Cách tính thâm niên vượt khung năm 2023

Phụ cấp thâm niên là khoản phụ cấp trả thêm cho người lao động làm việc lâu năm trong ngành. Với nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc sẽ được tính hưởng phụ cấp thâm niên.

Căn cứ Điều 4 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định như sau:

Nhà giáo tham gia giảng dạy, giáo dục có đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc đủ 5 năm [60 tháng] được tính hưởng phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có]. Từ năm thứ sáu trở đi, mỗi năm [đủ 12 tháng] được tính thêm 1%.

Phụ cấp thâm niên được tính trả cùng kỳ lương hàng tháng và được dùng để tính đóng, hưởng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp.

Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo chức danh nghề nghiệp viên chức cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] hiện hưởng x Mức lương cơ sở do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức [%] phụ cấp thâm niên được hưởng.

Bên cạnh đó, căn cứ Điều 2 Nghị định 77/2021/NĐ-CP quy định về đối tượng áp dụng:

Nghị định này áp dụng đối với nhà giáo đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập và các học viện, trường, trung tâm làm nhiệm vụ đào tạo, bồi dưỡng thuộc cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội [sau đây gọi chung là cơ sở giáo dục công lập] đã được chuyển, xếp lương theo Nghị định số 204/2004/NĐ-CP ngày 14 tháng 12 năm 2004 của Chính phủ về chế độ tiền lương đối với cán bộ, công chức, viên chức và lực lượng vũ trang, bao gồm:

Nhà giáo gồm viên chức chuyên ngành giáo dục, đào tạo [mang mã số có các ký tự đầu là V.07] và viên chức chuyên ngành giáo dục nghề nghiệp [mang mã số có các ký tự đầu là V.09] thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, giáo dục trong các cơ sở giáo dục công lập được Nhà nước cấp kinh phí hoạt động [bao gồm nguồn thu từ ngân sách nhà nước cấp và các nguồn thu sự nghiệp theo quy định của pháp luật].

Nhà giáo thuộc danh sách trả lương được cơ quan có thẩm quyền phê duyệt, đang giảng dạy, hướng dẫn thực hành, thí nghiệm tại các tàu huấn luyện, xưởng trường, trạm, trại, trung tâm thực hành, phòng thí nghiệm, phòng bộ môn của cơ sở giáo dục phổ thông, cơ sở giáo dục thường xuyên, cơ sở giáo dục nghề nghiệp, cơ sở giáo dục đại học công lập.

Các đối tượng không thuộc quy định tại Khoản 1 và khoản 2 Điều này mà giữ mã số có các ký tự đầu là V.07 và V.09 không thuộc đối tượng được hưởng phụ cấp thâm niên nhà giáo.

//laodong.vn/ban-doc/cach-tinh-muc-phu-cap-tham-nien-hang-thang-voi-nha-giao-1069947.ldo

LƯƠNG HẠNH [BÁO LAO ĐỘNG]

Đối tượng chỉ được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi đã đạt đến bậc cao nhất của khung lương cấp bậc hoặc chức vụ yên tâm làm việc tích luỹ và phát huy những kiến thức và kinh nghiệm công tác để tiếp tục làm tốt hơn nhiệm vụ, chức trách được giao. Vậy Cách tính thâm niên vượt khung? [2022] như thế nào? Mời quý bạn đọc cùng theo dõi bài viết dưới đây.

Cách tính thâm niên vượt khung? [2022]

Phụ cấp thâm niên là chế độ khuyến khích mà Nhà nước đưa ra cho cán bộ, công chức, viên chức khi trong quá trinh công tác tại đơn vị.

Đối tượng  được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi đã đạt đến bậc cao nhất của khung lương cấp bậc hoặc chức vụ yên tâm làm việc tích luỹ và phát huy những kiến thức và kinh nghiệm công tác để tiếp tục làm tốt hơn nhiệm vụ, chức trách được giao.

Phụ cấp thâm niên  áp dụng cho đối tượng là Cán bộ, công chức, viên chức xếp l­ương theo các bảng l­ương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ làm việc trong các cơ quan nhà nước từ Trung ­ương đến xã, phường, thị trấn và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, gồm: Cán bộ bầu cử trong các cơ quan nhà nước từ Trung ­ương đến quận, huyện, thị xã, thành phố thuộc tỉnh thuộc diện xếp l­ương theo ngạch, bậc công chức hành chính và hưởng phụ cấp chức vụ lãnh đạọ. Cán bộ, công chức, viên chức xếp l­ương theo bảng l­ương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ [bao gồm cả các chức danh chuyên môn, nghiệp vụ ngành Tòa án, ngành Kiểm sát và các chức danh lãnh đạo bổ nhiệm] làm việc trong các cơ quan nhà nước và trong các đơn vị sự nghiệp của Nhà nước, Công chức ở xã, phường, thị trấn.  Cán bộ, công chức, viên chức thuộc biên chế nhà nước và xếp l­ương theo bảng lương chuyên môn, nghiệp vụ, thừa hành, phục vụ do Nhà nước quy định được cử đến làm việc tại các hội, các tổ chức phi chính phủ, các dự án và các cơ quan, tổ chức quốc tế đặt tại Việt Nam.

Thâm niên vượt khung không áp dụng đối với đối tượng chuyên gia cao cấp, cán bộ giữ chức danh lãnh đạo thuộc diện hưởng l­ương theo bảng l­ương chức vụ đã được xếp l­ương theo nhiệm kỳ.

Cách tính thâm niên vượt khung? [2022]

2. Điều kiện hưởng phụ cấp thâm niên

Cán bộ, công chức, viên chức đã đạt đến bậc cao nhất của khung lương cấp bậc hoặc chức vụ thì được xét hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung khi có đủ điều kiện thời gian giữ bậc l­ương cuối cùng trong ngạch hoặc trong chức danh và đạt đủ tiêu chuẩn hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

– Điều kiện về thời gian được tính thời gian được hưởng chế độ thâm niên vượt khung như sau:

+ Căn cứ Điều 2 Nghị định 54/2011/NĐ-CP đối với chế độ phụ cấp thâm niên cho nhà giáo cần đáp ứng điều kiện thời gian giảng dạy, giáo dục đủ 5 năm[ 60 tháng].

+ Căn cứ Điều 3 Thông tư 224/2017/TT-BQP đối với sỹ quan, quân nhân chuyên nghiệp, công nhân quốc phòng, viên chức quốc phòng đang công tác, làm việc tại các cơ quan, đơn vi phải có thời gian phục vụ trong lực lượng thường trục của Quân đội cũng đủ 5 năm để được hưởng phụ cấp thâm niên vượt khung.

+ Các cán bộ, công chức, viên chức  khác để được hưởng chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung cần công tác đủ 5 năm tại đơn vi, cơ quan.

– Thời gian tính hưởng phụ cấp thâm niên bao gồm thời gian sau:

+ Thời gian công tác tại đơn vị

+ Thời gian hưởng phụ cấp thâm niên ở các ngành nghề khác được cộng dồn với thời gian trong cùng ngày nghề mình đang canh tác  để tính hưởng phụ cấp thâm niên.

+ Thời gian đi nghĩa vụ quân sự theo luật định mà trước khi đi nghĩa vụ quân sự đang được tính hưởng phụ cấp thâm niên nghề;

Theo quy định, thời gian này không bao gồm thời gian tập sự;  thời gian nghỉ việc riêng không hưởng lương liên tục từ 1 tháng trở lên; thời gian nghỉ ốm đau, thời gian thử việc; thời gian hợp đồng làm việc lần đầu; thai sản vượt quá thời hạn theo quy định của pháp luật về bảo hiểm xã hội; thời gian chấp hành hình phạt từ giam, thời gian đào ngũ; thời gian bị tạm đình chỉ công tác hoặc bị tạm giữ, tạm giam để phục vụ cho công tác điều tra, truy tố, xét xử; thời gian chấp hành hình phạt từ giam, thời gian đào ngũ.

3. Căn cứ để tính thời gian hưởng phụ cấp thâm niên

– Sổ Bảo hiểm xã hội;

– Quyết định hoàn thành nghĩa vụ quân sự ;

– Quyết  định bổ nhiệm ngạch hoặc quyết định tiếp nhận và phân công công tác hoặc quyết định công nhận hết thời gian tập sự;

– Quyết định điều động, phân công nhiệm vụ mới theo một trong các chức danh của chuyên ngành;

4. Cách tính mức phụ cấp thâm niên

Cách tính thâm niên vượt khung như sau:

Mức tiền phụ cấp thâm niên vượt khung = thời gian công tác đủ 5 năm thì được tính hưởng mức phụ cấp thâm niên bằng 5% mức lương hiện hưởng cộng phụ cấp chức vụ lãnh đạo và phụ cấp thâm niên vượt khung; sau đó cứ  mỗi năm [đủ 12 tháng] tăng thêm được tính thêm 1%.

Cách tính mức tiền phụ cấp thâm niên hàng tháng:

Mức tiền phụ cấp thâm niên = Hệ số lương theo ngạch, bậc cộng hệ số phụ cấp chức vụ lãnh đạo, phụ cấp thâm niên vượt khung [nếu có] hiện hưởng x Mức lương tối thiểu chung do Chính phủ quy định từng thời kỳ x Mức % phụ cấp thâm niên được hưởng

Lưu ý:

– Phụ cấp thâm niên vượt khung  được dùng để tính đóng, hưởng chế độ bảo hiểm xã hội.

– Trong trường hợp Nhà nước thực hiện điều chỉnh tiền lương tối thiểu chung thì cơ quan có trách nhiệm tổ chức, hướng dẫn, xét duyệt và tổng hợp báo cáo nhu cầu, nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên và thực hiện điều chỉnh mức lương tối thiểu chung hàng năm  gửi Bộ Tài chính xem xét, thẩm định theo quy định.

– Nguồn kinh phí thực hiện chế độ phụ cấp thâm niên vượt khung sử dụng từ nguồn thu hợp pháp của đơn vị và nguồn kinh phí do ngân sách nhà nước đảm bảo chi trả.

– Trong quá trình tính hệ số lương vượt khung cần phải kết hợp với hệ số lương theo ngạch, hệ số phụ cấp chức vụ, thâm niên vượt khung và mức lương tối thiểu. Phụ cấp thâm niên vượt khung được trả vào tiền lương hàng tháng của cán bộ, công chức, viên chức.

Tham khảo cách tính lương hưu đối với công chức nhà nước tại đây.

Trên đây là các nội dung giải đáp của chúng tôi về Cách tính thâm niên vượt khung? [2022]. Trong quá trình tìm hiểu, nếu như các bạn cần Công ty Luật ACC hướng dẫn các vấn đề liên quan đến các vấn đề pháp lý vui lòng liên hệ với chúng tôi qua các thông tin sau:

Hotline: 19003330

Zalo: 084 696 7979

Gmail: 

Website: accgroup.vn

✅ Dịch vụ thành lập công ty ⭕ ACC cung cấp dịch vụ thành lập công ty/ thành lập doanh nghiệp trọn vẹn chuyên nghiệp đến quý khách hàng toàn quốc
✅ Đăng ký giấy phép kinh doanh ⭐ Thủ tục bắt buộc phải thực hiện để cá nhân, tổ chức được phép tiến hành hoạt động kinh doanh của mình
✅ Dịch vụ ly hôn ⭕ Với nhiều năm kinh nghiệm trong lĩnh vực tư vấn ly hôn, chúng tôi tin tưởng rằng có thể hỗ trợ và giúp đỡ bạn
✅ Dịch vụ kế toán ⭐ Với trình độ chuyên môn rất cao về kế toán và thuế sẽ đảm bảo thực hiện báo cáo đúng quy định pháp luật
✅ Dịch vụ kiểm toán ⭕ Đảm bảo cung cấp chất lượng dịch vụ tốt và đưa ra những giải pháp cho doanh nghiệp để tối ưu hoạt động sản xuất kinh doanh hay các hoạt động khác
✅ Dịch vụ làm hộ chiếu ⭕ Giúp bạn rút ngắn thời gian nhận hộ chiếu, hỗ trợ khách hàng các dịch vụ liên quan và cam kết bảo mật thông tin

Bài Viết Liên Quan

Chủ Đề