cu gáy trong thời gian làm tổ cũng không gây một chút ồn ào như một số giống chim rừng khác, nên nếu không để ý thì ta khó lòng phát giác ra tổ của chúng.

Chỉ trường hợp tình cờ thấy đôi chim Cu cha mẹ liên tục tha rác về một bụi bờ nào đó ta mới biết là chúng đang xây tổ, và dễ dàng xác định được vị trí của chiếc tổ đó ở đâu.

Xưa nay, việc phát giác ra tổ Cu gáy vốn là “tài nghệ” của bọn mục đồng và trẻ con ở vùng thôn quê, vì hầu hết trẻ con thường thích phá phách tổ chim,mặc dầu cha mẹ nào cũng cấm đoán. Khi phát hiện ra tổ chim, các em thường chịu khó theo dõi, và chờ đến ngày tổ chim con sắp ra ràng thì mới tìm cách trèo lên cây bắt về để nuôi hoặc ăn thịt. Có thể nói, mùa sinh sản của chim chóc là mùa vui thú nhất của trẻ con ở nông thôn. Bắt gặp một tổ chim, chúng có thể biết ngay được đó là tổ của giống chim cảnh gì, hoặc chỉ cần quan sát cách tha mồi về tổ cho con của chim cha mẹ, chúng cũng có thể đoán được bầy chim con đã lớn cỡ nào, sắp ra ràng hay chưa… Đó là do “kinh nghiệm nghề nghiệp” dạy cho chúng biết được như vậy. Trẻ con sống ở thành thị chắc chắn… mù mờ về chuyện này.

Cũng cần biết thêm, Cu gáy đẻ mỗi lứa hai trứng. Thời gian ấp trứng nếu thời tiết nóng thì mất mười bốn ngày, nếu thời tiết mưa lạnh thì kéo dài khoảng mười sáu ngày chim con mới nở được. Chim con được hai mươi lăm ngày tuổi gọi là chim ra ràng đã bắt đầu tập bay, đã có thể rời tổ để đón nhận cuộc sống mới, tự lập thân…

Nói chung, chim hoang dã đã sớm khôn hơn chim nuôi sinh đẻ trong lồng: chúng biết ăn sớm hơn, biết tự vệ sớm hơn, như trốn lánh kẻ thù, trong đó có con người. Khi chúng đã biết bay được từng quảng ngắn ta đã khó lòng bắt được chúng.

Cu con mới nở thân mình vừa yếu vừa nhỏ chỉ, bằng lóng tay út mà thôi. Trong những ngày đầu còn non yếu này, Cu con cần được mẹ sưởi ấm liên tục và mớm sữa cho ăn. Chất sữa này tự nhiên hình thành trong diều chim cha mẹ, có trước ngày chim con nở độ mươi ngày, và đủ dùng nuôi bầy con trong bốn năm ngày đầu mới nở.

Sữa chim rất bổ dưỡng hơn tất cả những thức ăn mà chúng tự kiếm được ở ngoài đời, giúp cho chim con mau lớn và có sức đề kháng cao. Vì vậy nếu bắt chim con một hai ngày tuổi về nuôi, trừ người có nhiều kinh nghiệm mới nuôi sống được. Còn ai chưa kinh nghiệm, thì nuôi mười con chưa chắc sống được một, hai…

Cu con một tuần tuổi trở lên đã khôn lanh nên có nhiều khả năng nuôi sống hơn. Chúng đã bắt đầu “nứt” mắt, khi đói biết há choạc mỏ đòi ăn, cho nên rất dễ việc đút mồi hoặc nước uống. Sau một tuần tuổi trở đi, Cu con có thể tiêu hóa được các thức ăn tương đối cứng, các loại bột nhỏ như gạo, đậu xanh, bắp xay bể làm tư làm năm… Cơ quan tiêu hóa của chúng rất mạnh, có thể tiêu hóa được các loại thức ăn cứng đó một cách dễ dàng.

Trước đây, ông bà mình thường có thói quen nuôi Cu gáy con bằng cách nhai gạo rồi trún sang miệng của chúng cho đến khi căng diều no nê thì thôi. Mỗi lần mớm gạo như vậy, người nuôi thường ngậm một nhúm gạo rồi nhai nhỏ ra thành một chất sền sệt, sau đó đút mỏ chim vào miệng mình mà trún từ từ cho đến khi hết bột, tức là đủ cho chim no mới thôi. Đến cách cho chim con uống nước, người ta cũng trún như vậy. Được cái hay là giống Cu gáy rất phàm ăn, háu ăn, khi biết có cái ăn đưa tận miệng là chúng cứ há mỏ đớp mồi liên tục cho đến khi thực sự no nê.

Mỗi ngày chỉ cần mớm mồi như vậy độ bốn năm lần là đủ. Cách trún mồi cho chim như vậy quả thật là mất vệ sinh cho người, nhưng lại rất tốt cho chim con. Thức ăn không những được nhai nhuyễn, lại được trộn lẫn với nước bọt nên giúp chim dễ tiêu hóa.

Đó là trong thời gian chim con còn khờ dại. Khi chúng được nửa tháng tuổi trở đi, ta có thể đút mồi bằng tay cho chim. Mồi có thể là hỗn hợp bột bắp tấm gạo, cám gạo…nhồi sền sệt với nước rồi vò từng viên nhỏ để đút thẳng vào miệng cho chim. Điều cần là cho chim ăn xong một vài viên bột thì nên cho nó uống năm bảy giọt nước để giúp thức ăn dễ trôi tuột xuống bầu diều. Hễ chim con còn há mỏ đòi ăn thì ta nên hiểu là nó còn đói, nên tiếp tục cho ăn nữa. Vì khi đã no, chỉ có cạy mỏ chim mới há mỏ. Hễ bụng no là chúng lim dim ngủ…

Cũng xin lưu ý quí vị là thức ăn đút cho Cu con không cần phải nấu chín, cũng không đòi hỏi đạm động vật như thịt, cào cào, sâu tươi, mà nếu cần thì trộn thêm chút khoáng vi lượng.

Ngày nay, nhiều người nuôi Cu gáy con bằng cám hỗn hợp, gia cầm, như cám gà cám cút chẳng hạn. Thức ăn cũng được nhồi sền sệt với nước, rồi dùng ống chích hoặc Compte goutte bơm thức ăn lỏng này vào miệng chim. Có điều là nên bơm thức ăn từ từ, tránh cho chim bị sặc. Ăn loại thức ăn này ta nên cho chim uống nhiều nước, có thể thêm một cử nước giữa hai bữa ăn.

Nuôi Cu con ta phải ủ ấm cho chúng, nhất là khi ngày tuổi của chim còn quá nhỏ. Nên cho chúng ngủ trong chiếc tổ nhân tạo, có lót rơm rạ, cỏ khô hoặc vải vụn để chúng nằm êm ái và ấm áp. Quí vị cũng biết, chim con chịu lạnh rất dở, nếu được ăn no, ngủ ấm, chỗ ở lại sạch sẽ khô ráo, chim con sẽ tránh được bệnh tật lại khôn lớn rất nhanh.

Ngày nay, có nhiều nghệ nhân nuôi Cu gáy cho đẻ tại chuồng. Cách nuôi này cũng như nuôi bồ câu. Việc nuôi con cứ “khoán” cho chim cha mẹ nuôi đến lúc ra ràng mới bắt con ra nuôi riêng.

Một cặp Cu con trong tổ [cũng giống như chim Bồ câu] thường là con trống con mái. Cặp chim cảnh này có thể bắt ra nuôi riêng, cho ghép cặp từ đầu, trễ lắm một năm sau chúng sẽ đẻ lứa trứng đầu.

Cu gáy con mới nở không tài nào phân biệt được trống mái. Điều này ít ra phải từ tháng tuổi thứ ba trở đi, khi cơ thể chúng đã gọn gàng săn chắc, nhất là cái mỏ. Chim con vài ba tháng tuổi mới nổi cườm và cũng vào tuổi này chúng mới bắt đầu mới gáygiọng như tiếng dế, sau đó giọng mới nổi dần lên, hay hơn…

Dogily Petshop là một trong những đơn vị đầu tiên tại Việt Nam xây dựng thành công hệ sinh thái khép kín gồm trang trại chó mèo cảnh, cửa hàng thức ăn và phụ kiện thú cưng, phòng khám thú y, spa chó mèo,… Với chuỗi các cơ sở đặt tại Hà Nội, Tphcm & Đà Lạt.

Tìm hiểu thêm

Giấy chứng nhận thành viên Hiệp hội những người nuôi chó giống Việt Nam [VKA]

  • Thương hiệu Dogily Petshop thuộc sở hữu của Công ty Cổ phần Dogily Việt Nam. Chúng tôi cũng là thành viên của Hiệp hội những nhà nhân giống chó tại Việt Nam [VKA] từ năm 2018. Là một trong những đơn vị đầu tiên nhập khẩu chó mèo cảnh tại Việt Nam. Sau nhiều năm, Dogily đã mang đến cho cộng đồng yêu cún cưng nhiều thế hệ thú cưng thuần chủng, chất lượng.
  • Bạn có thể đến trực tiếp các cửa hàng, trang trại của chúng tôi ở Tphcm, Hà Nội và Đà Lạt hoặc online trên các mạng xã hội Facebook, Youtube, Twitter, Instagram … để chọn mua chó mèo cảnh thuần chủng.

HÌNH ẢNH MỘT SỐ CƠ SỞ CỦA DOGILY PETSHOP

  • Trụ sở chính Dogily Petshop Ba Tháng Hai : 606/121 đường 3 tháng 2, phường 14, quận 10, thành phố Hồ Chí Minh. [Hẻm Xe Hơi lớn đỗ cửa].
  • Dogily Petshop Quang Trung: 171 Quang Trung, Phường 10, quận Gò Vấp, thành phố Hồ Chí Minh
  • Dogily Petshop Cộng Hòa: 391 đường Cộng Hòa, phường 13, quận Tân Bình, Tphcm.
  • Dogily Petshop Thảo Điền: 5/17 đường 64, phường Thảo Điền, quận 2, thành phố Thủ Đức, Tphcm.
  • Dogily Petshop Nghi Tàm: Số 95, đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Tp Hà Nội.
  • Dogily Petshop Tây Hồ: 81 đường Nghi Tàm, phường Yên Phụ, quận Tây Hồ, Hà Nội
  • Dogily Petshop Đà Lạt: 108 Lý Nam Đế, phường 8, thành phố Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
  • Dogily Pet Farm Đà Lạt 1: 125 Quốc Lộ 20 [đường Hùng Vương nối dài], tổ Lâm Văn Thạnh, phường 11, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
  • Dogily Pet Farm Đà Lạt 2: Km 2, đường Quảng Thắng, xã Xuân Thọ, Tp. Đà Lạt, tỉnh Lâm Đồng.
  • TRUYỀN THÔNG NÓI VỀ CHÚNG TÔI

    Với việc tiên phong trong quá trình đưa nhiều giống quý hiếm về Việt Nam. Dogily đã được các phương tiện truyền thông phỏng vấn trao đổi thêm về những giải pháp mà Dogily đã thực hiện

    Đài truyền hình thành phố Hồ Chí Minh

    Phóng sự giới thiệu về hệ thống Dogily Farm & Petshop Tphcm, Hà Nội & Đà Lạt phát sóng trên kênh HTV7 & HTV9.

    Chủ Đề