Cách phát triển công ty du lịch

Cung cấp tour linh hoạt hơn

Những năm gần đây, sự phát triển của công nghệ, các OTA [online travel agent] tức đại lý du lịch trực tuyến như Booking, Traveloka, Agoda,... và ứng dụng đặt chỗ của các hãng bay, khách sạn, khu du lịch,... xuất hiện ngày càng nhiều nên du khách có thể tự so sánh giá hoặc dịch vụ để lựa chọn và đặt mua. Khách cũng có thể tham khảo các bài viết, video chia sẻ kinh nghiệm du lịch trên các nền tảng mạng xã hội để tự thiết kế hành trình. Điều này dẫn tới việc kinh doanh của các công ty lữ hành du lịch trở nên khó khăn hơn.

Đặc biệt, sau đại dịch COVID-19, lựa chọn đi du lịch tự túc có xu hướng tăng. Theo một số doanh nghiệp lữ hành, trong kỳ nghỉ Tết Nguyên Đán vừa qua, lượng khách đi du lịch rất lớn nhưng số người đi qua công ty lữ hành không quá cao. Đa số khách chọn đi du lịch tự túc theo nhóm bạn bè, gia đình riêng lẻ để đảm bảo an toàn trong thời điểm dịch bệnh.

Việc dễ dàng đặt dịch vụ qua các nền tảng trực tuyến đang thúc đẩy xu hướng du lịch tự túc.

Một số ý kiến du khách cho biết, "Giờ đặt vé máy bay hay khách sạn trên mấy trang như Booking, Traveloka cũng dễ nên thường tự đi du lịch chứ không mua tour", hoặc "thường du lịch tự túc vì đi tour hay bị dẫn vào điểm mua sắm với lịch trình bó buộc nên không thích lắm”...

Để thích ứng với xu thế du lịch mới, những năm gần đây các hãng lữ hành đã tăng cường sản phẩm tour “Free & Easy”, tức là những combo chỉ có các dịch vụ cần thiết nhất cho chuyến du lịch như: máy bay, ô tô, khách sạn chứ không cần đi theo lịch trình, cũng không chịu sự quản lí, điều phối của hướng dẫn viên.

Tại Công ty lữ hành Saigontourist, các tour Free &Easy và các gói dịch vụ lẻ cũng được tăng cường. Bà Hoàng Thùy Linh - Phó Giám đốc Tiếp thị và Truyền thông của đơn vị này cho biết để tạo được sức cạnh tranh, công ty đã làm việc với các đối tác máy bay, lưu trú, nhà hàng để cung cấp các gói dịch vụ với chi phí tốt: “Nhiều gia đình hoặc nhóm bạn bè sẽ đưa ra các yêu cầu về điểm đến, thời gian khởi hành và dịch vụ để cho các công ty du lịch chuẩn bị giúp du khách. Chi phí các gói tour cá nhân này Saigontourist đưa ra cũng sẽ 'mềm' hơn so với việc khách tự đặt các dịch vụ”.

Không chỉ tạo ra lợi thế về giá, doanh nghiệp lữ hành như BenThanh Tourist và Saigontourist cũng gia tăng cam kết hỗ trợ khách hoãn, đổi hay hoàn vé trong trường hợp có sự cố xảy ra, đặc biệt là liên quan đến dịch bệnh Covid-19.

Thay vì chỉ bán các tour theo lịch trình thiết kế sẵn, các công ty lữ hành cũng mở bán các gói dịch vụ lẻ gồm lưu trú và di chuyển để phục vụ khách.

Nâng cao chất lượng dịch vụ

Xu hướng du lịch tự túc đặt ra thách thức cho các doanh nghiệp lữ hành và buộc các đơn vị này phải thay đổi để làm mới mình. Bên cạnh việc tung ra các gói dịch vụ lẻ, linh hoạt để khách lựa chọn, việc nâng cao chất lượng dịch vụ tour cũng cần được chú trọng. Việc thiết kế nên những sản phẩm tour tuyến mới mẻ, độc đáo, độc quyền hay xây dựng đội ngũ hướng dẫn viên chuyên nghiệp, nhiệt tình, có kiến thức tốt để cung cấp thông tin, trải nghiệm văn hóa, lịch sử thú vị cho khách trong hành trình cũng được xem là những giải pháp để tăng sức hút cho các tour truyền thống.

Ông Nguyễn Trần Hoàng Phương - Chủ tịch HĐQT Công ty Du lịch Golden Smile Travel cho rằng: “Khi chúng ta nằm trong 'bánh xe thời đại', đi đúng xu hướng thì sẽ ngày càng phát triển ngành du lịch. Các công ty du lịch nếu nắm bắt được thì cơ hội phát triển sẽ rất cao. Theo tôi, các công ty cần chuẩn bị nhân lực, cơ sở vật chất, mối quan hệ và uy tín cũng như cách tiếp thị sao cho khách hàng tin tưởng và chọn lựa”.

Du lịch là một ngành dịch vụ có nhiều biến động, đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh Covid-19. Nếu doanh nghiệp lữ hành không thay đổi, không có sự sáng tạo thì khó có thể giữ được khách hàng, khi xu thế du lịch tự túc đang có xu hướng phát triển như hiện nay./.

VOV.VN - Sau 2 năm bị "vùi dập" vì đại dịch Covid-19, các doanh nghiệp lữ hành tiếp tục đối mặt với thách thức mới: làn sóng du lịch tự túc.

1. Mở cửa nhất quán, đồng bộ phục hồi

Ông Nguyễn Quyết Tâm – Giám đốc Công ty VietISO cho rằng Nghị quyết 128/NQ-CP của Chính phủ ban hành quy định tạm thời về thích ứng an toàn, linh hoạt, kiểm soát hiệu quả dịch Covid-19 là cơ sở để phục hồi hoạt động du lịch. Tuy nhiên, điều mà các doanh nghiệp du lịch còn lo lắng và dè dặt trong kế hoạch trở lại thị trường là ngành du lịch bị phụ thuộc vào mức độ kiểm soát dịch bệnh. Ví dụ trong trường hợp khách quốc tế mắc Covid-19 khi du lịch tại Việt Nam ngay trước khi hết hạn visa hoặc trước chuyến bay trở về nước thì doanh nghiệp sẽ lúng túng.

Đặc biệt còn có sự chưa thống nhất về quy định kiểm soát an toàn giữa một vài địa phương. Để mở lại hoạt động du lịch hiệu quả, an toàn trong thời gian tới, việc đảm bảo tuân thủ thống nhất các quy định phòng chống dịch phải được các địa phương, doanh nghiệp du lịch quán triệt triển khai và được xem là nội dung ưu tiên hàng đầu trong hoạt động du lịch.

2. An toàn cho du khách

Bên cạnh thực hiện 5K trong quá trình du lịch, các doanh nghiệp lữ hành cần thêm công tác "Kiểm soát" là chữ K thứ 6. Doanh nghiệp cần truyền thông tới khách hàng trước khi tham gia đoàn bằng cách áp dụng 6K ít nhất từ 3-5 ngày, cộng với tiêm vaccine đầy đủ. Lý do là du khách có thể ủ bệnh từ trước khi khởi hành và có thể phát bệnh trong thời gian đi tour, gây rủi ro cho đoàn. Doanh nghiệp cần tính toán phương án khi một du khách mắc Covid-19 thì cả đoàn sẽ tiếp tục hành trình hoặc áp dụng chính sách hoàn hủy hay xử lý khách F0 đó ra sao.

3. Truyền thông về du lịch "bình thường mới"

Truyền thông cách đi du lịch trong bình thường mới với "du lịch không cách ly" - đây là yếu tố quan trọng để thúc đẩy du lịch hồi phục và phát triển. Gần ngày khởi hành, du khách nên chủ động kiểm tra các quy định về kiểm dịch tại điểm đến, hoặc liên hệ các đơn vị lưu trú, lữ hành, vận chuyển để cập nhật tin tức.

Ngoài ra trước, trong và sau chuyến du lịch, du khách cần có trách nhiệm không chỉ với điểm đến, người dân địa phương mà cả người bạn đồng hành của mình. Nếu một người biết mình có nguy cơ mắc Covid-19, họ không nên tham gia đoàn du lịch cho đến khi chắc chắn bản thân an toàn. Mỗi du khách có trách nhiệm sẽ giúp đoàn du lịch và cả điểm đến được an toàn, bền vững.

Ông Nguyễn Quyết Tâm - Giám đốc Công ty VietISO.

4. Sản phẩm hấp dẫn, xanh và khép kín

Theo ông Nguyễn Quyết Tâm, việc xây dựng "4 Xanh" [Khách hàng xanh, Dịch vụ xanh, Điểm đến xanh, Doanh nghiệp xanh] cho các sản phẩm du lịch là rất quan trọng, từ đây có thể tổ chức một chương trình khép kín và an toàn cho du khách. Để làm được điều này thì mọi thành phần trong chuỗi cung ứng du lịch phải vào cuộc.

Ngành du lịch cần đưa ra bộ tiêu chuẩn cho trải nghiệm du lịch "bình thường mới và an toàn", sau đó đồng bộ chứng nhận này tại các điểm đón khách trên toàn quốc, giúp du khách nhận biết nhanh và dễ dàng về điểm đến an toàn, dịch vụ an toàn.

Thái Lan đã đưa ra tiêu chuẩn SHA+ thống nhất cho toàn ngành du lịch. Theo đó, khách du lịch trước khi đến Thái Lan đã có thể tìm thấy hơn 15.000 cơ sở dịch vụ [tính đến tháng 8/2021] từ 10 loại hình gồm nhà hàng, chỗ ở, điểm đến, vận chuyển, đại lý du lịch, sức khỏe và sắc đẹp, trung tâm mua sắm, thể thao du lịch, giải trí, cửa hàng… Tiêu chuẩn của Thái Lan cũng đạt được sự công nhận quốc tế bởi Hội đồng Du lịch và Lữ hành thế giới [WTTC], giúp du khách nước ngoài tự tin và yên tâm hơn khi lựa chọn Thái Lan.

5. Khôi phục và quản trị nhân lực

Theo nhận định của VietISO, trong suốt 2 năm đình trệ, phần lớn nhân lực trong ngành du lịch đã chuyển đổi công việc của mình, chỉ số ít lao động còn duy trì và bám trụ với nghề. Với những người có dự định quay lại ngành, hoặc chuẩn bị tham gia như sinh viên chuyên ngành du lịch ra trường những năm 2019, 2020 và 2021, có thể nói không nhiều trong số họ sẽ tự tin rời bỏ công việc hiện tại để làm du lịch, sau những gì họ được chứng kiến trong 2 năm vừa qua. Chính vì vậy, củng cố nhân lực du lịch là một trong những vấn đề cốt lõi để doanh nghiệp phục hồi hoạt động, đồng thời tăng khả năng cạnh tranh của du lịch Việt Nam.

Trong bối cảnh nhân lực khan hiếm, việc trả lương theo "mô hình 3P" giúp doanh nghiệp du lịch đánh giá đúng năng lực của người lao động. Cụ thể, người lao động sẽ được đánh giá theo "Position" – vị trí công việc, "Person" – năng lực cá nhân và "Performance" – hiệu suất công việc. Điều này rất quan trọng nhằm tối ưu hiệu quả vận hành, hiệu quả đầu tư để duy trì một doanh nghiệp du lịch "khỏe mạnh" theo đúng năng lực của mình.

Doanh nghiệp du lịch được đào tạo về chuyển đổi số.

6. Cơ sở lưu trú, dịch vụ du lịch mở cửa đồng nhất

Không chỉ thiếu hụt lao động, trong suốt hai năm đình trệ, nhiều khu du lịch, khách sạn, cơ sở lưu trú có hiện tượng cơ sở vật chất xuống cấp do thời gian đóng cửa kéo dài, thiếu quản lý, bảo trì.

Trong khi đó, tâm lý các doanh nghiệp hiện nay đều khá e dè do tương lai bất định của ngành du lịch, trong bối cảnh dịch bệnh còn diễn biến phức tạp. Nhiều doanh nghiệp vẫn chưa mạnh tay và sẵn sàng chuẩn bị cho sự trở lại. Điều này sẽ là yếu tố mất cân đối về dịch vụ.

Các cơ sở lưu trú cần tái khởi động bằng việc lập kế hoạch kinh doanh theo giai đoạn thay vì mở cùng lúc, nhưng phải đồng nhất về chất lượng để đảm bảo dịch vụ khi đón khách.

7. Hệ thống lữ hành tham gia kết nối chuỗi

Đa số doanh nghiệp du lịch lữ hành đang khó khăn khi quay trở lại thị trường bởi vẫn giữ cách làm cũ và cũng chưa an tâm về việc quay lại, với lo lắng về dịch bệnh tái bùng phát.

Tuy nhiên, để việc mở cửa hoàn toàn du lịch vào 15/3 đạt hiệu quả thì các doanh nghiệp lữ hành đóng vai trò rất quan trọng. Việc liên minh, liên kết giữa các doanh nghiệp lữ hành giúp gia tăng khả năng tiếp cận khách hàng, thúc đẩy thị trường mạnh mẽ và toàn diện.

Bên cạnh đó, lượng khách hàng và nhà cung cấp đi qua hãng lữ hành trong quá khứ là rất lớn, vì thế doanh nghiệp lữ hành cần thể hiện vai trò trong xây dựng sản phẩm, kết nối với nhà cung cấp. Đặc biệt, họ cần quảng bá mạnh mẽ tới khách hàng của mình bằng mọi hình thức, để khách hàng thấy được sản phẩm cũng như việc khôi phục hoạt động của doanh nghiệp.

8. Chuyển đổi số để giảm chi phí cố định

Có thể nói ứng dụng công nghệ số đã thay đổi hoàn toàn trong 2 năm vừa qua và tác động sâu sắc đến cách làm việc theo từng nghiệp vụ, chuyên môn của mỗi doanh nghiệp, đặc biệt là cách tiếp cận của doanh nghiệp với khách hàng.

Nếu như cuối năm 2019 đầu 2020, nhiều doanh nghiệp vẫn còn sử dụng phương pháp quản trị thủ công trong 80% nghiệp vụ thì đến nay các công cụ, giải pháp số đã hỗ trợ doanh nghiệp vận hành tối ưu hoàn toàn trên môi trường số. Các nghiệp vụ chuyên môn có thể được thực hiện ở bất cứ đâu và vào bất cứ thời gian nào giúp tiết kiệm thời gian, chi phí và gia tăng hiệu suất.

Cập nhật và tích hợp những công nghệ này vào hệ thống quản trị vận hành của công ty du lịch sau 2 năm “ngủ đông” là rất cấp thiết. Việc học hỏi, thích ứng và triển khai công nghệ mới vào hệ thống của doanh nghiệp cần nhiều thời gian và nỗ lực, sẽ ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả của quá trình phục hồi ban đầu của doanh nghiệp. Thậm chí cập nhật công nghệ sẽ là bắt buộc, nếu doanh nghiệp không muốn bị tụt hậu với thị trường.

Dù là thách thức nhưng bằng kinh nghiệm và sự nhạy bén của mình, các doanh nghiệp lữ hành hoàn toàn có thể sớm làm chủ được việc ứng dụng công nghệ để phục vụ công việc kinh doanh. Doanh nghiệp nào sớm thành công trong việc ứng dụng công nghệ sẽ có được lợi thế tuyệt vời cho những năm bùng nổ tiếp theo của ngành du lịch./.

Video liên quan

Chủ Đề