Cách tính phụ cấp chức vụ

Cách tính lương, phụ cấp cho cán bộ, công chức, viên chức năm 2021

Mức lương, phụ cấp và hoạt động phí của cán bộ, công chức, viên chức được tính theo quy định tại Thông tư 04/2019/TT-BNV ngày 24-5-2019.

Theo đó, mức lương, phụ cấp và hoạt động phí của cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 7 Điều 1Thông tư 04/2019/TT-BNVđược tính căn cứ vào hệ số lương và phụ cấp hiện hưởng quy định tại các văn bản của cơ quan có thẩm quyền của Đảng, Nhà nước về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, mức lương cơ sở quy định tạiNghị định 38/2019/NĐ-CPngày 09/5/2019, cụ thể như sau:

[1] Cách tính mức lương:

Mức lương năm 2021 = Mức lương cơ sở [1.490.000 đồng/tháng] xHệ số lương hiện hưởng

[2] Các tính mức phụ cấp:

- Đối với các khoản phụ cấp tính theo mức lương cơ sở:

Mức phụ cấp năm 2021= Mức lương cơ sở [1.490.000 đồng/tháng]x Hệ số phụ cấp hiện hưởng

- Đối với các khoản phụ cấp tính theo % mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]:

Mức phụ cấp năm 2021 =Mức lương năm 2021 + Mức phụ cấp chức vụ lãnh đạo năm 2021 [nếu có] x Tỷ lệ % phụ cấp được hưởng theo quy định.

[3] Cách tính mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu [nếu có]:

Mức tiền của hệ số chênh lệch bảo lưu năm 2021 = Mức lương cơ sở [1.490.000 đồng/tháng] x Hệ số hoạt động phí theo quy định.

Đối tượng cán bộ, công chức, viên chức và người lao động quy định tại các Khoản 1, 2, 3, 4 và 7 Điều 1 Thông tư 04/2019/TT-BNV, gồm:

1. Cán bộ, công chức hưởng lương từ ngân sách nhà nước làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội ở Trung ương; ở tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương; ở huyện, quận, thị xã, thành phố thuộc tỉnh, thành phố thuộc thành phố trực thuộc Trung ương; ở đơn vị hành chính - kinh tế đặc biệt.

2. Công chức trong bộ máy lãnh đạo, quản lý và viên chức hưởng lương từ quỹ lương của đơn vị sự nghiệp công lập theo quy định của pháp luật.

3. Cán bộ, công chức, viên chức được luân chuyển, biệt phái đến làm việc tại các hội, tổ chức phi Chính phủ, dự án và cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam theo quyết định của cấp có thẩm quyền.

4. Cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố quy định tại Nghị định 92/2009/NĐ-CP ngày 22/10/2009 về chức danh, số lượng, một số chế độ, chính sách đối với cán bộ, công chức ở xã, phường, thị trấn và những người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã và Nghị định 34/2019/NĐ-CP ngày 24/4/2019 sửa đổi quy định về cán bộ, công chức cấp xã và người hoạt động không chuyên trách ở cấp xã, ở thôn, tổ dân phố.

7. Các đối tượng sau đây cũng thuộc phạm vi áp dụng Thông tư này khi tính toán xác định mức đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội và giải quyết các chế độ liên quan đến tiền lương theo quy định của pháp luật:

a] Cán bộ, công chức, viên chức đi học, thực tập, công tác, điều trị, điều dưỡng [trong nước và ngoài nước] thuộc danh sách trả lương của cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động;

b] Người đang trong thời gian tập sự hoặc thử việc [kể cả tập sự công chức cấp xã] trong cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động;

c] Cán bộ, công chức, viên chức đang bị tạm đình chỉ công tác, đang bị tạm giữ, tạm giam;

d] Các trường hợp làm việc trong các cơ quan Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội, đơn vị sự nghiệp công lập và hội được ngân sách nhà nước hỗ trợ kinh phí hoạt động được ký kết hợp đồng lao động theo bảng lương ban hành kèm theo Nghị định 204/2004/NĐ-CP ngày 14/12/2004 về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang.

[Theo Người Lao Động]

Ông Nguyễn Đức Chính [Hải Dương] đề nghị cơ quan chức năng hướng dẫn cách tính phụ cấp thâm niên của Chính trị viên quân sự cấp xã là Bí thư Đảng ủy, cụ thể như sau: Mức lương hiện hưởng là 3,33; hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo của Bí thư là 0,3; phụ cấp chức vụ chỉ huy của Chính trị viên là 357.600đ; thời gian công tác là 10 năm. Vậy, phụ cấp thâm niên 1 tháng sẽ là: [3,33 0,3] x 10% x 1.490.000đ hay [3,33 x 1.490.000đ x 10%] [357.000đ x 10%].

Ông Chính hỏi, cách tính phụ cấp thâm niên như nào là đúng?

Cục Dân quân tự vệ, Bộ Tổng tham mưu, Bộ Quốc phòng  trả lời vấn đề này như sau:

Tại Khoản 4 Điều 33 Luật Dân quân tự vệ năm 2019 quy định “Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thờỉ gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên”.

Tại Khoản 1 Điều 10 Nghị định số 72/2020/NĐ-CP ngày 30/6/2020 của Chính phủ quy định chi tiết một số điều của Luật Dân quân tự vệ về tổ chức xây dựng lực lượng và chế độ, chính sách đối với Dân quân tự vệ, quy định:

“Chỉ huy trưởng, Chính trị viên, Phó Chỉ huy trưởng, Chính trị viên phó Ban chỉ huy quân sự cấp xã có thời gian công tác từ đủ 60 tháng trở lên được hưởng phụ cấp thâm niên. Mức phụ cấp được hưởng như sau: Sau 05 năm [đủ 60 tháng] công tác thì được hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng và phụ cấp chức vụ, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] hoặc phụ cấp hàng tháng hiện hưởng; từ năm thứ sáu trở đi mỗi năm [đủ 12 tháng] được tính thêm 1%”.

Đối chiếu với các quy định pháp luật về Dân quân tự vệ nêu trên thì Chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự xã do bí thư đảng ủy xã đảm nhiệm có 10 năm công tác, được hưởng 10% thâm niên, cách tính phụ cấp thâm niên cho đồng chí Chính trị viên trên như sau:

Lương cơ sở x Hệ số mức lương hiện hưởng [Bí thư đảng ủy là 3,33] 357.600đ phụ cấp chức vụ chính trị viên Ban Chỉ huy quân sự xã = Cộng tổng các khoản x 10% thâm niên = Số tiền thâm niên được hưởng.

Chinhphu.vn


Phụ cấp chức vụ là một khoản tiền được trả thêm cho các chủ thể khi mà vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ chức vụ lãnh đạo nhưng mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ.

Bạn đang xem: Cách tính hệ số phụ cấp chức vụ


Sau đây, Luật Hoàng Phi sẽ giúp bạn đọc hiểu rõ hơn về vấn đề trên. Cụ thể:

Phụ cấp chức vụ là gì?

Phụ cấp chức vụ là một khoản tiền được trả thêm cho các chủ thể khi mà vừa làm công tác chuyên môn, nghiệp vụ vừa giữ chức vụ lãnh đạo nhưng mới chỉ hưởng lương chuyên môn, nghiệp vụ.

Các chủ thể này bao gồm:

– Công chức, viên chức trong các đơn vị sự nghiệp công lập.

– Người làm việc trong lực lượng vũ trang.

– Người làm việc trong doanh nghiệp.

Phụ cấp chức vụ được trả định kì cùng lương tháng,được tính theo lương tối thiểu và hệ số phụ cấp hoặc do các bên thoả thuận và được tính vào bảo hiểm xã hội.

Ngoài ra, hệ số phụ cấp gồm rất nhiều mức, quy định cụ thể tại bảng phụ cấp chức vụ lãnh đạo [bầu cử, bổ nhiệm] trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước ban hành kèm theo Nghị quyết số 730/2004/NQ-UBTVQH11 và Nghị định số 204/2004/NĐ-CP.

Xem thêm: Tcl Lọt Top 50 ‘ Thương Hiệu Việt Nổi Tiếng Nhất Năm 2020, Danh Sách Nhãn Hiệu Nổi Tiếng

Cá nhân giữ chức vụ được hưởng mức phụ cấp nào cònphụ thuộc vào chức vụ đảm nhiệm và loại, cấp cơ quan, hạng doanh nghiệp.

Để được giải đáp toàn bộ thắc mắc: Phụ cấp chức vụ là gì? Có đồng thời được hưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp kiêm nhiệm hay không?. mời Quý vị tiếp tục theo dõi phần tiếp theo của bài viết.

Nguyên tắc phụ cấp chức vụ

Người lao động được xét hưởng phụ cấp chức vụ theo nguyên tắc sau:

– Hưởng phụ cấp chức vụ theo đúng chức danh được đảm nhận

Cán bộ, công chức, viên chức được bầu cử hoặc được bổ nhiệm giữ chức danh lãnh đạo nào thì hưởng mức phụ cấp chức vụ theo chức danh lãnh đạo đó. Trong trường hợp một người giữ nhiều chức danh lãnh đạo khác nhau thì hưởng mức phụ cấp chức vụ của chức danh cao nhất.

– Không đồng thời hưởng lương chức vụ và phụ cấp chức vụ, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác

Đối với người lao động trong cơ quan nhà nước nếu đã hưởng lương chức vụ thì không hưởng phụ cấp chức vụ. Đối với lao động theo hợp đồng, theo nguyên tắc tôn trọng sự tự do thỏa thuận giữa các bên, mà cá nhân đó vẫn có thể áp dụng đồng thời lương và phụ cấp chức vụ.

Lưu ý:

Trong trường hợp một cá nhân cùng một lúc đảm nhiệm nhiều chức danh có thể đồng thời hưởng phụ cấp kiêm nhiệm và phụ cấp chức vụ nếu đảm bảo 02 điều kiện sau:

– Đang giữ chức danh lãnh đạo [được bầu cử hoặc bổ nhiệm] ở một cơ quan, đơn vị.

– Đảm nhiệm cùng lúc nhiều chức danh lãnh đứng đầu cơ quan, đơn vị mà trong đó có 01 chức danh lãnh đạo đứng đầu ở cơ quan, đơn vị theo cơ cấu tổ chức bộ máy được bố trí biên chế chuyên trách người đứng đầu nhưng hoạt động kiêm nhiệm.

Cách tính phụ cấp chức vụ

Sau khi thông qua Nghị quyết 86/2019/QH14, mức lương cơ sở đã tăng từ 1,49 triệu đồng/tháng lên 1,6 triệu đồng/tháng. Do đó, không chỉ lương mà hàng loạt phụ cấp khác của các đối tượng cán bộ, công chức, viên chức cũng tăng theo, trong đó có phụ cấp chức vụ. Theo quy định pháp luật hiện hành, phụ cấp chức vụ được tính như sau:

Trên đây là toàn bộ nội dung liên quan đến vấn đề Phụ cấp chức vụ là gì? Có đồng thời được hưởng phụ cấp chức vụ và phụ cấp kiêm nhiệm hay không?. Mọi thắc mắc liên quan tới nội dung bài viết, quý vị có thể liên hệ qua tổng đài tư vấn 1900 6557 để được giải đáp nhanh chóng nhất.

Video liên quan

Chủ Đề