Cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề

Home/Rèn luyện tư duy/Kỹ năng giải quyết vấn đề: 8 bước mà bạn nên biết
Rèn luyện tư duy

Kỹ năng giải quyết vấn đề: 8 bước mà bạn nên biết

Nội dung

  1. Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?
  2. 8 bước cơ bản để giải quyết vấn đề

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì? Vì sao phải cần biết giải quyết vấn đề? Là những điều chúng tôi sẽ giải đáp trong bài viết hôm nay. Chắc chắn rằng kiến thức này sẽ giúp bạn trong nhiều trường hợp.

Trong cuộc sống, chúng ta luôn luôn đối mặt với những chuyện lớn, chuyện nhỏ hằng ngày. Chúng ta cần phải biết hướng giải quyết vấn đề như thế nào. Trong mọi tình huống, kỹ năng giải quyết vấn đề đóng vai trò quan trọng trong các công việc, học tập cũng như cuộc sống hằng ngày của con người.

  • Kỹ năng thuyết trình hiệu quả làm bạn trở nên ấn tượng
  • Các khoá học kỹ năng mềm phổ biến hiện nay

Kỹ năng giải quyết vấn đề là gì?

Kỹ năng giải quyết vấn đề (Problem Solving skills) là tập hợp những khả năng phân tích, xử lý và đưa ra quyết định, hướng giải quyết khi gặp những tình huống ngoài ý muốn, không có trong dự tính cá nhân. Kỹ năng này đóng vai trò cực kỳ quan trọng đồng thời mang tính ứng dụng cao trong cuộc sống hằng ngày.

Diễn biến trong đời sống hằng ngày mang tính tự nhiên nên có tình huống phát sinh với chiều hướng đa dạng. Việc này đòi hỏi bạn phải linh hoạt trong vấn đề xử lý. Bạn phải chuẩn bị tinh thần và phải trau dồi những kinh nghiệm sống để giải quyết vấn đề dễ dàng hơn. Quan trọng nhất là kỹ năng giải quyết vấn đề, đây là kim chỉ nam hỗ trợ bạn đưa ra những bước đi đúng đắn.

Khi có vấn đề phát sinh, nhiều người thường tỏ ra rối rắm và lúng túng không biết làm gì tiếp theo. Vì để tránh những trường hợp như trên, bạn cần trang bị và rèn luyện khả năng xử lý vấn đề thành thục, rút ngắn thời gian giải quyết.

Cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề
Vấn đề xảy ra ngẫu nhiên và khiến nhiều người rơi vào khủng hoảng khi gặp phải

8 bước cơ bản để giải quyết vấn đề

1. Nhìn ra vấn đề

Trước khi bạn giải quyếtvấn đề, bạn nên nhìn nhận lại đâu là vấn đề thật sự hoặc đưa ra giả sử như việc này xuất phát từ đâu? Không nên tiêu tốn thời gian và suy nghĩ để giải quyết những vấn đề nhỏ có thể tự sinh ra rồi mất đi. Để nhận ra vấn đề bạn cần phải suy xét lại quá trình ngay từ lúc bắt đầu hoặc có thể nhờ ngoài cuộc cố vấn giúp. Bởi đôi khi người ngoài cuộc nhìn ra vấn đề nhanh hơn người trong cuộc.

2. Vấn đề này của ai?

Trong công việc, tuy vấn đề có ảnh hương đến bạn nhưng đôi khi không do bạn quyết định và giải quyết. Một yếu tố ảnh hưởng đến việc xử lý chính là đôi khi quyền hạn không cho phép, tình huống như thế này tốt nhất là để cho người có thẩm quyền giải quyết.

3. Phân tích để hiểu vấn đề

Nguồn gốc vấn đề chính là tiền đề dẫn đến cách giải quyết, vì vậy nếu xác định sai thì vấn đề sẽ ngày càng sai lệch hoặc cứ lặp đi lặp lại. Bạn nên dành nhiều thời gian để truy lại thông tin và nghiên cứu vấn đề một cách tỉ mỉ và xác đáng nhất có thể. Giục tốc bất đạt không nên vì muốn nhanh mà phạm sai lầm.

Mẹo để xác định vấn đề là đặt các câu hỏi tương tự dưới đây:

Công việc có quan trọng không?
Yêu cầu công việc là gì?
Thực hiện công việc gồm những ai?
Quyền giải quyết có thuộc về bản thân hay không?
Tính chất công việc?
Mục đích công việc?
Mức độ công việc khó, dễ hay trung bình?

Cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề
Xác định và nắm rõ nguồn gốc vấn đề sẽ giúp chúngta đưa ra hướng giải quyết thích hợp

4. Đưa ra mục tiêu

Mục tiêu là định hướng giúp bạn đi đúng đường và tìm ra câu trả lời giải quyết vấn đề.

5. So sánh nhiều giải pháp

Một vấn đề thường có nhiều cách giải quyết, nhưng bạn phải đặt lên bàn cân để so sánh xem phương án nào có lợi nhất cho bạn. Việc đánh giá có thể thông qua các tiêu chí như: thời gian, lượng công việc cần làm và hiệu quả mang lại,

6. Xác định giải pháp và lên kế hoạch

Sau khi lựa chọn được hướng đi tối ưu, tiếp theo hãy lập kế hoạch rõ ràng để giải quyết vấn đề triệt để.

Bước này, bạn cần giả lập đến hiệu quả và rủi ro của giải pháp trong suy nghĩ bằng cách tự đặt ra các câu hỏi và trả lời.

Tiến hành các giải pháp như thế nào?
Bạn có hài lòng về tiến độ xử lý vấn đề theo hướng này?
Dự tính những hao phí về người và của trong quá trình làm theo hướng này?
Kết quả mang cho bạn độ hài lòng là bao nhiêu?

7. Thực hiện kế hoạch

Khi tất cả đã chuẩn bị kỹ lưỡng, hãy bắt tay vào việc thực hiện dựa trên những điều đã hoạch định trước đó. Chắc chắn lúc này bạn sẽ cảm thấy dễ thở hơn khi tất cả đi theo guồng công việc đã dự tính.

Cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề
Giải quyết vấn đề theo kế hoạch sẽ gia tăng khả năng thành công

8. Đánh giá kết quả khi kết thúc

Việc làm ngay sau khi tiến hành một giải pháp là cần nhìn nhận xem hướng đi vừa rồi có tốt không và có đạt được như những gì mình mông muốn chưa. Những kinh nghiệm được chắt lọc từ khâu đánh giá này là bước đệm để giảm được rất nhiều lượng chất xám và thời gian giải quyết trong những lần sau.

Nếu ở trên có phần dài dòng thông qua quá nhiều giai đoạn, hãy tự nhủ rằng vạn sự khởi đầu nan. Bao giờ, lần đầu tiên chúng ta cũng cảm thấy khó khăn nhưng nếu quyết tâm vượt qua sẽ giúp bạn học hỏi được nhiều điều. Rèn luyện kỹ năng thường xuyên dần dà sẽ thành thục và biến thành phản xạ có điều kiện khiến bạn nhanh nhạy hơn khi gặp rắc rối.

KOALA là một nguyên tắc đơn giản được đúc kết từ những điều trên:

K: Sự hiểu biết Kiến thức (Knowledge)

O: Mục tiêu (Objectives)

A: Phương án (Alternatives)

L: Đánh giá và lựa chọn (Look ahead)

A: Hành động (Action).

Kỹ năng giải quyết vấn đề là một điều cần thiết trong cuộc sống mỗi chúng ta vì vấn đề có thể xảy ra bất cứ khi nào và ở đâu. Trang bị cho bản thân thêm một kỹ năng sống sẽ góp phần hoàn thiện con người và tính cách, đóng vai trò không nhỏ trong những thành quả tương lai mà bạn đạt được.

Cách rèn luyện kỹ năng giải quyết vấn đề
Tags
giải quyết vấn đề kiến thức kỹ năng