Cách tính chi phí chuyển giao công nghệ

BỘ TÀI CHÍNH
------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
------------

Số: 2513TC/TCT
V/v: xác định chi phí của Hợp đồng chuyển giao công nghệ

Hà Nội, ngày 04 tháng 03 năm 2005

Kính gửi: Côngty liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam

Trảlời công văn số 0110/2004/LTR-GM01 ngày 1/10/2004 của Công ty liên doanh Nhà máyBia Việt Nam về việc xác định chi phí của Hợp đồng chuyển giao công nghệ, BộTài chính có ý kiến như sau:

Căncứ theo quy định tại Thông tư số 51 TC/TCT ngày 3/7/1993, số 74 TC/TCT ngày20/10/1997, số 89/1999/TT-BTC ngày 16/7/1999, số 13/2001/TT-BTC ngày 8/3/2001của Bộ Tài chính quy định: khoản chi phí sử dụng bản quyền, chuyển giao côngnghệ, sử dụng của các đối tượng sở hữu công nghệ… theo các hợp đồng chuyển giaocông nghệ, hợp đồng li-xăng đã được Bộ Khoa học, Công nghệ và Môi trường [nay làBộ Khoa học và Công nghệ] hoặc cơ quan có thẩm quyền phê duyệt được tính vàochi phí xác định thu nhập chịu thuế lợi tức [TNDN] của doanh nghiệp.

Căncứ theo các quy định trên và Quyết định số 220/QĐ-BKHCN ngày 25/2/2004 của BộKhoa học và Công nghệ về việc phê duyệt Hợp đồng chuyển giao công nghệ nướcngoài vào Việt Nam, tại các Điều 3, Điều 4 đã quy định cụ thể các khoản chi phíđược coi là chi phí chuyển giao công nghệ và thời hạn của hợp đồng là 10 năm kểtừ ngày Hợp đồng được phê duyệt. Vì vậy, các khoản chi phí có liên quan đến Hợpđồng chuyển giao công nghệ nêu trên được Công ty chi trả cho bên chuyển giao côngnghệ trước ngày Hợp đồng được phê duyệt và không đúng với quy định tại Điều 3 đềukhông được tính là chi phí chuyển giao công nghệ của Hợp đồng này để tính vàochi phí hợp lý, hợp lệ khi xác định thu nhập chịu thuế TNDN của Công ty.

BộTài chính trả lời để Công ty liên doanh Nhà máy Bia Việt Nam được biết và thực hiện.

Nơi nhận:
- Như trên;
- Cục thuế TP HCM;
- Lưu: VP [HC], ĐTNN [2b].

KT. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG




Trương Chí Trung

Trong quá trình nghiên cứu, áp dụng Luật Thuế GTGT và các văn bản hướng dẫn thi hành, Công ty Luật hợp danh VN CONSULT gặp khó khăn trong việc xác định đối tượng không chịu thuế GTGT trong một số tình huống cụ thể như sau:

Khoản 21, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC hướng dẫn thi hành Luật Thuế GTGT và Nghị định số 209/2013/NĐ-CP quy định:

“Điều 4. Đối tượng không chịu thuế GTGT

21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị”.

Trên thực tế, các doanh nghiệp khi ký kết hợp đồng chuyển giao công nghệ thường lựa chọn một trong các hình thức trả phí chuyển giao công nghệ như sau:

- Trường hợp 1: Bên nhận chuyển giao công nghệ trả phí chuyển giao công nghệ trọn gói, tính theo tỷ lệ nhất định [3-5%] trên doanh thu thuần hàng năm. Với cách tính phí trọn gói này, hợp đồng chuyển giao công nghệ không tách riêng phần phí chuyển giao công nghệ; phí hỗ trợ kỹ thuật đào tạo; phí chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ [nhãn hiệu, bản quyền các đối tượng sở hữu trí tuệ khác] mà tính gộp thành một khoán phí trả theo doanh thu thuần [có thể trả theo từng quý].

Ví dụ 1: Hợp đồng chuyển giao công nghệ quy định về phí chuyển giao công nghệ như sau: "Bên nhận chuyển giao công nghệ phải thanh toán cho bên chuyển giao công nghệ một khoản phí chuyển giao công nghệ là 3% doanh thu thuần tính từ khi phát sinh doanh thu cho đến khi chấm dứt hợp đồng. Việc thanh toán được thực hiện 3 tháng một lần”.

- Trường hợp 2: Phí chuyển giao công nghệ được tách thành các khoản phí riêng lẻ như: Phí chuyển giao công nghệ; phí hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo; phí chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ [nhãn hiệu, bản quyền các đối tượng sở hữu trí tuệ khác].

Ví dụ 2: Hợp đồng chuyển giao công nghệ quy định về phí chuyển giao công nghệ như sau: "Bên nhận chuyển giao công nghệ phải thanh toán cho bên chuyển giao các khoản phí như sau:

[a] Phí chuyển giao công nghệ là 3% doanh thu thuần, trả theo kỳ 03 tháng một lần kể từ khi phát sinh doanh thu;

[b] Phí hỗ trợ kỹ thuật, đào tạo: 10.000 USD trả một lần ngay sau khi ký hợp đồng.

[c] Phí chuyển giao quyền sử dụng nhãn hiệu, thương hiệu và các quyền sở hữu trí tuệ khác: 1% doanh thu thuần, trả theo kỳ 03 tháng một lần kể từ khi phát sinh doanh thu".

Theo Công ty hiểu, toàn bộ khoản phí mà bên nhận chuyển giao công nghệ phải trả cho bên chuyển giao công nghệ, dù tính gộp trong một khoản thanh toán như trường hợp 1 nêu trên hay tách ra thành các phí riêng lẻ như trường hợp 2 trên đều được coi là phí chuyển giao công nghệ theo Luật Chuyển giao công nghệ và thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Qua Hệ thống Tiếp nhận, trả lời kiến nghị của doanh nghiệp, Công ty hỏi, toàn bộ khoản phí mà bên nhận chuyển giao công nghệ phải trả cho bên chuyển giao công nghệ trong 2 trường hợp như trên có được xác định là phí chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ và thuộc trường hợp không chịu thuế GTGT như quy định tại Khoản 21, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC không?

Về vấn đề này, Tổng cục Thuế - Bộ Tài chính có ý kiến như sau:

Theo quy định tại Khoản 10, Điều 3 Nghị định số 209/2013/NĐ-CP  ngày 18/12/2013 quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thuế GTGT về đối tượng không chịu thuế GTGT:

“10. Trường hợp chuyển giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định tại Khoản 21, Điều 5 Luật Thuế GTGT mà có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị”.

Theo quy định tại Khoản 21, Điều 4 Thông tư số 219/2013/TT-BTC ngày 31/12/2013 của Bộ Tài chính hướng dẫn về đối tượng không chịu thuế GTGT:

“21. Chuyển giao công nghệ theo quy định của Luật Chuyển giao công nghệ; chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ theo quy định của Luật Sở hữu trí tuệ. Trường hợp hợp đồng chuyền giao công nghệ, chuyển nhượng quyền sở hữu trí tuệ có kèm theo chuyển giao máy móc, thiết bị thì đối tượng không chịu thuế GTGT tính trên phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng; trường hợp không tách riêng được thì thuế GTGT được tính trên cả phần giá trị công nghệ, quyền sở hữu trí tuệ chuyển giao, chuyển nhượng cùng với máy móc, thiết bị”.

Căn cứ các quy định và hướng dẫn nêu trên, về nguyên tắc hoạt động chuyển giao công nghệ thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT, chuyển giao quyền sử dụng đối tượng sở hữu trí tuệ không thuộc đối tượng không chịu thuế GTGT.

Đề nghị đơn vị trình bày cụ thể kèm tài liệu có liên quan và liên hệ với cơ quan thuế quản lý để được hướng dẫn cụ thể theo quy định.

Chinhphu.vn


Giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ được quy định tại Điều 4 Nghị định 76/2018/NĐ-CP [có hiệu lực từ ngày 01/07/2018] hướng dẫn Luật Chuyển giao công nghệ, theo đó:

1. Các bên tham gia hợp đồng có thể thỏa thuận thanh toán theo một hoặc một số phương thức sau đây:

a] Trả một lần hoặc nhiều lần bằng tiền hoặc hàng hóa trong đó bao gồm cả hình thức trả được tính theo từng đơn vị sản phẩm sản xuất ra từ công nghệ chuyển giao;

b] Chuyển giá trị công nghệ thành vốn góp vào dự án đầu tư hoặc vào vốn của doanh nghiệp.

Trường hợp góp vốn bằng công nghệ có sử dụng vốn nhà nước [công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ] phải thực hiện thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật;

c] Trả theo phần trăm [%] giá bán tịnh.

Giá bán tịnh được xác định bằng tổng giá bán sản phẩm, dịch vụ mà trong quá trình tạo ra sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ được chuyển giao [tính theo hóa đơn bán hàng] trừ đi các khoản sau: Thuế giá trị gia tăng, thuế tiêu thụ đặc biệt, thuế xuất khẩu [nếu có]; chi phí mua bán các thành phẩm, bộ phận, chi tiết, linh kiện được nhập khẩu, mua ở trong nước; chi phí mua bao bì, chi phí đóng gói, chi phí vận chuyển sản phẩm đến nơi tiêu thụ, chi phí quảng cáo;

d] Trả theo phần trăm [%] doanh thu thuần.

Doanh thu thuần được xác định bằng doanh thu bán sản phẩm, dịch vụ được tạo ra bằng công nghệ được chuyển giao, trừ đi các khoản giảm trừ doanh thu gồm chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán, hàng bán bị trả lại;

đ] Trả theo phần trăm [%] lợi nhuận trước thuế.

Lợi nhuận trước thuế được xác định bằng doanh thu thuần trừ đi tổng chi phí hợp lý để sản xuất sản phẩm, dịch vụ có áp dụng công nghệ chuyển giao đã bán trên thị trường. Các bên cũng có thể thỏa thuận thanh toán theo phần trăm lợi nhuận sau thuế;

e] Kết hợp hai hoặc các phương thức quy định tại các điểm a, b, c, d và đ khoản này hoặc các hình thức thanh toán khác bảo đảm phù hợp quy định của pháp luật về chuyển giao công nghệ.

2. Trường hợp công nghệ chuyển giao [công nghệ được tạo ra bằng vốn nhà nước hoặc sử dụng vốn nhà nước để mua công nghệ] giữa các bên mà một hoặc nhiều bên có vốn nhà nước, việc định giá thực hiện dựa trên tư vấn thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật.

3. Trường hợp công nghệ chuyển giao giữa các bên có quan hệ theo mô hình công ty mẹ - công ty con và các bên có quan hệ liên kết theo quy định của pháp luật về thuế, việc kiểm toán giá thực hiện thông qua hình thức thẩm định giá công nghệ theo quy định của pháp luật khi có yêu cầu của cơ quan quản lý thuế.

Trên đây là nội dung quy định về giá và phương thức thanh toán chuyển giao công nghệ. Để hiểu rõ hơn về vấn đề này bạn nên tham khảo thêm tại Nghị định 76/2018/NĐ-CP.

Trân trọng!

Video liên quan

Chủ Đề