Cách sử dụng câu máy

So với máy câu đứng, máy ngang tương đối khó sử dụng đối với những anh em mới bắt đầu dùng. Đặc biệt là máy bị sổ dây trong quá trình ném và rê mồi. Do đó, để sử dụng máy ngang một cách dễ dàng, trước tiên khi sử dụng cần phải lưu ý một số điểm mà mà sẽ chia sẻ dưới đây.

Khi quyết định mua và sử dụng máy câu ngang, trước tiên anh em phải xác định là mình thích nó, hoặc mình thích dùng kiểu máy đó. Và điều quan trọng nhất là mình phải hiểu về nó, mỗi bộ phận và mỗi chi tiết của nó. Từ đó mới có thể sử dụng nó một cách đơn giản.

Trước tiên, các bộ phận chính của máy ngang bao gồm:

  • Drag: Đây là hệ thống điều chỉnh lực kéo hình ngôi sao, chức năng của nó tương đương với nút vặn xả ống cuộn dây [Drag adjustment] trên đỉnh đầu của máy câu đứng. Tác dụng của nó là điều chỉnh tăng giảm lực hãm của máy khi cá kéo. Nút này chủ yếu sử dụng để điều chỉnh lực kéo của cá khi chúng ta dìu cá sau khi cá cắn câu. Các máy câu thường có lực kéo tối đa khá cao nếu vặn xả lực hãm đến mức tối đa, đặc biệt là các dòng máy chuyên câu nước mặn.
  • Spool: Hay còn gọi đơn giản là ống cuộn dây theo đúng chức năng của nó, dây thu về sẽ được cuộn đều trên ống cuộn này. Ống cuộn thường được làm từ các vật liệu cực nhẹ và bền như carbon hoặc hợp kim nhôn được anot hóa. Nhằm làm giảm tổng trọng lượng của máy. Và tất nhiên một chiếc máy câu nhẹ sẽ thoải mái hơn là một máy câu có trọng lượng nặng.
  • Break: Hệ thống phanh, hãm dây. Đây là một hệ thống rất quan trọng trong các bộ phận của máy câu, thông thường có ba loại phanh đó là phanh SVS, phanh từ tính và phanh DC. Tùy mỗi loại phanh sẽ có cách dùng khác nhau. Tuy nhiên, về bản chất phanh cùn chỉ có chức năng hỗ trợ khi sử dụng, bộ phận điều khiển chính vẫn là sử dụng ngón tay cái của bạn để hãm tốc độ thả dây khi chạm vào ống cuộn [spoon].
  • Spoon Release Button: Nút thả ống cuộn, xả mô-đun.
  • Spoon Tensioner Knob: Nút này có tác dụng điều chỉnh độ ra dây của máy ngang khi ném mồi tùy theo trọng lượng của mồi. Nếu siết nút sát với thân máy, độ hãm dây cao thì khi bấm vào nút thả ống cuộn, ống cuộn dây sẽ quay rất chậm và do đó dây được thả ra ít và ngược lại.
  • Reel Handle: Tay quay của máy
  • Line Guide: Đường dẫn dây khi dây chạy ra khỏi ống cuộn tới các khoen dẫn của cần.
  • Reel Seat: Vị trí đặt máy câu lên cần.

Trước tiên, khi sử dụng máy ngang chúng ta cần phải điều chỉnh cân bằng được con mồi. Tức là khi mình xả ống cuộn, mồi phải rơi xuống theo tốc độ mình mong muốn. Để thực hiện điều này, các bạn hướng cần lên cao theo hướng 2h, sau đó chỉnh nút điều chỉnh độ ra dây [Spoon Tensioner Knob] theo tốc độ mình mong muốn, tiếp đến ấn nút xả ống cuộn và chỉnh tốc độ rơi của mồi theo ý bạn là được.

Một yêu cầu quan trọng trong quá trình này đó là con mồi rơi xuống theo tốc độ bạn mong muốn, nhưng dây phải đảm bảo là không bị rối được xem như là đạt.

Sử dụng máy ngang khác với máy dọc, do đó khi quăng mồi không cần phải sử dụng lực quá lớn và dùng cả cánh tay. Trước tiên bạn nên tập cách dùng cổ tay để điều khiển cần, khi ném mồi, đặc biệt ném mồi qua đầu kiểu Over Head, chỉ nên sử dụng cổ tay để ném đẩy cần theo hướng 10h-2h. Lực không cần quá mạnh và mồi sẽ đi chuẩn hướng hơn so với dùng cả cảnh tay.

Tiếp đến là ngón tay cái của bạn phải linh hoạt, tự do trên khu vực ống cuộn dây [spoon]. Trước hết là để điều chỉnh nút khóa-xả ống cuộn, tiếp theo là phanh trực tiếp trên ống cuộn khi cần thiết. Do vậy, ngón tay cái của bạn cần phải được luyện tập tới mức phản xạ, khi đó bạn có thể điều chỉnh các bộ phận của máy theo ý muốn một cách nhanh nhất.

Đối với kiểu câu mồi nổi, một lưu ý nhỏ nữa là luôn hướng đầu cần ngẩng lên trên tránh mồi bị chìm, sau đó quay tay quay một cách đều đặn để thu dây về và tạo action của mồi trên mặt nước.

Trong trường hợp dây bị rối, các bạn ngay lập tức dừng ném mồi hoặc thu dây, sau đó kéo dây ra để tìm đoạn dây bị chèn, dùng ngón tay nhẹ nhàng và cẩn thận lôi đoạn dây chèn ra cho đến hết đoạn dây bị chèn đó. Cuối cùng dùng hai ngón tay giữ dây ngoài ống dẫn, cuộn dây đều về ống cuộn là được. Đây là cách mình thường dùng để xử lý sau khi dây bị rối và cảm thấy khá hiệu quả.

Trên đây là cách sử dụng máy ngang và một và lưu ý khi sử dụng cho những anh em mới sử dụng. Nghiencauca rất mong nhận được thêm những, đóng góp, chia sẻ kinh nghiệm của các bạn liên quan đến lĩnh vực câu cá.

Hiện nay người câu cá không còn trung thành với cách câu cá bằng cần tre lưỡi đơn truyền thống, mà nhiều người chuyển sang câu cá bằng cần máy. Vậy cần câu máy là gì? Có những loại nào và cách sử dụng ra sao. Bài viết này sẽ giúp các bạn phân biệt các loại cần câu máy trên thị trường, và làm quen với cách sử dụng cần câu máy.

Hiện có 3 loại cần câu máy câu chính là : cần câu máy ngang, cần câu máy dọc và cần câu máy kết hợp ngang dọc

Đặc tính của loại máy này là kéo tuột dây làm quay ổ cước khi quăng mồi, với đặc tính dây câu thu trực tiếp từ ổ máy nên khả năng chống chọi với cá to tốt hơn; Loại cần câu này  thích hợp cho việc câu những con cá lớn, thường được sử dụng để câu trên biển. Với loại máy này thì bạn cần phải luyện quăng mồi xa và có độ chính xác cao.

Được thiết kế ổ dây cuốn thông thoáng, dây được xả khi bật chốt chặn, mục đích để tránh rối dây cước, máy có bộ phận chống quay ngược. Loại cần câu này thích hợp cho việc câu loại cá nhỏ.

Đây là có phần trước che ổ máy, cấu trúc đơn giản dễ sử dụng, hoàn toàn thích hợp cho người mới bắt đầu câu.

Đặt cuộn dây và máy câu sao cho dây quấn vào máy câu đúng hướng. Bạn cần chú ý quấn dây sao cho hướng dây tuôn ra khỏi cuộn cước cùng hướng với hướng dây vào máy câu khi quay. Thông thường quấn theo chiều kim đồng hồ nhưng cũng có trường hợp quấn theo chiều ngược lại.

Khi  thực hiện bước này, bạn cần chú ý:

  • Đặt cuộn cước sao cho mặt nhãn hiệu được đặt hướng lên trên.
  • Đầu uối dây được đặt trên guồng quay dây trên máy câu.
  • Cố định đầu cuối dây trên máy câu bằng băng dính.

Xác định hướng của phần đuôi dây cước. Nếu phần đuôi dây hướng về bên tay trái thì quay máy câu theo chiều kim đồng hồ.

Đặt cuộn cước trên mặt bằng phẳng [mặt đất, mặt bàn, …]

Luồn dây cước qua các khoen móc đầu tiên của cần câu trước khi vào ổ chứa.Mở  cái lễ của máy câu hoặc nếu trong trường hợp bạn muốn nó đóng thì luồn dây phía dưới tay cầm lễ. Vòng thòng lọng dây quanh ổ chứa dây.

Buộc chặt dây trên máy câu bằng một trong những nút thắt Arbor Knot [khi cho dây mới hoàn toàn vào máy], trong trường hợp không muốn dùng dây cũ nữa thì để lại một ít dây trong ống rồi mới cột dây mới vào dây cũ bằng nút thắt Uni – Knot.Nếu lễ vẫn mở thì đóng lễ lại.

Quay tay cầm máy câu khoảng 6 hoặc 8 vòng rồi ngừng quay.Khi dây luồn qua các khoen cần, thông thường dây câu hình gợn sóng nhấp nhô nhẹ [không bị xoắn hay cuộn lại] là tốt.Nếu dây bị xoắn hay bị cuộn lại thì lật cuộn dây cước lại rồi sau đó tiếp tục quay tiếp.Trường hợp dây quấn bị xoắn hoặc cuộn thành vòng. Bạn cần lật cuộn dây cước lại và quay tiếp

Khi quấn dây vào ổ chứa dây của máy câu phải đảm bảo dây có độ căng.Kẹp dây giữa ngón trỏ và ngón cái tại điểm trên máy câu nằm trước khoen cần thứ nhất.Có thể dùng chiếc khăn có tẩm chút dầu mỡ Silicone Real Magic để giữ dây và luồn dây qua khăn giúp cho dây câu [đặc biệt loại dây Monofilament]  hoạt động tốt hơn.Quấn dây cho đến vị trí cách mép máy câu khoảng từ 1.59mm – 3.17mm.

Các bước cơ bản của sử dụng máy câu ngang:

Dùng bút chì xuyên qua cuộn dây mới để dây tuôn ra một  cách trôi chảy trong quá trình quay máy thu dây. Nhờ người giúp giữ cây bút chì trong lúc bạn quay máy quấn dây vào ổ chứa. Người giúp nên duy trì áp lực nhẹ lên dây để ngăn dây tuôn ra quá nhanh, quá nhiều. Giữ cho dây luôn căng trong quá trình máy quấn dây vào ổ. Hoặc nếu không nhờ người phụ giúp thì sử dụng thiết bị quấn dây.

Quấn sao cho dây vào không quá đầy, chỉ cách mép ngoài của ổ chứa dây khoảng 0.5cm.

Sau khi thực hiện tất cả các bước ở trên, sau đó gắn mồi câu đúng vị trí cần thiết là các bạn đã có thể sẵn sàng cho một buổi đi câu rồi đó.

Chúc các bạn có những buổi thư giãn cuối tuần bằng đi câu thật vui vẻ.

Video liên quan

Chủ Đề