Cách thuyết phục người khác theo ý mình
Thông tin tác giả Show X wikiHow là một trang "wiki", nghĩa là nhiều bài viết ở đây là nội dung của nhiều tác giả cùng viết nên. Để tạo ra bài viết này, 58 người, trong đó có một số người ẩn danh, đã thực hiện chỉnh sửa và cải thiện bài viết theo thời gian. Khả năng thuyết phục cao sẽ giúp bạn có lợi thế trong kinh doanh và trong các mối quan hệ cá nhân. Dù là bạn muốn thuyết phục khách hàng mua một món hàng có giá trị lớn hoặc xin bố mẹ cho bạn đi chơi muộn vào cuối tuần, việc học cách xây dựng lập luận vững chắc, trình bày lý lẽ và hiểu đối tượng mà bạn đang thuyết phục sẽ giúp bạn thành công. Bạn hãy xem bước 1 dưới đây để biết thêm thông tin. Có thể bạn quan tâmCác bướcPhần 1 của 3:Xây dựng các lập luận1Luyện tập. Bạn cần phải hiểu rõ quan điểm của bản thân, bất kể là đang tranh luận về các vấn đề chủ quan như phim Chiến hữu hay phim Bố già hay hơn, thuyết phục bố mẹ cho đi chơi về muộn, hay bàn luận về các vấn đề nhân đạo như án tử hình chẳng hạn. Tìm hiểu các thông tin trước, và không đưa ra giả định về quan điểm của người kia.
2Xác định lĩnh vực của cuộc tranh luận. Với một số cuộc tranh luận, có thể bạn phải biết nhiều hơn mà không chỉ là các sự kiện. Đừng lãng phí thời gian tranh cãi rằng tháp Eiffel đẹp hay không đẹp nếu bạn đang cố gắng thuyết phục rằng nó mang tính biểu tượng. Hãy xác định lĩnh vực cần tranh luận. Đó là vấn đề đạo đức, thẩm mỹ, nhân quyền hay quyền tự do?
3Xây dựng lý lẽ. Việc xây dựng lý lẽ cũng giống như đóng một chiếc bàn vậy bạn cần một điểm chính để hỗ trợ lập luận của bạn như chiếc bàn được chống đỡ trên bốn chân. Nếu bạn không có những lập luận và bằng chứng vững chắc, chiếc bàn của bạn chỉ là những mảnh gỗ rời rạc. Tương tự như một bài luận cần có một câu luận đề, bạn sẽ phải xác định và trình bày quan điểm chính, đồng thời thu thập bằng chứng để hỗ trợ cho quan điểm của bạn.
4Chứng minh cho lập luận của bạn bằng các ví dụ và bằng chứng sinh động. Bạn cần dùng trí nhớ và các chi tiết đắt giá minh họa cho các lý lẽ của mình. Giả sử như bạn muốn thuyết phục ai đó rằng The Beatles là ban nhạc vĩ đại nhất mọi thời đại, nhưng nếu bạn không thể nhớ được tên của album mà bạn yêu thích, hoặc nếu bạn không nghe bất cứ bản nhạc nào khác để đối chiếu trong khi tranh luận thì quả là thiếu sức thuyết phục. 5Lùi một bước để tiến ba bước. Bằng việc công nhận một lý lẽ nhỏ của người kia và chứng tỏ rằng bạn có thể thay đổi suy nghĩ, và rằng bạn sẵn sàng thỏa hiệp trong vấn đề đang bàn cãi, bạn sẽ mở ra khả năng những lập luận của bạn sẽ được họ chấp nhận. Bạn sẽ có ưu thế hơn nếu sẵn sàng nhường một vài điểm nào đó trong cuộc tranh luận để thắng được chung cuộc.
Phần 2 của 3:Trình bày lập luận1Tự tin và quả quyết. Chúng ta thường bị cuốn hút bởi sự tự tin, và không gì có thể giúp cho ý kiến của bạn thuyết phục hơn là trình bày bằng niềm tin vững chắc và các bằng chứng xác đáng. Bất luận là bạn đang cố gắng chứng minh điều gì, thái độ này sẽ củng cố cho quan điểm của bạn.
2Đưa tính riêng tư vào lập luận. Tuy rằng việc đem các giai thoại ra để chứng minh có thể bị xem là ngụy biện, nhưng việc khơi gợi lòng cảm thông và thương cảm bằng các câu chuyện cá nhân liên quan đến chủ đề có thể thuyết phục được mọi người.[3] X Nguồn nghiên cứu Đi tới nguồn Những câu chuyện này không nhất thiết phải chứng minh cho những điều bạn đang nói mà vẫn đủ sức thuyết phục.
3Giữ bình tĩnh. Nổi xung thiên như kẻ mất trí hoàn toàn không phải là cách để thuyết phục người khác. Thái độ tự tin vào những lập luận mà bạn trình bày, các bằng chứng mà bạn dùng để hỗ trợ cho tuyên bố của bạn và quan điểm mà bạn đưa ra sẽ dễ thuyết phục mọi người hơn. Phần 3 của 3:Hiểu đối phương1Im lặng và lắng nghe. Người nói nhiều nhất chưa chắc là người thắng cuộc hoặc thuyết phục được người khác, thế nhưng việc học lắng nghe một cách nhã nhặn lại thường hay bị bỏ qua nhất. Dù rằng dường như đây không phải là một cách tích cực để thuyết phục, nhưng việc dành thời gian để hiểu những lý lẽ của người kia sẽ cho phép bạn thuyết phục họ tin vào những điều khác. Bạn hãy cố gắng nhận biết mục tiêu của đối phương, niềm tin và động cơ tạo nên quan điểm của họ. 2Cư xử lịch thiệp. Duy trì giao tiếp bằng ánh mắt, nói giọng điềm đạm và giữ bình tĩnh trong suốt cuộc tranh luận. Đặt câu hỏi và thực hiện phương pháp lắng nghe tích cực khi người kia đang nói. Đừng bao giờ ngắt lời giữa câu và luôn luôn hòa nhã.
3Nhận biết những lý do phản đối và động cơ thúc đẩy của đối phương. Nếu biết người kia mong muốn điều gì, bạn sẽ dễ dàng đáp ứng hơn. Khi đã xác định được động cơ đằng sau quan điểm của họ, bạn hãy điều chỉnh lý lẽ của mình để tăng khả năng giúp họ hiểu hơn.
4Lấy lòng tin của người kia. Đồng cảm và thấu hiểu quan điểm của đối phương, nhường nhịn họ một vài điểm khi cần thiết, nhưng đừng quên thay đổi suy nghĩ của họ. Khi bạn đã dồn được họ vào thế bí trong lập luận thì nghĩa là bạn đã thuyết phục được đối phương, và họ sẽ tâm phục khẩu phục nếu bạn giữ phép lịch sự. Lời khuyên
Cảnh báo
|