Cách sử dụng filter cpl

Có một loại kính lọc mà những người thích chụp ảnh phong cảnh thì gần như phải có, đó là kính lọc Polarizing [CPL -Circular Polarizing Filter]. Đây là loại kính lọc có cấu trúc đặc biệt tạo hiệu ứng màu sắc không thể hoặc rất khó thực hiện giả lập chính xác trong phần mềm xử lý hậu kỳ. Chẳng hạn một trong những công dụng đặc biệt đó là nhiều người thường dùng của kính lọc Polariser để ngăn chặn các tia phản xạ từ bề mặt phẳng phi kim loại như gương kính, mặt nước vì gắn kính lọc này, gần như máy ảnh có thể lấy nét xuyên qua mặt gương, mặt nước mà không bị phản chiếu... Mình xin chia sẻ lại cho những bạn gửi tin thắc mắc để cùng tìm hiểu xem dùng CPL khi nào thì hiệu quả, khi nào thì không nhé!

Kính lọc phân cực CPL & những đặc tính cần biết:


  • Thông thường là một kính phân cực tròn, có khả năng tiêu giảm phản xạ sáng từ bề mặt chất liệu phi kim loại, như mặt nước, kính... giúp cải thiện tổng thể bức ảnh có độ tương phản hài hòa hơn.
  • Cơ bản là kính phân cực hoạt động tốt nhất khi được đặt ở góc 90° so với hướng nguồn sáng mặt trời. Nên, sẽ rất khó hiệu quả nếu chụp trực tiếp vào nguồn sáng mặt trời, vì vậy chụp bình minh hay hoàng hôn khi mặt trời ở chân trời thì CPL ít phát huy tác dụng.
  • Thường dùng khi chụp phong cảnh thì màu xanh, mây trời... sẽ được ghi hình có chiều sâu hơn. Nhưng với ống kính siêu rộng [16mm, 12mm...] thì sẽ thấy bầu trời chuyển từ bình thường sang sậm tối không tự nhiên. Cần phải chụp thử nghiệm để kiểm soát mức độ phân cực [xoay ring ở kính lọc].
  • Giúp loại bỏ bớt ánh sáng chói trắng của các bề mặt phản chiếu phi kim. Thường thì Filter Polarizer giảm dao động từ khoảng 1-3 khẩu. Chẳng hạn bạn chụp một cảnh đúng sáng với khẩu f/11 và tốc độ màn trập 1/125giây, thì khi gắn filter polarizer, vẫn giữ khẩu f/11 thì tốc độ màn trập sẽ là 1/30 giây. Cho nên, kính phân cực không phải là kính sử dụng tốt trong các tình huống ánh sáng yếu.

Khi nào thì dùng CPL sẽ phát huy hiệu quả:
  • Chụp xuyên mặt nước, xuyên gương kính, loại trừ được ánh sáng phản chiếu bề mặt.
  • Giúp bão hoà màu sắc đầy đặn hơn, loại trừ ánh sáng phản xạ.
  • Giúp kiểm soát được ánh sáng phản xạ tuỳ mức độ bằng cách xoay các mức trên kính lọc để chụp bề mặt sáng bóng, gương kính xe hơi bị ướt, phản chiếu thân xe...
  • Giúp chụp tốc độ màn trập chậm hơn khoảng 1 -2 khẩu khi cần thiết
  • Khi chụp ảnh phong cảnh, hầu hết các tình huống khi gắn kính lọc phân cực [polariser] đều giúp cho ảnh ấn tượng hơn, nhưng cũng có những lúc lại có tác dụng ngược lại chụp không có kính lọc polar có kết quả tốt hơn.

Khi nào thì không nên dùng CPL:

Khi muốn giữ màu sắc phản chiếu của cảnh vật


Khi chụp ảnh này, tác giả lại tháo kính lọc polarizer. Tại sao? Những tảng đá ẩm ướt phía trước phản xạ ánh sáng màu đỏ đặc biệt và ấn tượng. Ánh sáng toàn cảnh không đến nỗi chênh lệch vùng trời và vùng đá. Nếu sử dụng kính lọc polarizer sẽ làm suy giảm ánh sáng phản xạ màu đỏ này, ảnh sẽ bớt phần kịch tính hơn.

Khi muốn chụp những tảng đá ẩm ướt


Những tảng đá trong thác nước có gây ra một ít chói sáng do phản xạ mặt trời chiếu vào. Không có nhiều màu sắc ấn tượng, nhưng tác giả ảnh quyết định không dùng kính lọc polar để giữ được một chút cảm giác của sự ẩm ướt trong cảnh thác. Gắn polariser, những chỗ phản chiếu sáng trắng nhẹ đó sẽ mất.

Khi bối cảnh ánh sáng yếu


Bức ảnh này chụp tốc độ màn trập chậm trong bối cảnh ánh sáng yếu dần, bên trong một hẻm núi không có ánh sáng mặt trời chiếu trực tiếp vào. Mặt trời lặn dần, trời bắt đầu tối, nhưng ít chi tiết phản chiếu ánh sáng, các lá cây ẩm ướt cũng chỉ phản chiếu ánh sáng nhẹ, không cần dùng kính lọc polariser.

Chụp buổi tối


Cảnh chập choạng tối, hoặc đêm, chúng ta cần thu được nhiều ánh sáng càng nhiều càng tốt. Kính lọc polariser sẽ cản trở lượng sáng đi vào ống kính, dẫn đến phải phải chụp ở tốc độ màn trập chậm hơn hoặc ISO cao hơn. Nếu ở tốc độ màn trập chậm, trăng có thể bị mờ nhoè vì dịch chuyển.

Phản chiếu nhẹ của mặt nước


Chẳng hạn tấm ảnh bên dưới, ánh sáng bối cảnh đủ để độ bão hoà màu tốt, góc chụp không cao và thác nước phản chiếu nhẹ trên mặt nước cũng góp phần tạo ấn tượng ảnh tốt hơn. Tác giả chia sẻ trong trường hợp này, cũng có thể chụp hai ảnh: một ảnh không có kính lọc polariser và một gắn kính lọc. Dùng phần mềm chồng hai ảnh lại. Thác nước đổ bóng nhẹ.

Chúng ta rất muốn có bầu trời trong, với màu xanh sâu thẳm trong ảnh chụp ngoài trời ban ngày, nhưng Mẹ Thiên nhiên không phải lúc nào cũng hợp tác. Nhưng, các lựa chọn của bạn không chỉ hạn chế ở việc sửa trong xử lý hậu kỳ hay phải chấp nhận bầu trời có độ tương phản thấp, với màu sắc nhạt nhẽo. Trong bài viết này, chúng tôi chia sẻ cách bạn có thể sử dụng kính lọc phân cực để cải thiện màu sắc của bầu trời. [Người trình bày: Teppei Kohno]

EOS 750D/ EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM/ FL: 15mm [tương đương 24mm]/ Aperture-priority AE [f/8, 1/320 giây]/ ISO 400/ WB: Auto

Chụp không dùng kính lọc PL

So với ảnh trên cùng, bạn có thể thấy rằng độ tương phản là thấp hơn và màu xanh nhạt hơn.

Kính lọc PL là gì?

Kính lọc phân cực [PL] là kính lọc được gắn vào ống kính của bạn để giảm tính phân cực nhất định của ánh sáng [Sau đây là giải thích mang tính kỹ thuật hơn về cách hoạt động của kính lọc PL [Phiên bản tiếng Anh] từ Cambridge in Colour]. Nó loại bỏ ánh sáng phản chiếu không cần thiết, và do đó không chỉ kiểm soát hiện tượng lóa và phản xạ, mà còn giúp làm cho màu sắc xuất hiện sống động hơn. Thậm chí có thể giảm hiện tượng mờ sáng, sương mù hoặc sương. Nếu bạn muốn cải thiện kỹ năng chụp ảnh của mình, chắc chắn đó là một sự đầu tư hiệu quả.

Tham khảo tác dụng của kính lọc PL đối với hình ảnh phản chiếu dưới nước, cầu vồng và phong cảnh đêm

Có hai loại kính lọc PL: Thẳng và tròn [Đọc thêm về sự khác biệt ở đây [Phiên bản tiếng Anh].] Kính lọc PL thẳng có thể làm ảnh hưởng đến AF và hệ thống đo sáng qua ống kính trên các máy ảnh có gương [có nghĩa là máy ảnh DSLR], kính lọc phân cực tròn [kính CPL] được sử dụng phổ biến hơn và cũng được bán rộng rãi hơn. Ngoài điều đó, các hiệu ứng hình ảnh của cả hai là giống nhau.

Từng bước: Cách sử dụng kính lọc PL

*Thủ Tục Chụp A: Gắn kính lọc PL vào ống kính. B: Chụp với mặt trời đằng sau bạn

C: Xoay kính lọc PL và kiểm tra kết quả để xem bạn đã có được hiệu ứng mong muốn hay chưa.

A: Lắp kính lọc PL vào ống kính
Chọn một kính lọc khớp với đường kính ren kính lọc của ống kính của bạn. Gắn nó vào các ren vít ở phía trước của ống kính. Xoay kính lọc sang phải để vặn cố định nó. 

Thủ thuật: - Nếu bạn sử dụng nhiều ống kính, bạn có thể muốn chọn một kính lọc khớp với ống kính có cỡ ren lớn nhất, và sau đó sử dụng các vòng nối để gắn kính lọc vào ống kính có cỡ ren nhỏ hơn.

- Nếu bạn sử dụng máy ảnh EOS RP hoặc EOS R và có nhiều ống kính EF, bạn cũng có thể cân nhắc mua ngàm chuyển EF-EOS R với kính lọc CPL dạng thả vào. Nó có hiệu quả giúp thêm một kính lọc cho tất cả ống kính của bạn, bất kể cỡ ren là gì.

B: Chụp với mặt trời đằng sau bạn
Kính lọc PL có ít tác dụng nếu bạn chụp ngược sáng. Đảm bảo bạn chụp ở điều kiện thuận sáng, có nghĩa là mặt trời chiếu sáng đối tượng của bạn từ đằng sau bạn.

Ví dụ đẹp: Màu xanh dương trông mạnh hơn khi chụp thuận sáng

EOS 750D/ EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM/ FL: 13mm [tương đương 21mm]/ Aperture-priority AE [f/8, 1/60 giây, EV+1]/ ISO 200/ WB: Auto

Để sử dụng hiệu ứng của kính lọc PL một cách hiệu quả, hãy tìm một địa điểm cho phép bạn chụp thuận sáng. 

Ví dụ không đẹp: Không có tác dụng khi chụp ngược sáng

EOS 750D/ EF-S10-22mm f/3.5-4.5 USM/ FL: 16mm [tương đương 26mm]/ Aperture-priority AE [f/8, 1/200 giây, EV+0,7]/ ISO 200/ WB: Auto Máy ảnh nhắm vào mặt trời càng gần, hiệu ứng của kính lọc PL càng yếu. Với điều kiện ngược sáng như thế này, kính lọc PL hầu như không có tác dụng.

Thủ thuật: Hiệu ứng của kính lọc PL là mạnh nhất ở các phần trên bầu trời nằm ở góc 90 độ so với mặt trời. Khi mặt trời lên cao, hiệu ứng phân cực là mạnh nhất ở gần đường chân trời. Khi mặt trời xuống thấp, hiệu ứng phân cực là mạnh nhất khi chụp bầu trời ngay trên đầu. Các ví dụ khác về hiệu ứng của vị trí mặt trời có ở đây [Phiên bản tiếng Anh].

C: Xoay kính lọc PL và kiểm tra kết quả để xem bạn đã có được hiệu ứng mong muốn hay chưa
Kính lọc PL có 2 lớp. Xoay khung ở phía trước có thể làm cho hiệu ứng yếu hơn/mạnh hơn. Điều chỉnh cho đến khi bạn tìm được góc mang lại cho bạn tông màu xanh sâu nhất.

Thủ thuật: Khi điều chỉnh kính lọc PL, hãy thử xoay nó sang phải bất kỳ khi nào có thể. Nếu bạn xoay nó sang trái, hãy cẩn thận để không vô tình vặn kính lọc ra!
 

Có thể xoay khung phía trước của kính lọc PC 360 độ, với hiệu ứng thay đổi khoảng mỗi 90 độ. Sau khi xác nhận góc nào là hiệu quả nhất, bạn có thể tinh chỉnh góc chụp để có được hiệu ứng mong muốn.

Lưu ý quan trọng: Sử dụng kính lọc PL làm chậm tốc độ cửa trập

Kính lọc PC hoạt động bằng cách hạn chế ánh sáng tới, dẫn đến tốc độ cửa trập thấp hơn nếu bạn chụp ở chế độ Program AE hoặc Aperture-priority AE. Điều này có thể là rất hay đối với một số ý định sáng tạo, nhưng cũng làm tăng khả năng nhòe đối tượng và rung máy. Thận trọng để tránh: Sử dụng chân máy nếu cần, hoặc tăng độ nhạy sáng ISO để tăng tốc độ cửa trập.

Những ảnh trên được chụp với kính lọc Canon này:

Kính lọc phân cực tròn PL-C B
Kính lọc có các đường kính 52mm, 58mm, 67mm, 72mm, 77mm, và 82mm. Bạn cũng có thể gắn nắp che ống kính lên trên kính lọc.

Video liên quan

Chủ Đề