Cách pha bột cho bé an dặm ngày đầu tiên

Thực đơn và cách nấu cháo cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Ngày đầu tiên ăn dặm nên cho bé ăn gì, cách nấu cháo cho bé ăn dặm như thế nào, mẹo dân gian  cho bé ăn dặm là gì, liều lượng baoo nhiêu là đủ,...Hôm nay, Cleanipedia sẽ mách mẹ cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên cho con khỏe mẹ nhàn.

Đã cập nhật 18 tháng 6 năm 2021

Bởi Đội Cleanipedia

Chia sẻChia sẻLưuChia sẻ

Cách pha bột cho bé an dặm ngày đầu tiên

Gia đình

Khi nào nên cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo, 6 tháng là độ tuổi phù hợp cho bé ăn dặm lần đầu tiên. Lúc này, hệ tiêu hóa của bé tương đối hoàn chỉnh, một số bé đã có thể tự ngồi vững để có thể ăn dặm đúng cách.

Từ 6 tháng tuổi, sữa mẹ không đáp ứng đủ nhu cầu dinh dưỡng của bé. Ăn dặm đúng cách sẽ bé hấp thu đủ dinh dưỡng để phát triển tốt, vận động tốt. Ngoài ra, bé ăn dặm còn giúp phát triển cơ - hàm - lưỡi... giúp bé dễ tập nói và tập cách tự ăn sau này.

Cách pha bột cho bé an dặm ngày đầu tiên

Kinh nghiệm và cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên

1. Chuẩn bị gì cho bé ăn dặm?

Theo kinh nghiệm cho bé ăn dặm lần đầu, các mẹ thường mách nhau một số món đồ cần thiết để bé ăn dặm thành công trong ngày đầu tiên như sau:

Ghế ăn dặm: Mẹ hãy cho trẻ ngồi trên ghế ăn dặm. Ngoài ra, cho bé ăn đúng giờ, không cho bé xem tivi, ipad...để bé hình thành thói quen ăn uống tốt. Mẹ cũng nên cho bé ăn cùng gia đình để bé tập ăn uống, nhai kỹ thức ăn.

Cách pha bột cho bé an dặm ngày đầu tiên

Yếm ăn dặm: Bạn nên chuẩn bị thêm yếm ăn dặm để thức ăn không rơi, dính vào quần áo trẻ.

Cách pha bột cho bé an dặm ngày đầu tiên

Dụng cụ chế biến: Máy xay, rây lọc, nồi nấu chậm, nồi ủ... là các vật dụng mẹ có thể tham khảo để có thể nhanh chóng chuẩn bị bữa ăn dặm cho trẻ.

Cách pha bột cho bé an dặm ngày đầu tiên

Dụng cụ bảo quản: Vì trẻ ăn rất ít, việc sơ chế nhiều lần sẽ tốn nhiều thời gian, công sức. Vì vậy, mẹ có thể xay thức ăn, rây sẵn và cho vào các khay có nắp để cấp đông (khoảng một tuần) để dùng dần.

Cách pha bột cho bé an dặm ngày đầu tiên

Bát ăn dặm và thìa ăn dặm: Nếu không chuẩn bị được một bộ dụng cụ bát ăn dặm, thìa, khay ăn dặm phù hợp, thì mẹ nên chuẩn bị một thìa nhỏ, vật liệu mềm để không ảnh hưởng đến vùng lợi còn non nớt của trẻ.

Bình tập uống cho bé: Trẻ được 6 tháng tuổi đã có thể bắt đầu sử dụng cốc tập uống. Chiếc bình uống nước cho bé này sẽ giúp bé uống hết được nước mà không bị đổ, vương vãi ra ngoài.

Cách pha bột cho bé an dặm ngày đầu tiên

2. Ngày đầu tiên ăn dặm nên cho bé ăn gì?

Những ai lần đầu làm mẹ sẽ bối rối không biết cho bé ăn dặm như thế nào? Ngày đầu tiên ăn dặm nên cho bé ăn gì để bé thấy ngon miệng, yêu thích mà vẫn an toàn, đủ dinh dưỡng cho trẻ? Đừng lo lắng, mẹ hãy tham khảo một số món ăn dặm dưới đây cho bé:

Bột vị ngọt: Bữa ăn ở giai đoạn 6-7 tháng, mẹ chỉ nên tập cho bé ăn một cữ trong ngày với bột ăn dặm là bột ngọt gồm bột gạo, rau xanh, dầu ăn (dầu mè, dầu oliu cho bé ăn dặm) để bé làm quen với việc ăn dặm.

Bột vị mặn: Từ 7-9 tháng, mẹ có thể giới thiệu bữa ăn dặm với bé 2 bữa trên ngày với bột mặn là bổ sung thêm chất đạm (thịt, cá,...). Các thành phần bột gạo, rau xanh, dầu ăn vẫn có thể áp dụng như trước. Với giai đoạn này, mẹ có thể làm thêm bánh flan cho bé ăn dặm để bổ sung sắt và kích thích khẩu vị cho trẻ.

Cách pha bột cho bé an dặm ngày đầu tiên

Cháo ăn dặm: Bắt đầu từ giai đoạn 9 tháng, bé cần được ăn 3 bữa cháo ăn dặm trong một ngày, để hấp thu dinh dưỡng đầy đủ nhất. Đối với cháo ăn, mẹ có thể không cần xay nhuyễn thức ăn như bột mặn mà chỉ rây thức ăn để có độ thô phù hợp với lứa tuổi của bé. Mẹ có thể nấu một số món cháo lươn cho bé ăn dặm hoặc xem xét thực đơn ăn dặm kiểu Nhật để đa dạng món ăn và kích thích vị giác cho bé.

Cách pha bột cho bé an dặm ngày đầu tiên

3. Có nên nêm gia vị trong thức ăn dặm của bé

Theo các khuyến cáo từ Viện Dinh dưỡng, mẹ không nên nêm gia vị trong thức ăn dặm của bé dưới 12 tháng tuổi. Trẻ nhỏ, trẻ sơ sinh sở hữu số lượng chồi vị giác rất lớn, cho phép cảm nhận, phân biệt các loại thức ăn rất tốt. Vì vậy, ăn dặm đối với trẻ cần hướng tới việc phân biệt được các vị nguyên liệu cơ bản của thức ăn.

Việc nêm gia vị trong thức ăn còn dẫn đến việc dư thừa lượng muối cho cơ thể trẻ. Lượng muối cần cung cấp cho trẻ chỉ khoảng 2-3g/ngày. Lượng muối này đã được cung cấp trong các nguyên liệu như thịt, cá, phô mai...trong thực đơn của bé.

Cách pha bột cho bé an dặm ngày đầu tiên

4. Liều lượng cho bé ăn dặm

Khi chế biến đồ ăn dặm cho bé lần đầu, mẹ nên chú ý đến liều lượng cho trẻ ăn dặm. Mẹ có thể tham khảo công thức nấu bột ăn dặm của bác sĩ Trương Hữu Khanh (Trưởng khoa Nhiễm  Thần kinh, Bệnh viện Nhi đồng I, TP. HCM, Cố vấn chuyên môn Hệ thống tiêm chủng VNVC) như sau: 40g bột gạo, 20g rau xanh (xay nhuyễn), 10g dầu ăn (mè, oliu), và đối với bột mặn bạn thêm 20g chất đạm (thịt, cá, trứng).

5. Khung giờ cho bé ăn dặm

Mẹ nên bắt đầu cho bé ăn dặm vào buổi sáng, sau khi ngủ dậy 2 tiếng. Đây là khoảng thời gian thoải mái nhất với trẻ cho lần đầu tiên ăn dặm. Với bữa ăn dặm đầu tiên, mẹ nên tránh thời điểm bé đang có biểu hiện ho sốt, có bệnh Khi có những biểu hiện này, trẻ sẽ bất hợp tác, kèm theo triệu chứng mệt mỏi và có thể bị sặc thức ăn rất nguy hiểm.

Nếu nhiệt độ trẻ sơ sinh bị sốt, mẹ chỉ cần tăng cường cho trẻ bú và đắp mát để giải nhiệt. Sau khi trẻ hết sốt thì mới có thể hợp tác ăn uống nhanh chóng được.

Nguyên tắc khi cho bé ăn dặm

Với các mẹ lần đầu tiên cho con ăn dặm, nên lưu ý một số nguyên tắc cho con ăn dặm để con khỏe, mẹ nhàn như sau:

1. Thực phẩm cho bé ăn dặm phải phong phú: Đủ chất dinh dưỡng là điều kiện tiên quyết đối với trẻ khi bắt đầu ăn dặm lần đầu tiên. Bạn nên tăng cường bổ sung rau xanh. Những loại trái cây tốt cho hệ tiêu hóa. Các chuyên gia dinh dưỡng khuyên rằng, bạn nên bổ sung các loại rau quả như chuối, bơ, bí đỏ, bông cải xanh... để kích thích sự phát triển của trẻ. Ngoài ra, còn đảm bảo đủ chất để bé có được một cơ thể khỏe mạnh.

2. Lưu ý đến khẩu phần ăn dặm của trẻ mỗi ngày: Trẻ còn nhỏ nên hệ tiêu hóa vẫn chưa thể hấp thụ và xử lý được hết lượng thức ăn quá nhiều. Vì vậy, để tạo cho bé một hệ tiêu hóa khở mạnh, bạn nên chia nhỏ khẩu phần ăn. Hoặc, bạn sẽ tăng dần khẩu phần ăn của bé lên mỗi ngày để tập cho hệ tiêu quá làm quen với khối lương thức ăn.

3. Nên đa dạng màu sắc trong các món ăn: Màu sắc của món ăn sẽ kích thích thị giác của bé. Gây nên cảm giác thèm ăn.

4. Tạo không khí vui tươi khi bé ăn dặm: Mỗi khi bé ăn dặm sẽ rất thích mọi người xung quanh làm những trò vui kích thích sự chú ý của bé. Điều này làm bé cảm thấy thoải mái và không áp lực mỗi khi được đút.

5. Không nên ép bé ăn: Điều này dễ làm trẻ cảm thấy việc ăn uống giống như một cực hình. Lâu dài, ép bé ăn sẽ khiến trẻ biếng ăn, sợ ăn.

6. Kiên nhẫn: Khi làm quen với thức ăn mới, có thể bé sẽ không thích. Mẹ hãy kiên nhẫn thử lại, hoặc có thể đợi 2,3 ngày sau cho bé thử lại món ăn đó, tránh để bé kén ăn sau này.

7. Sữa vẫn là thức ăn chính của bé: Mẹ vẫn nên cho bé bú mẹ, uống sữa như bình thường. Nguồn dinh dưỡng chính của trẻ vẫn được lấy từ sữa.

Cách pha bột cho bé an dặm ngày đầu tiên

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Khi em bé của bạn đã sẵn sàng cho việc ăn uống thì bác sĩ đã cho phép bé thử ngay những thức ăn đặc. Tuy nhiên, bạn cần chú ý chọn một thời điểm trong ngày lúc bé cảm thấy thoải mái nhất, không mệt mỏi hay cáu kỉnh. Bạn cũng có thể để bé đói hơn một chút nhưng không để bé đói đến mức khiến bé khó chịu. Lúc này, bạn có thể cho bé bú mẹ một lúc hoặc cho bé uống một bình sữa thông thường trước.

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên là trước khi ăn, bạn nên đặt bé ngồi trong lòng để hỗ trợ hoặc ngồi trên ghế sơ sinh thẳng đứng. Nếu trẻ được 6 tháng, bạn có thể đặt bé ngồi trên những chiếc ghế cao hơn và có đeo dây an toàn.

Bữa ăn đầu tiên mà mẹ nên chuẩn bị cho bé nên là một ít ngũ cốc có bổ sung thêm chất sắt và trộn với sữa mẹ hoặc sữa công thức. Sau đó, bạn hãy đặt thìa gần môi bé để bé ngửi và nếm. Nếu bé từ chối, bạn cũng đừng quá ngạc nhiên mà hãy chờ khoảng 1 phút rồi tiếp tục thử lại. Khi cho bé ăn dặm ở độ tuổi này, bạn nên chuẩn bị tâm lý rằng thức ăn sẽ tập trung vào cằm, yếm hoặc khay ghế cao của bé nhiều hơn lượng thức ăn được bé ăn.

Bạn cũng lưu ý không thêm ngũ cốc vào bình sữa của trẻ trừ khi được bác sĩ hướng dẫn. Điều này có thể khiến bé bị thừa cân và bé không thể học được cách ăn những thức ăn đặc.

Khi con bạn không thích ăn ngũ cốc bằng thìa, có thể đã đến lúc bạn nên cho bé thử các loại rau, trái cây hoặc thịt được xay nhuyễn. Thứ tự thức ăn mà bạn cung cấp cho bé không quan trọng mà bạn thực hiện thật chậm. Bạn hãy cho bé thử từng món một và đợi vài ngày trước khi thử món mới. Điều này sẽ giúp bạn xác định được món ăn yêu thích của bé cũng như những thực phẩm nào có thể khiến bé bị dị ứng.

Em bé của bạn có thể mất một khoảng thời gian để học cách ăn thức ăn đặc. Trong thời gian ăn dặm, bạn vẫn nên kết hợp cho bé bú sữa mẹ hoặc sữa công thức như bình thường. Nếu ban đầu bé từ chối một số loại thức ăn hoặc có vẻ không hứng thú thì bạn cũng đừng lo lắng vì có thể mất một thời gian để bé quen với thức ăn đó.

Lời khuyên khi cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên

Với cuộc sống bận rộn như hiện nay, hầu hết các bậc cha mẹ lựa chọn thức ăn cho trẻ sơ sinh được chế biến sẵn trên thị trường. Những thức ăn này được đóng gói trong các hộp nhỏ, tiện lợi. Tuy nhiên, bạn nên chọn những thức ăn của những nhà sản xuất uy tín, đáp ứng các nguyên tắc nghiêm ngặt về an toàn và dinh dưỡng, tránh các nhãn hiệu có thêm chất độn và đường.

Tốt nhất, bạn nên sắp xếp thời gian để lên kế hoạch tự chuẩn bị thức ăn cho trẻ ở nhà, xay chúng bằng máy xay thực phẩm hoặc máy xay sinh tố. Khi thực hiện cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên bạn cần lưu ý:

  • Tuân thủ các quy tắc về an toàn thực phẩm, bao gồm rửa tay sạch sẽ và thường xuyên.
  • Để giữ được chất dinh dưỡng trong thức ăn của bé, hãy sử dụng các phương pháp chế biến giữ được nhiều vitamin và khoáng chất nhất. Bạn hãy thử hấp hoặc nướng trái cây và rau củ thay vì luộc để làm mất chất dinh dưỡng.
  • Với những thực phẩm bạn không sử dụng ngay thì hãy thực hiện đông lạnh chúng.
  • Với trẻ sơ sinh dưới 4 tháng tuổi, bạn chú ý không cho ăn ăn củ cải đường, rau bina, đậu xanh, bí hoặc cà rốt chế biến sẵn tại nhà. Những loại thực phẩm này có thể chứa hàm lượng nitrat cao, gây thiếu máu ở trẻ sơ sinh. Thay vào đó, bạn nên sử dụng các loại rau củ đóng lọ.

Dù bạn mua thức ăn sẵn cho bé hay tự chế biến thì kết cấu và độ đặc của thức ăn đều rất quan trọng. Lúc đầu, trẻ sơ sinh nên ăn những thức ăn đơn thành phần và được nghiền mịn như là nước sốt táo chứ không phải trộn lẫn táo và lê với nhau.

Sau khi bé ăn các loại thức ăn riêng lẻ, bạn có thể cho bé ăn hỗn hợp hai loại thức ăn đã xay nhuyễn. Khi bé khoảng 9 tháng tuổi, bạn nên cho bé ăn các món ăn có kết cấu thô hơn, mảnh hơn và bắt đầu chuyển sang chế độ ăn bao gồm nhiều thức ăn.

Với những thức ăn đã chế biến sẵn trong lọ, bạn hãy múc một ít thức ăn vào bát để cho trẻ ăn. Bạn tuyệt đối không cho trẻ ăn trực tiếp từ trong bình vì vi khuẩn từ miệng trẻ có thể làm ô nhiễm, hư hỏng phần thức ăn còn lại. Những lọ thức ăn đã mở, không sử dụng hết và bạn cất giữ trong tủ lạnh thì nhớ kiểm tra và vứt bỏ những thứ không ăn được trong vòng một hoặc hai ngày.

6 tháng tuổi là thời điểm thích hợp để bé thử dùng cốc. Bạn có thể mua một chiếc cốc có tay cầm lớn và nắp đậy (cốc sippy) và dạy bé cách cầm và uống. Có thể, bạn sẽ cần thử qua một vài chiếc cốc mới tìm được loại phù hợp với bé. Ban đầu, bạn chỉ nên dùng nước lọc để cho bé tập uống để tránh mất thời gian dọn dẹp.

Ở độ tuổi này, bạn cũng có thể cho bé uống nước trái cây nhưng là 100% nước trái cây tươi, không cho uống nước trái cây chế biến sẵn hoặc hỗn hợp thức uống dạng bột. Lượng nước trái cây mà bé có thể uống nên dưới 120ml/ngày. Nếu bé uống quá nhiều nước trái cây sẽ làm tăng thêm calo mà không có dinh dưỡng từ sữa mẹ hoặc sữa công thức. Hơn nữa, uống nhiều nước trái cây mỗi ngày cũng có thể làm bé tăng cân quá mức và gây tiêu chảy.

Cách nấu cháo cho bé ăn dặm lần đầu tiên - từng tháng tuổi

Khi trẻ bắt đầu ăn dặm lần đầu tiên, mẹ nên nấu cháo loãng cho bé làm quen trước. Sau đó, mẹ mới từ từ nấu tăng độ đặc để luyện cho con tập ăn thô. Trong suốt quá trình ăn thô sẽ giúp kích thích tạo ra men tiêu hóa và tăng cường hoạt động cho dạ dày.

Tùy theo từng tháng tuổi mà mẹ cần lưu ý tỷ lệ gạo-nước để nấu cháo cho bé. Mẹ có thể tham khảo thực đơn cho bé ăn dặm kiểu Nhật để hiểu hơn về cách đong đo lượng gạo-nước và thay đổi món ăn để kích thích vị giác cho bé. Hoặc mẹ có thể tham khảo cách nấu cháo cho bé ăn dặm lần đầu tiên như sau:

  • Trẻ 6 - 7 tháng tuổi: Nấu cháo ăn dặm theo tỷ lệ 1:12 (với 20g gạo và 250ml nước) hoặc 1:10 (với 20g gạo và 200ml nước).
  • Trẻ 8 - 10 tháng tuổi: Nấu cháo ăn dặm theo tỷ lệ 1:8 (với 30g gạo và 250ml nước) hoặc 1:6 (với 40g gạo và 250ml nước).

Cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên tùy theo mỗi bé đã sẵn sàng ăn dặm và có kỹ năng xử lý thức ăn thô tốt hay chưa mà mẹ có thể tăng lượng đặc của cháo. Lưu ý là dạ dày của trẻ sơ sinh còn rất non yếu, mẹ cần có sự quan tâm và cho bé ăn dặm đúng cách để bảo vệ sức khỏe cho trẻ.

Cách pha bột cho bé an dặm ngày đầu tiên

Cách nấu cháo ăn dặm trữ đông nhanh

Với những mẹ bận công việc và đi làm sẽ không có thời gian chờ đợi ninh nồi cháo nhừ, mềm thơm ngon. Vậy thì, một cách nấu cháo ăn dặm nhanh là trữ đông cháo.

Bạn sẽ không cần phải nấu cháo mỗi ngày mà hãy nấu luôn cho nửa tuần hoặc 1 tuần rồi bỏ vào ngăn đá tủ lạnh. Khi cần thì bạn chỉ cần lấy ra rã đông và thêm các loại thịt cá, rau củ vào rồi trộn đều thôi.

Lưu ý: khi bỏ cháo vào trữ đông, mẹ nên mua loại khay đá lớn có nắp đậy để bảo quản thức ăn trong tủ lạnh không bị xâm nhập vi khuẩn.

Cách pha bột cho bé an dặm ngày đầu tiên

Mẹo dân gian giúp bé ăn nhiều và tăng cân

Ngoài việc tìm hiểu cách nấu cháo ăn dặm cho bé thì mẹ cũng nên tham khảo thêm các mẹo dân gian cho bé ăn dặm như:

1. Chọn người dễ ăn đút cho bé muỗng đầu tiên

Theo quan niệm dân gian, khi đưa người dễ ăn đút bé ăn muỗng đầu tiên sẽ giúp bé dễ ăn hơn, không kén ăn và hợp tác ăn dặm với mẹ tốt hơn. Việc này tưỡng dễ nhưng đối với trẻ còn nhỏ, việc lười và biếng ăn luôn xảy ra thường xuyên. Vì vậy, bạn cần lưu ý đến điểm này để quá trình đút ăn cho bé được thuận lợi hơn.

2. Mọc răng không sốt

Khi trẻ đến giai đoạn mọc răng cũng là lúc trẻ dễ bị sốt, mệt mỏi trở nên kém ăn uống và đôi khi là chỉ ăn được vài muỗng 1 ngày. Vì vậy, khi trẻ được 3 tháng 10 ngày, bạn hãy hấp hẹ giá lên và dùng nước giá hẹ rơ qua nướu răng cho trẻ.

3. Chích ngừa không sốt

Chắc hẳn mỗi khi đến lịch chích ngừa cho bé là các mẹ đều lo lắng sợ con sau khi đi chích về bị sốt. Để bé không bị sốt khi đi chích ngừa, mẹ hãy ăn 10 lá tía tô và cho con bú sữa mẹ nhiều nhất có thể. Với những bé bú sữa ngoài, mẹ giá một ít lá tía tô và hòa ít nước cốt vào sữa cho bé bú.

Thực đơn cho bé ăn dặm lần đầu đúng cách

Đến đây, có lẽ hầu hết các mẹ đều có được những thông tin chung cần có khi cho trẻ ăn dặm lần đầu rồi đúng không? Tuy nhiên, chắc hẳn có một số mẹ vẫn còn đắn đo lần đầu cho bé ăn dặm như thế nào và liều lượng bao nhiêu là hợp lý. Hãy yên tâm, sau đây Cleanipedia sẽ hướng dẫn chi tiết lần đầu cho bé ăn dặm bao nhiêu là đủ và thực đơn cho trẻ mỗi ngày từng tháng.

1. Cách pha bột và nấu cháo cho bé ăn dặm lần đầu

Với những ngày đầu tiên ăn dặm bạn sẽ không cần lo lắng đến việc cân bằng lượng dinh dưỡng giữa các nhóm chất. Bởi vì, những ngày đầu trẻ ăn rất ít, chủ yếu là giúp trẻ làm quen với thức ăn mới ngoài sữa và sữa vẫn là nguồn dinh dưỡng chính.

Cho trẻ ăn bột ngọt: Với những mẹ quyết định cho bé ăn dặm bột ngọt thì có thể bắt đầu cho bé ăn 1 cử/ 1 ngày với 1 muỗng bột pha lỏng (muỗng ăn cơm). Mẹ quan sát xem trẻ có bị táo bón không và xem nhu cầu trẻ có muốn ăn thêm không? Nếu bé đi tiêu tốt thì mẹ cứ cho trẻ ăn và có thể tăng lên 2 cữ/1 ngày theo nhu cầu của bé và pha bột đặc hơn.

Thông thường bé 5 tháng tuổi sẽ làm quen với bột ngọt trước đến tháng thứ 6 có thể chuyển sang bột mặn. Lúc này, mẹ nên pha thêm rau củ, dầu ô liu cho bé ăn dặm để bổ sung dưỡng chất phát triển não bộ toàn diện.

Cho bé ăn cháo ăn dặm: Với những mẹ yêu thích phương pháp cho bé ăn dặm kiểu Nhật thì có thể khởi đầu ngày ăn dặm đầu tiên của bé 1 ngày/ 1 cữ với tổng lượng thức ăn là 1 - 2 muỗng, bao gồm: cháo nấu theo tỉ lệ 1:10 và cà rốt đánh nhuyễn để kích thích vị giác cho trẻ.

Những ngày tiếp theo bạn hãy thay cà rốt để đổi mới mùi vị cho bé thưởng thức như: bí ngô nấu sữa, đậu phụ nhuyễn, rau bó xôi mài nhuyễn.

2. Thực đơn cho bé ăn dặm lần đầu tiên trong 30 ngày khởi đầu.

Ngày 1: Cháo rây nấu theo tỉ lệ 1:10 hoặc 1:12.

Ngày 2: Cháo rây nấu theo tỉ lệ 1:10 hoặc 1:12.

Ngày 3: Cháo cà rốt nghiền.

Ngày 4: Cháo rây tỉ lệ 1:10 trộn với cà rốt nghiền.

Ngày 5: Cháo khoai lang, bao gồm: cháo rây tỉ lệ 1:10 trộn với khoai lang đã được hấp, nghiền mịn.

Ngày 6: Cháo rây tỉ lệ 1:10 trộn với súp lơ xanh nghiền mịn.

Ngày 7: Cháo yến mạch chuối, bao gồm: Yến mạch ngâm nở 30 phút rồi xay chung với 1/2 quả chuối tây. Bắt bếp đun lên trong 1-2 phút sệt lại.

Ngày 8: Cháo rây tỉ lệ 1:10 trộn với cà rốt nghiền hoặc cà chua nghiền.

Ngày 9: Cháo khoai lang - súp lơ xanh.

Ngày 10: Cháo rây 1: 10, ngô ngọt nghiền và khoai lang mật trộn sữa mẹ.

Ngày 11: Cháo bắp ngọt.

Ngày 12: Soup cà rốt mix đỗ đũa và cải thảo nghiền.

Ngày 13: Cháo khoai lang cải thảo, đỗ đũa nghiền.

Ngày 14: Cháo bánh mì sữa và cải bó xôi nghiền.

Ngày 15: Bột ngọt ăn dặm để đổi vị.

Ngày 16: Cháo cải bó xôi - ngô ngọt.

Ngày 17: Cháo yến mạch và khoai lang nghiền.

Ngày 18: Cháo cải bó xôi và mướp hương nghiền.

Ngày 19: Soup bí đỏ nghiền.

Ngày 20: Cháo ngô nếp dẻo và khoai tây nghiền sữa.

Ngày 21: Cháo bí đỏ mồng tơi.

Ngày 22: Cháo yến mạch - hạt sen - khoai lang.

Ngày 23: Cháo gạo lứt - cà rốt - bí đỏ.

Ngày 24: Cháo mướp hương.

Ngày 25: Soup bí đỏ - cà rốt và 1/2 lòng đỏ trứng gà luộc.

Ngày 26: Cháo yến mạch táo trộn phô mai.

Ngày 27: Cháo gạo lứt cải ngọt rắc phô mai bột.

Ngày 28: Cháo bí đỏ - hạt sen - bí xanh và 1 viên phô mai nhỏ.

Ngày 29: Soup yến mạch - ngô ngọt - khoai lang.

Ngày 30: Cháo mồng tơi - khoai lang và đậu hũ non yến mạch.

Hy vọng những thông tin này sẽ giúp cha mẹ cho con ăn dặm không phải là cuộc chiến, cha mẹ đã biết cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên Và đừng quên ghé Cleanipedia để theo dõi thêm những mẹo chăm sóc gia đình, nhà cửa nhé.

>>> Xem thêm:

  • Top 5 sữa chua cho bé ăn dặm
  • Cho trẻ ăn dặm ngày mấy bữa?
  • 10 Thực đơn cho bé ăn dặm 6 tháng tuổi
  • Top 10 bột ăn dặm cho trẻ từ 4 -12 tháng tuổi
  • Cách nấu bột ăn dặm trẻ 6 tháng tuổi
  • Chế độ dinh dưỡng cho trẻ 1 -3 tuổi
  • Khay đựng thức ăn cho bé

Tác giả: Team Cleanipedia

Facebook | Youtube | Instagram | Pinterest | Twitter

Bản quyền thuộc về: Unilever Vietnam. Ghi rõ nguồn khi tham khảo.

Những câu hỏi thường gặp về cách cho bé ăn dặm lần đầu tiên:

Bữa ăn dặm đầu tiên, cha mẹ nên cho bé ăn gì?

Khi bé mới bắt đầu ăn dặm, mẹ chỉ nên cho bé tập ăn cháo trắng pha loãng để bé cảm nhận được vị nguyên chất từ cơm trắng. Sau đó, mẹ mới từ từ nấu đặc hơn để luyện cho con tập ăn thô.

Lần đầu tiên cho bé an dặm bao nhiêu là đủ chất?

Trong lần ăn đặm đầu tiên, có thể bé chỉ ăn được 1 hay 2 thìa cà phê thức ăn do mẹ nấu sẵn. Nếu bé tỏ ra thích thú thì trong những lần tiếp theo bạn có thể tăng dần lượngthức ăn lên nhiều hơn, cho tới khi bé ăn được khoảng 50 -100 ml mỗi lần là đủ chất nhé.

Các mẹ cho con ăn dặm lần đầu tiên như thế nào?

1. Chuẩn bị phần ăn cho bé ăn dặm là cháo loãng. 2. Chuẩn bị một số món đồ cần thiết cho bé ăn dặm như: Ghế ăn dặm, muỗng, đồ chơi trong lúc bé ăn dặm... 3. Cho bé ngồi thẳng để giảm tình trạng mắc nghẹn.

Video liên quan