Cách sử dụng phần mềm dịch thuật

Ở bài trước chúng tôi đã giới thiệu đến các bạn bài tìm hiểu về phần mềm SDL Trados Studio. Ở bài này chúng tôi giới thiệu đến bạn các video hướng dẫn sử dụng SDL Trados Studio 2021 do tác giả Phạm Quỳnh Sam biên tập.

Bài 1: Giới thiệu sơ lược và hướng dẫn tạo dự án trong SDL Trados Studio 2021

Nội dung chính:

  • Bộ nhớ dịch
  • Cơ sở thuật ngữ
  • Từ điển gợi ý tự động
  • Dịch tự động

Trong bài này cũng giới thiệu công cụ dịch thuật SDL Trados Lite trên nền tảng website tương thích với mọi nền tảng. Đồng thời hướng dẫn bạn cách khởi tạo một dự án với SDL Trados Studio 2021.

Trong video này tác giả sẽ giới thiệu các thao tác cơ bản để dịch văn bản trong SDL Trados Studio 2021

Bài này tác giả giới thiệu các thao tác thường dùng khi dịch văn bản với SDL Trados Studio 2021:

  1. Thêm tập tin vào một dự án hiện có
  2. Thêm bộ nhớ / công cụ dịch tự động vào dự án
  3. Thêm cơ sở thuật ngữ vào một dự án
  4. Tạo và thêm từ điển gợi ý tự động vào dự án
  5. Dịch trước một tập tin bằng bộ nhớ / công cụ dịch tự động
  6. Xuất báo cáo ra tập tin excel
  7. Ghép các segments trong văn bản dịch
  8. Thực hiện tìm kiếm từ trong bộ nhớ [concordance search]
  9. Cài thêm plugin hỗ trợ Studio

Ngoài ra, nếu bạn là biên dịch viên tiếng Anh, bạn có thể xem vô vàn hướng dẫn sử dụng SDL Trados với từ khoá như sau: SDL Trados tutorial. Kết quả có thể ra 1 loạt danh sách video như sau:

Đăng ký kênh của SDL Trados Studio tại đây để xem rất nhiều video hướng dẫn hữu ích hoặc có thể xem các bài tutorials dành cho beginer trực tiếp trên website tại địa chỉ này: //www.sdltrados.com/resources/beginner-guides/

Bạn đang cần dịch một đoạn văn bản nhưng trình độ tiếng Anh của bạn không được tốt cho lắm. Vậy hãy để tin tức Viettel Store hướng dẫn bạn cách sử dụng phần mềm Google dịch mà không cần sử dụng phẩn mềm. Hiện nay,Google Dịchkhông còn xa lạ gì với chúng ta khi có thể giúp người dùng “phiên dịch” đến 90 ngôn ngữ trên toàn thế giới và được cho là một ứng dụng dịch thuật đứng hàng đầu hiện nay. Mỗi khi cần đến sự trợ giúp của ứng dụng này, thường người dùng phải cần đến máy PC, laptop hay smartphone có kết nối Internet mới có thể sử dụng được Google dịch. Và cũng không phải ai cũng biết rằng Google có tích hợp khả năng sử dụng Google Dịch ở chế độ offline.

Cách sử dụng Google dịch không cần kết nối Internet

Phiên bản Google dịch offline này hiện tại có tích hợp trên những smartphone chạy hệ điều hành Android và iOS. Bước 1:Đầu tiên người dùng cần phải tải ứng dụngGoogle dịchnày từ kho ứng dụng về máy [không hề mất phí].
  • Link tải ứng dụng Google Translate cho Android: Tại đây
  • Link tải ứng dụng Google Translate cho iOS: Tại đây
Sau khi đã tải được ứng dụng về máy, người dùng mở ứng dụng để tiếp tục cài đặt những bước tiếp theo. Bước 2:Ứng dụng sẽ có giao diện như hình 1
Cũng giống như phiên bản Dịch thông thường, sẽ có hai loại ngôn ngữ xuất hiện trên màn hình để người dùng lựa chọn dịch qua lại. Khi vào ứng dụng, nó sẽ mặt định sẵn cho người dùng là Tiếng Anh [Quốc tế ngữ] ngôn ngữ cần dịch, còn vế bên kia sẽ là Tiếng Việt [Ngôn ngữ trên hệ thống]. Cả ở phía Tiếng Anh và Tiếng Việt đều có ký hiệu hình tam giác ngược, người dùng ấn vào biểu tượng đó để lựa chọn ngôn ngữ cần dịch. Tiếp theo, bạn bấm vào biểu tượng hình tam giác ngược bên Tiếng Việt để mở ra giao diện tải ngôn ngữ ngoại tuyến của Tiếng Việt về máy -> chọnTải Xuống->Ok.
Tại đây, bạn có thể tải thêm bất kỳ ngôn ngữ nào khác về máy để có thể sử dụng mỗi khi cần. Giờ chỉ cần ngồi chờ máy tải về hoàn tất. Sau đó bạn tắt 3G hoặc Wi-fi đang sử dụng để có thể sử dụng thử phiên bản dịch offline này ngay lập tức.
Và giờ bạn có thể thỏa sức dịch bất kỳ một văn bản nào ngay khi cần thiết mà không cần phải tới những nơi có wi-fi hay máy bạn phải kết nối 3G nữa.
Với ứng dụng này giúp bạn có thể sử dụngGoogle dịchbất kỳ lúc nào bạn muốn kể cả khi không có kết nối internet. Chúc các bạn cài đặt thành công!

Dịch thuật truyền thống không sử dụng công nghệ đồng nghĩa với việc dịch giả phải vận dụng hết không chỉ hiểu biết của mình về chuyên ngành cần dịch mà còn là vốn từ sẵn có về chủ đề đó. Nếu không nhớ hoặc hiểu về một từ mới, họ sẽ phải sử dụng phương pháp truyền thống là tra từ bằng những cuốn từ điển dày hàng nghìn trang.

Nhưng đó là câu chuyện của hai thập kỷ trước. Hiện nay, tiến bộ khoa học kỹ thuật đã thay đổi bộ mặt của ngành dịch thuật với sự ra đời của hàng loạt bộ từ điển online và offline hỗ trợ công việc như: Lạc Việt, Vdict, Tflat, v.v… đặc biệt là công cụ hỗ trợ dịch thuật Trados. Trong bài này, PERSOTRANS sẽ giới thiệu khái quát về công cụ này và cách sử dụng Trados hiệu quả.

Công cụ hỗ trợ dịch thuật Trados là gì?

Trados [Translation & Documentation Software] là sản phẩm của thương hiệu Gmbh, phát triển từ năm 1984 tại Stuttgart, Đức. Ban đầu, Trados được phát minh với mục đích chính là phục vụ công tác biên dịch của công ty Gmbh cho khách hàng lớn nhất – IBM.

Tuy nhiên, sau khi nhận thấy tiềm năng phát triển của Trados khi các tính năng của nó được công nhận đạt hiệu quả cao và dần trở thành một phần mềm thương mại được nhiều công ty đưa vào hệ thống.

 công cụ hỗ trợ dịch thuật trados

Các tính năng hỗ trợ dịch thuật chuyên nghiệp của Trados

Khi đưa phần mềm này vào sử dụng, chi phí và thời gian dịch thuật của các công ty, tập đoàn lớn đã giảm 40 – 50%, nội dung dịch sử dụng được đến 70%, giúp các biên dịch viên tiết kiệm thời gian, công sức và quản lý kế hoạch dịch thuật tốt hơn. Phần mềm SDL Trados có những tính năng nổi trội nào mà giúp các công ty tiết kiệm được nhiều chi phí và thời gian đến vậy?

  • Không cần dịch một câu 02 lần khi Trados sẽ đưa một câu đã được dịch vào bộ nhớ và tự động đưa ra kết quả khi có câu tương tự.
  • Tự động hiển thị gợi ý những câu có sự trùng lặp nhất định giúp người dùng lựa chọn và tiết kiệm thời gian và suy nghĩ.
  • Tính năng cảm ngữ cảnh: chỉ cần gõ 1 – 2 chữ cái đầu câu, Trados sẽ tự động hiển thị từ gợi ý chính xác và người dùng chỉ cần gõ phím Enter.
  • Công cụ Concordance giúp chúng ta tìm lại dữ liệu đã dịch và hiển thị câu có từ cần dịch trong trường hợp bạn đã dịch từ rất hay nhưng lại “trót” quên mất.
  • WinAlgin giúp người dùng khớp những văn bản đã dịch mà không dùng Trados với kho dữ liệu của phần mềm này cho việc sử dụng trong tương lai.
  • Tự động lưu phần đã dịch để tránh trường hợp máy tính đột ngột sập nguồn.
Hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ dịch thuật trados

Hướng dẫn sử dụng công cụ hỗ trợ dịch thuật Trados

Các thao tác cơ bản với Trados:

  • Tạo dự án
  • Đưa tài liệu cần dịch vào dự án
  • Tạo/ Thêm Translation Memories
  • Tạo/ Thêm Termbase
  • Thiết lập Termbase
  • Thiết lập báo cáo thống kê khối lượng công việc của dự án
  • Mở một dự án đã có sẵn
  • Đóng dự án
  • Thêm ngôn ngữ đích
  • Lưu và xuất file
  • … các thao tác khác

Và để hiểu rõ hơn làm thế nào để chúng ta có thể dịch một văn bản với Trados, các bạn có thể tham khảo video dưới đây:

//dichthuatpersotrans.com/wp-content/uploads/2017/08/Trados.mp4

Dịch thuật PERSOTRANS rất hy vọng công cụ hữu ích này sẽ giúp bạn ngày một hoàn thiện hơn sản phẩm của mình!

Video liên quan

Chủ Đề