Cách tăng ram cho linux trên máy ảo

Máy tính có thể coi là chiếc cần câu cơm của 1 dev, trong cái thời buổi "công nghiệp 4.0" có cả tỉ công cụ phục vụ cho dev code nhàn hơn, các công cụ thì ngày càng ngon ngày càng nhiều và theo đó những gì dev sử dụng khi code cũng phình to ra và cái "cần câu cơm" cũng cần được nâng cấp, nếu làm việc trong một công ty với những quy định về bảo mật thì bạn k thể tự tiện lắp thêm phần cứng để nâng cấp cho chiếc "cần câu cơm" của mình. Chính mình đã từng gặp vấn đề về cấu hình thiết bị, với chiếc PC 8gb RAM chỉ để code backend nghe có vẻ khá ổn, đúng nó khá ổn trong một thời gian, nhưng r một ngày sau khi đã chinh chiến qua nhiều project con máy bắt đầu gặp vấn đề thường xuyên đầy RAM và mỗi lần như thế nó lại "đơ" ra phải hard reset mới sống lại, tốn cả đống thời gian với nó vì khi khởi động lại là lại bắt đầu mở lại các công cụ từ đầu => cay cú. dù đã thử tắt bớt các process đang chạy nhưng cũng k giải quyết đc vấn đề [có thể do bật nhiều tab chrome quá =]] ]. phương án cuối cùng và khả thi là thêm RAM, cơ mà máy ở công ty để xin thêm RAM hay lắp thêm cái gì cũng thế cần qua nhiều khâu rối rắm

cách khả thi nhất lúc này là Swap RAM.

SWAP [RAM ảo] là gì?

Swap là RAM [bộ nhớ đệm] được lấy đổi từ ổ cứng. Nó được sử dụng khi RAM vật lý đã được sử dụng hết [hoặc hỗ trợ sử dụng song song] nhằm tăng dung lượng bộ nhớ đệm. Thực tế việc tạo phân vùng SWAP luôn được suggest mỗi khi cài đặt Ubuntu hay Linux trên máy tính [thường là x2 dung lượng Ram vật lý]. Đặc biệt cài đặt SWAP trên cũng sẽ làm tăng độ an toàn của máy chủ vật lý [hoặc VPS] phòng tránh được những trường hợp đầy RAM.

How to add Swap File

Thực hiện theo các bước sau để thêm 1GB SWAP vào máy của bạn. Nếu bạn muốn thêm x GB thay vì 1 GB, hãy thay thế 1G bằng xG.

  1. Tạo một tập tin sẽ được sử dụng để SWAP

    sudo fallocate -l 1G /swapfile
    

    Nếu faillocate không được cài đặt hoặc nếu bạn nhận được thông báo lỗi fallocate failed: Operation not supported thì bạn có thể sử dụng lệnh sau để tạo SWAP file:

    sudo dd if=/dev/zero of=/swapfile bs=1024 count=1048576
    
  2. Set permissions

    Chỉ người dùng root mới có thể viết và đọc SWAP file. Để Set permissions:

    sudo chmod 600 /swapfile
    
  3. thiết lập phân vùng SWAP

    Sử dụng mkswap để thiết lập phân vùng SWAP:

    sudo mkswap /swapfile
    
  4. Enable swap

    Kích hoạt SWAP file bằng lệnh sau:

    sudo swapon /swapfile
    

    Để thay đổi vĩnh viễn, hãy mở /etc/fstabtệp và nối dòng sau:

    /swapfile swap swap defaults 0 0
    
  5. Xác nhận trạng thái SWAP

    Để kiểm tra xem SWAP đang hoạt động, chúng ta có thể sử dụng lệnh swapon như dưới đây:

    sudo swapon --show
    
    NAME      TYPE  SIZE   USED PRIO
    /swapfile file 1024M 507.4M   -1
    

Cách điều chỉnh giá trị swappiness

Mặc định các Ubuntu, Centos… đều để mặc định thông số Swappiness là 60 tức là khi RAM thật của sử dụng khoảng 60% thì SWAP sẽ được sử dụng. Vì tốc độ I/O của RAm lớn hơn ở cứng nhiều nền nếu để thông số này cao sẽ làm giảm hiệu suất máy của bạn. ví dụ để đặt giá trị swappiness thành 10, hãy nhập:

sudo sysctl vm.swappiness=10

Để làm cho tham số này liên tục trên các lần khởi động lại, hãy nối dòng sau vào file /etc/sysctl.conf :

vm.swappiness=10

Bạn nên điều chỉnh tham số này theo từng bước nhỏ để tìm giá trị tối ưu.

Cách xóa SWAP file

Nếu vì bất kỳ lý do nào bạn muốn hủy kích hoạt và xóa SWAP file, hãy làm theo các bước sau:

  1. Đầu tiên, hủy kích hoạt SWAP bằng cách gõ:

    sudo swapoff -v /swapfile
    
  2. Loại bỏ các mục đã nhập SWAP file /swapfile swap swap defaults 0 0 từ các file /etc/fstab

  3. Cuối cùng xóa SWAP file bằng lệnh:

    sudo rm /swapfile
    

Nguồn tham khảo: //linuxize.com/post/create-a-linux-swap-file/

Mục lục nội dung

  • 1. Thiết lập RAM trên VMware
  • 2. Chống phân mảnh ổ cứng trên máy ảo
  • 3. Thiết lập Ram cho máy ảo VMware
  • 4. Thiết lập ảo hoá và số nhân CPU trên máy ảo VMware
  • 5. Thiết lập tăng tốc xử lý đồ hoạ trên máy ảo VMware
  • 6. Dùng tính năng Suspend thay vì Power Off

VMware là công cụ ảo hoá hàng đầu, được các nhà lập trình, phát triển tin dùng. Tuy nhiên, thiết lập mặc định VMware có thể không được nhanh và chúng ta phải thực hiện một số cách tăng tốc trong bài viết dưới đây.

1. Thiết lập RAM trên VMware

Nếu máy tính của bạn có nhiều RAM thì bạn hãy thiết lập dung lượng Ram dành cho VMware nhiều một chút để cho VMware chạy mượt mà hơn.

Bước 1: Bạn mở VMware và click vào menu Edit [1] => Preferences… [2].

Bước 2: Bạn click vào Memory [1] => thiết lập mức Ram cho VMware bằng cách gạt thanh trượt về phía bên phải [2] => OK [3].

Lưu ý: Bạn nên thiết lập mức Ram dành cho VMware xấp xỉ 70-80% so với Ram trên máy tính để mang lại hiệu năng tốt và không làm cho máy tính bị chậm, lag.

2. Chống phân mảnh ổ cứng trên máy ảo

Bước 1: Bạn click vào máy ảo [1] => Edit virtual machine settings [2].

Bước 2: Bạn click vào Hard Disk [1] => Defragment [2].

Sau đó, quá trình chống phân mảnh ổ cứng sẽ diễn ra.

Bước 3: Sau khi có thông báo hiện lên là xong. Bạn nhấn OK để tiếp tục.

3. Thiết lập Ram cho máy ảo VMware

Bước 1: Bạn click vào máy ảo cần thiết lập Ram [1] => Edit virtual machine settings [2].

Bước 2: Bạn chọn mục Memory [1] => điều chỉnh mức Ram [2] phù hợp với máy tính của bạn => OK [3].

4. Thiết lập ảo hoá và số nhân CPU trên máy ảo VMware

Bước 1: Bạn click vào máy ảo cần thiết lập [1] => Edit virtual machine settings [2].

Bước 2: Bạn chọn mục Processors [1] => thiết lập số nhân CPU ở mục Number of cores per processor [2]. Ngoài ra, bạn có thể thiết lập ảo hoá và tích vào 3 ô trong mục Virtualization engine [3] nếu như CPU của bạn hỗ trợ ảo hoá. Nhấn OK [4]để lưu lại thiết lập.

Lưu ý:  Number of processor tức là số CPU trên main và hầu hết mainboard hiện nay đều dùng 1 CPU, loại trừ một số dòng main cho sever như ASUS Z10PA-D8C, Gigabyte C621-WD12… mới hỗ trợ 2 CPU. Bạn nên thiết lập mục này là 1 để tránh phát sinh lỗi khi sử dụng VMware.

5. Thiết lập tăng tốc xử lý đồ hoạ trên máy ảo VMware

Bước 1: Bạn click vào máy ảo cần thiết lập [1] => Edit virtual machine settings [2].

Bước 2: Bạn chuyển đến mục Display [1] => tích chọn Accelerate 3D graphics [2] => thiết lập VRAM [3] cho máy ảo => OK [4].

6. Dùng tính năng Suspend thay vì Power Off

Tính năng này giúp bạn mở nhanh máy ảo tương tự như sleep, hibernate trên Windows.

Bước 1: Bạn click vào Power [1] => Suspend Guest [2].

Sau đó, VMware sẽ lưu lại những thiết lập và tạm thời đóng máy ảo của bạn lại.

Bước 2: Để mở lại máy ảo, bạn click vào Resume this virtual machine là xong.

Với những cách tối ưu, tăng tốc cho máy ảo VMware, bạn sẽ làm việc hiệu quả và thoải mái hơn. Chúc các bạn thành công!

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề