Cách tách lan ra chậu mới

Trang chủ/NUÔI TRỒNG/Tách gốc và ươm trồng lan

Tách gốc và ươm trồng lan

Tách gốc và ươm trồng lanlà mối quan tâm của nhiều người trồng lan, nhân giống nó để có nhiều chậu lan đẹp! Bài viết này xin chia sẻ cách thức cơ bản để tách nhánh địa lan, trồng và chăm sóc nó theo cách truyền thống.

Hướng dẫn cách tách gốc và ươm trồng lan

1. Tách gốc lan

Thời điểm tách gốc lan:

Khi lan sinh trưởng kín chậu hoặc số lượng gốc quá nhiều, thông thường vào trước sau Thanh minh, trước khi mầm nhô lên khỏi mặt đất hoặc từ tháng 9 đến tháng 10 (trước sau thu phân) sau khi lan ngừng sinh trưởng, áp dụng phương pháp tách gốc, chia một chậu thành hai ba chậu.

Vào mùa đông hoặc những ngày hè nóng nực, tách gốc lan đều không có lợi cho sự sống của hoa lan, hoặc nếu sống cây cũng sinh trưởng không tốt, thông thường không nên tách gốc. Do lan ưa sống thành bụi không dễ rời xa gốc cái do đó khi tách gốc không nên tách quá nhiều, thông thường 3 năm tách gốc một lần kết hợp với thay chậu.

Tách gốc lan theo loại:

Xuân lan sau khi tách gốc mỗi cụm có ít nhất từ 2 - 3 mầm gốc, Huệ lan không ít quá 3 gốc, nếu tách gốc quá nhiều sẽ dẫn đến cây bị khô héo mà chết, mầm non bị gãy. Tách nhiều sẽ kích thích nảy mầm nhiều nhưng mầm non lại rất yếu ớt. Đặc biệt đáng chú ý là, Huệ lan gốc đơn tỷ lệ chết khi vun trồng rất cao.

Ngoài ra, cũng có thể tách gốc mà không nhất thiết phải nhấc cây ra khỏi chậu, có thể tỉa trực tiếp những gốc có liền với nhau ở trong chậu, tạm thời không tiến hành thay chậu. Đợi đến thời kỳ bắt buộc phải tách chậu thì mới mang chúng tách ra để trồng. Phương pháp cắt tỉa này không ảnh hưởng đến sự sinh trưởng bình thường của gốc lan, có thể thúc đẩy thân cũ phát triển.

Đây là Xuân lan có gốc và hệ rễ phát triển khỏe mạnh và đã sinh trưởng đầy chậu, sau khi hong khô nhẹ nhàng giũ bỏ lớp đất, tiến hành tách gốc. Sau khi tách gốc, với loại gốc lan này không bắt buộc phải tiêu độc nếu không sẽ ảnh hưởng đến sự sinh tồn của các khuẩn lan.

Nếu lan xuất hiện những lá bị bệnh hoặc gốc bị thối thì buộc phải tiến hành tiêu độc. Gốc lan có rễ bị thối và lá bị bệnh có thể ngâm trong dung dịch thuốc tím để tiêu độc. Gốc lan khỏe mạnh không cần tiêu độc có thể trực tiếp cho vào chậu trồng sau khi chậu đã được hong khô.

Cách tách gốc lan cụ thể:

Khi tách gốc lan, phải tách ra một vài thân hành già của cây, nếu lấy thân hành già cách ly trồng cạnh cụm lan hoặc rìa chậu lan, như vậy không tốt. Bởi vì thân hành khi nảy mầm mới không cần phải bổ sung quá nhiều chất dinh dưỡng, nếu trồng cạnh gốc lan khỏe mạnh sẽ không có lợi cho mầm non đâm chồi; khi bị thối nó sẽ sinh ra những vi khuẩn gây bệnh. Do đó thân hành già có thể dùng cát trồng riêng rẽ.

Cách trồng sau khi tách gốc lan:

Thân hành già có thể sinh một gốc lan mới thông qua quá trình chăm sóc, nhưng thân hành già cần phải có mầm sống.Trước khi gây trồng, cắn phải khử độc cho thân hành bằng dung dịch thuốc tím, đặt phơi dưới ánh nắng mặt trời buổi sáng trước 9 giờ từ 1 - 2 tiếng. Sau đó ngâm vào chất sinh rễ 5 phút, hong khô, trồng vào cát sạch hoặc trong hỗn hợp dưỡng chất rêu và cát.

Cách tách lan ra chậu mới

2. Cách ươm trồng lan

Trước khi ươm trồng lan buộc phải làm tốt công việc chuẩn bị. Cụ thể bao gồm chuẩn bị các loại thuốc tiêu độc, dưỡng chất vun trồng, chậu lan và mầm lan.

Chuẩn bị mầm lan:

Nguồn gốc của mầm lan có thể là tự có, mua, những người bạn trồng lan tặng hoặc lai tạo giữa các loại. Bất luận là từ con đường nào, từ tập tính của lan có thể phân thành lan dại và lan đã thuần hóa (được nuôi trồng).

Lan dại là để chỉ loại lan hoang dã được lấy từ trong rừng núi, chưa qua thuần hóa, vẫn còn lưu giữ những tập tính ban đầu, khi trồng ở trên ban công cần phải đặc biệt chú ý quản lý. Lan dại có tính năng đề kháng mạnh, thông thường dễ trồng.

Lan đã thuần hóa là loại lan đã được ươm trồng trên 2 - 3 năm dưới điều kiện nhân tạo, bao gồm loại lan đã sớm thích ứng được với điều kiện trồng ở dưới mặt đất, khi chuyển trồng ở ban công, nó cần có một quá trình thích ứng với sự thay đổi môi trường. Một số loại lan mối được lai tạo từ lan thuần hóa, sức đề kháng của mầm lan kém, khó trồng.

Khi lựa chọn mua lan, ngoài việc lựa chọn chủng loại, nên lựa chọn cụm lan từ ba gốc trở lên, rễ tươi, mầm khỏe, không sâu bệnh, tạo tiền đề cho sự sinh trưởng khỏe mạnh.

Chuẩn bị dưỡng chất:

Trước khi ươm trồng lan chúng ta cũng cần chuẩn bị dưỡng chất. Cụ thể sau khi tiến hành sàng qua đất trồng tiến hành tiêu độc, đất thô, đất nhỏ phân biệt vỊ trí đặt trong chậu. Tuy những dưỡng chất được bày bán đều ghi rõ đã thông qua tiêu độc diệt khuẩn nhưng người trồng có thể tiêu độc lại một lần nữa. Nếu như không tiến hành tiêu độc, diệt khuẩn trước đối với dưỡng chất có thể mang lại những tác nhân gây bệnh nguy hiểm cho chậu lan.

Những vi sinh vật có thể bổ sung bằng cách như: Khi thay chậu lan, giữ lại 1/3 - 1/2 đất cũ, chỉ cần phán đoán bên trong không có sâu bệnh (gốc lan to khỏe) thì có thể cho thêm hỗn hợp dưỡng chất mới. Cũng có thể dùng dưỡng chất là phân bón vi sinh sau khi đã được diệt khuẩn ở nhiệt độ cao. Sau khi tích các vật liệu trên lại thành đống cho lên men thì cho vào chậu hoặc trước khi cho vào chậu tưới phân bón vi sinh.

Chuẩn bị chậu lan:

Có hai nguyên tắc chủ yếu khi lựa chọn chậu lan: Một là tính năng thoáng khí tốt, hai là độ lớn nhỏ của chậu, độ cao thấp nhất định phải căn cứ vào số lượng gốc của từng cụm lan, độ cao thấp phải thích hợp để khi cho cây vào không bị chật. Ví dụ, nếu trồng mầm lan có từ 3 - 5 gốc thì dùng chậu có đường kính miệng là 15cm. Nếu số lượng mầm nhiều có thể căn cứ vào khả năng chứa của chậu mà lựa chọn thích hợp.

Chuẩn bị vật lót dưới đáy chậu:

Tiếp theo trong thao tác ươm trồng lan chúng ta cần chuẩn bị vật lót dưới đáy chậu. Trên thị trường có bán loại chụp thông nước, có thể dùng chai nước khoáng hoặc tấm lưới nhỏ bằng thép không gỉ. Cũng có thể dùng các nguyên liệu khác như tấm bọt xốp, nhựa, than gỗ, gạch vụn hoặc mảnh ngói để lót đáy.

Chuẩn bị các dụng cụ, thuốc tiêu độc:

Bất luận là trồng lan dại hay lan thuần hóa thông thường đều nên tiến hành tiêu độc, diệt khuẩn, diệt sâu đối với lá, thân rễ của hoa lan, sau đó hong khô mới đem trồng. Thuốc khử độc có nhiều loại như thuốc tím, thuốc diệt khuẩn dùng cho hoa lan, cồn dùng trong y học. Tốt nhất nên phối hợp cùng với các dung dịch hóa học để trung hòa, làm giảm tính kiềm.

Ngoài ra, các dụng cụ thường dùng khác như thùng nước, bơm phun nước, thiết bị phun sương, kéo, sàng bằng nguyên liệu nhựa, mỏ hàn để khoan lỗ và cốc đốt để hơ dụng cụ.

Ba điều không nên khi lựa chọn chậu lan:

  • Không nên dùng chậu nông khi lan có rễ dài.
  • Không nên dùng chậu lớn mà nhánh lan nhỏ.
  • Không nên dùng chậu hẹp trong khi nhánh lan lớn.

Cách tách lan ra chậu mới

Phương thức ươm trồng lan:

Sau khi có cây nên cắt đi phần rễ bị đứt và bị thôi, thân hành không có lá cũng nên phân tách. Sau khi cắt sửa, dùng nước máy rửa sạch, sau đó ngâm rễ cây trong dung dịch thuốc tím hoặc dung dịch có chứa chất metila từ 10 - 15 phút. Sau đó lấy ra hong khô ở chỗ râm mát cho đến khi rễ mềm mới đem đi trồng (thông thường thời gian là từ 4 tiếng đến một ngày).

Nếu như lá lan có bệnh hoặc sâu bệnh có thể dùng các loại dung dịch thuốc nói trên hoặc cồn y tế để tiêu độc, diệt khuẩn. Nếu cụm lan bị thương tổn hoặc rễ cây vẫn còn đọng nhiều nước thì không nên trồng vội, tránh bị thối rễ. Sau khi trồng, cách 2 - 4 ngày tưới nước một lần.

Hoa lan sau khi trồng ở ban công 2 - 3 năm có thể do các nguyên nhân khác nhau như chậu quá lớn hoặc quá nhỏ, tính năng giữ ẩm không hợp yêu cầu. Tính thoáng khí của dưỡng chất không còn tốt, chất phân bón không còn, quá mặn hoặc quá chua, có sâu bệnh hại, khi đó buộc phải thay đất, thay chậu.

Khi thay chậu ươm trồng lan, dùng dưỡng chất dạng hạt để bón cho lan rất dễ tràn ra khỏi chậu nhưng cần chú ý tránh làm tổn thương đến lá và rễ của cây. Khi đất trong chậu kết mảng, nên dùng que tre xới tơi đất ở rìa chậu sau đó mới nhấc cây ra, dùng nước ngâm cho hết bùn sau đó rửa sạch rễ.

Đầu tiên quan sát tỉ mỉ cụm lan sau đó tiến hành tách gốc, mỗi cụm nên có 3 gốc trở lên. Thân hành không lá nên phân tách, lá héo nên cắt bỏ. Đối với rễ mục sau khi dùng móng tay cạo đi phần bị thối, giữ lại bộ phận rễ trụ. Cuối cùng là tiêu độc, phương pháp giống với trồng hoa mới nói ở trên. Khi tách gốc chú ý không được làm tổn thương đến mầm lá.

Đối với lan mua ở bên ngoài, sau khi trồng không nên lập tức đưa vào chăm sóc chung với lan đã có sẵn ở ban công, mà nên phân cách một thời gian để quan sát, nếu xác nhận cây không có bệnh mối đưa vào quản lý chung với cây cũ.

Trước khi thay chậu ươm trồng lan, nên dừng tưới nước vài ngày, đợi cho đất ở trong chậu khô mới tiến hành, nếu không rễ rất dễ bị đứt. Khi thay chậu, trước tiên nên vỗ vào 4 xung quanh thành chậu sau đó dùng hai tay cắm phía trên và dưới chậu lay cho đến khi thành chậu và giá thể tách rời.

Đặt nghiêng chậu lan, mép chậu tiếp xúc với đất, tay trái nắm lấy bộ phận phía dưới của chậu, tay phải giữ vào mép trên của miệng chậu, nhẹ nhàng lay thân chậu, cho đất trồng rơi ra, hoặc lấy ngón tay cái lách vào phần lỗ dưới đáy chậu đẩy hướng lên trên đỉnh để tiện nhấc gốc lan.

Tay trái giữ lấy gốc lan, tay phải giữ chậu. Lắc nhẹ rễ lan cho dưỡng chất rơi ra. Lan dùng đất trồng, khi lấy đất đi, tay trái giữ lấy bộ phận phía dưới gốc lan, tay phải cẩn thận gạt bỏ phần đất bùn có trên rễ lan. Nếu như đất kết thành mảng và rễ dày khó lấy, có thể dùng nước phun vào giữa các rễ bảo đảm cho rễ và mầm không bị thương.

Gốc lan đặt ở vị trí râm, khô, thoáng gió cho đến khi mềm thì tiến hành tách gốc. Khi tách gốc, tìm một vị trí tốt để phân gốc lan, dùng kéo sắc cắt tỉa.Tỉ mỉ bỏ đi phần rễ bị thối, các rễ bị đứt, lá bị bệnh, khi cắt tỉa không được làm thương đến mắm lá và phần thịt mém của rễ.

Sau khi cắt sửa, gốc lan có rễ bị thối và phiến lá bị bệnh cắn phải tiến hành khử độc, sau đó hong khô mới có thể cho vào chậu; đối với những gốc lan to khỏe và không có bệnh có thể dùng tro thảo mộc hoặc bột lưu huỳnh bôi lên miệng vết thương sau đó trực tiếp cho vào chậu.

Lựa chọn chậu ươm trồng lan, chậu mới nên ngâm trong nước để khử khí nóng, chậu cũ nên tiêu độc hoặc phơi qua dưới ánh nắng mặt trời, đặt chụp thông nước vào chậu trước khi đặt cây vào.Cho hỗn hợp dưỡng chất hạt to vào trước. Nếu như rễ lan khổng dài có thể cho hỗn hợp đất vào trước, khi độ cao đất lên tới 1/3 -1/2 chậu thì đặt gốc lan vào.

Một tay cẩm gốc lan, một tay từ từ cho hỗn hợp dưỡng chất hạt tương đối nhỏ vào chậu, vừa thêm dưỡng chất vừa lắc nhẹ chậu; đồng thời hướng cụm hoa lên trên, để tiện cho rễ lan phát triển.Lắc chậu, cho cụm lan đứng thẳng, nén chặt dưỡng chất. Khi cần thiết có thể thêm vào những dưỡng chất cỡ nhỏ.Giữ cho rễ lan không bị lộ ra ngoài, thân hành lộ khoảng 1/3 - 1/2. Bé mặt chậu rải một lớp đá nhỏ hoặc một lớp rêu. Đất trong chậu nên vun hình chiếc bánh bao, ở giữa cao hơn mặt chậu một chút, khoảng cách với đỉnh khoảng từ 2 - 3cm.

3. Chăm sóc sau khi trồng lan

Lan sau khi thay chậu, khi tưới nước lần đầu tiên phải tưới đẫm. Khi tưới nước có thể lắc chậu, để dưỡng chất nén chặt. Cũng có thể dùng phương pháp ngâm trong nước (sau khi đặt chậu lan ngâm trong nước từ 2 - 3 phút thì nhấc ra để róc bớt nước). Nếu như dưỡng chất trong mặt chậu ít, có thể bổ sung cho đầy. Sau khi tưới nước đặt chậu lan ở trên chậu nước. Thông thường, dưỡng chất thời kỳ đầu không có chức năng hút nước nên cần phải tưới nước theo yêu cầu. Đợi dưỡng chất tăng khả năng hút nước thì có thể chăm sóc theo phương pháp riêng.

Vậy là qua bài viết chúng tôi đã giúp bạn có thêm nhiều kinh nghiệm liên quan đến tách gốc, ươm trồng lan cũng như chăm sóc lan sau trồng. Chúc bạn áp dụng thành công!

Xem thêm bài viết liên quan:

>>Cách trồng cải ngọt tại nhà

>> Cách trồng và chăm sóc lan hồ điệp

>> Nguyên tắc sản xuất rau sạch