Cách tính tiền làm thêm ngày lễ và nghỉ bù lễ

Cách tính lương cho người lao động khi người lao động đi làm vào ngày nghỉ hàng tuần, ngày nghỉ lễ tết, ngày nghỉ hàng tuần và ngày nghỉ lễ tết trùng nhau như thế nào? Người lao động phải làm gì để bảo vệ quyền lợi của mình. Legalzone xin giới thiệu về cách tính lương khi đi làm vào ngày lễ, tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần trong bài viết dưới đây. 

Quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm vào ngày lễ tết

Điều 97 Bộ luật lao động 2012 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm như sau:

“1. Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: 

a] Vào ngày thường, ít nhất bằng 150%;

b] Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;

c] Vào ngày nghỉ lễ, ngày nghỉ có hưởng lương, ít nhất bằng 300% chưa kể tiền lương ngày lễ, ngày nghỉ có hưởng lương đối với người lao động hưởng lương ngày.

….”

Điều 115 Bộ luật lao động 2012 quy định về ngày nghỉ lễ, tết như sau:

“1. Người lao động được nghỉ làm việc, hưởng nguyên lương trong những ngày lễ, tết sau đây:

a] Tết Dương lịch 01 ngày [ngày 01 tháng 01 dương lịch];

b] Tết Âm lịch 05 ngày;

c] Ngày Chiến thắng 01 ngày [ngày 30 tháng 4 dương lịch];

d] Ngày Quốc tế lao động 01 ngày [ngày 01 tháng 5 dương lịch];

đ] Ngày Quốc khánh 01 ngày [ngày 02 tháng 9 dương lịch];

e] Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương 01 ngày [ngày 10 tháng 3 âm lịch].

2. Lao động là công dân nước ngoài làm việc tại Việt Nam ngoài ngày nghỉ lễ theo quy định tại khoản 1 Điều này còn được nghỉ thêm 01 ngày Tết cổ truyền dân tộc và 01 ngày Quốc khánh của nước họ.

3. Nếu những ngày nghỉ theo quy định tại khoản 1 Điều này trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp.”

Như vậy, nếu một ngày nghỉ hàng tuần của công ty trùng với ngày nghỉ lễ, tết do đó theo quy định của Bộ luật lao động thì người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. 

Đối với tiền lương những ngày làm thêm vào ngày nghỉ hàng tuần

Với những ngày nghỉ hàng tuần không trùng với ngày nghỉ tết mà người lao động vẫn làm việc bình thường thì công ty bạn trả lương 200% cho ngày làm việc đó. Đối với ngày nghỉ hàng tuần trùng với ngày tết thì công ty bạn phải bố trí nghỉ bù cho người lao động vào ngày làm việc liền kề. Nếu người lao động không nghỉ bù mà vẫn đi làm vào ngày nghỉ bù đó thì công ty bạn phải chi trả 200% lương cho họ. Công ty bạn phải chi trả 200% tiền lương cho 3 ngày nghỉ hàng tuần cộng với 01 ngày nghỉ bù khi ngày nghỉ lễ tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần.

Đối với tiền lương những ngày đi làm vào 07 ngày lễ, tết

Theo quy định tại Điều 115 đã nêu trên, ngày nghỉ lễ, tết theo quy định của pháp luật tối đa chỉ được 05 ngày, do đó, nếu người lao động của công ty bạn đi làm vào những ngày nghỉ lễ, tết thì mức tiền làm thêm giờ vào ngày lễ tết được xác định là 05 ngày làm việc x 300% chưa kể tiền lương của ngày hôm đó.

Đối với hai ngày nghỉ lễ tết còn lại, nếu công ty bạn xác định 2 ngày nghỉ đó là ngày nghỉ hàng năm có hưởng nguyên lương và người lao động vẫn đi làm thì người lao động sẽ được hưởng 300% lương làm thêm giờ, chưa kể tiền lương của hai ngày hôm đó. Nếu hai ngày nghỉ lễ, tết này của công ty bạn rơi vào ngày nghỉ hàng tuần hoặc ngày nghỉ bù của ngày nghỉ hàng tuần thì công ty bạn chỉ phải trả 200% lương làm thêm giờ cho người lao động.

Trên đây là nội dung tư vấn về cách tính lương khi đi làm vào ngày lễ, tết trùng với ngày nghỉ hàng tuần. Liên hệ ngay với Legalzone để được tư vấn và hỗ trợ nhé. 

Mọi chi tiết xin vui lòng liên hệ

LEGALZONE COMPANY

Hotline tư vấn:  088.888.9366

Email:

Website: //legalzone.vn/

//thutucphapluat.vn/

Địa chỉ: Phòng 1603, Sảnh A3, Toà nhà Ecolife, 58 Tố Hữu, Trung Văn, Nam Từ Liêm, Hà Nội

———————————-

Tư vấn đầu tư nước ngoài/ Foreign investment consultantcy

Tư vấn doanh nghiệp/ Enterprises consultantcy

Tư vấn pháp lý/ Legal consultantcy

Fb Legalzone: //www.facebook.com/luatlegalzone.ltd

Ngày gửi: 07/08/2015 lúc 23:02:24

Công ty em được nghỉ lễ ngày 30/4 và 1/5/2016, Hai ngày này trúng vào ngày thứ 7 và chủ nhật nên được nghỉ bù thêm vào ngày thứ 2 tiếp [2/5/16]. Nhưng ngày thứ 2 [2/5] em phải đi làm. Vậy lương của ngày thứ 2 có được tính theo ngày lễ [400%] hay chỉ được 200% vì đó là ngày làm bù ngày lễ chứ không phải ngày lễ. Xin tư vấn giúp em ạ. Xin chân thành cảm ơn?

Hệ thống pháp luật Việt Nam [hethongphapluat.com] xin chân thành cảm ơn bạn đã tin tưởng gửi câu hỏi đến chúng tôi. Sau khi nghiên cứu, đối chiếu với quy định của pháp luật hiện hành, chúng tôi xin đưa ra câu trả lời có tính chất tham khảo như sau:

1. Căn cứ pháp lý

– Bộ Luật lao động 2012;

– Nghị định 05/2015/NĐ- CP.

2. Luật sư tư vấn:

Trước hết, theo Khoản 3 Điều 115 Bộ Luật lao động 2012 nếu ngày nghỉ lễ trùng vào ngày nghỉ hằng tuần, thì người lao động được nghỉ bù vào ngày kế tiếp. Theo đó, nếu ngày nghỉ lễ rơi vào thứ 7, chủ nhật [là ngày nghỉ hằng tuần] thì người lao động tại đơn vị sẽ được nghỉ bù vào thứ 2 và thứ 3. Trong trường hợp này, thứ 2 và thứ 3 sẽ được xem là ngày nghỉ hàng tuần. Theo thông tin bạn cung cấp thì anh chỉ được nghỉ bù ngày thứ 2 tức là công ty bạn có làm việc vào ngày thứ 7.

Việc tính lương cho người lao động trong trường hợp người lao động đi làm vào ngày nghỉ bù được xác định như sau:

Theo quy định này, bạn làm việc vào ngày thứ 2 [ngày nghỉ bù ngày lễ] thì sẽ được trả lương làm thêm giờ vào ngày nghỉ hằng tuần.

Điều 97 Bộ luật Lao động năm 2012 quy định về tiền lương làm thêm giờ, làm việc vào ban đêm quy định như sau:

 “1.Người lao động làm thêm giờ được trả lương tính theo đơn giá tiền lương hoặc tiền lương theo công việc đang làm như sau: ….

b] Vào ngày nghỉ hằng tuần, ít nhất bằng 200%;”

Theo quy định này, thì người lao động làm thêm giờ vào ngày nghỉ hàng tuần được trả lương ít nhất là 200% tiền lương theo công việc đang làm. Tức là, bạn làm vào ngày nghỉ bù của ngày nghỉ lễ 30/4 và mùng 1/5 thì tiền lương của bạn có thể được tính bằng tiền lương theo công việc bạn đang làm + ít nhất là 200% tiền lương theo công việc đó.

Trên đây là câu trả lời của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam liên quan đến yêu cầu câu hỏi của bạn. Hy vọng câu trả lời của chúng tôi sẽ hữu ích cho bạn.

Nếu có bất cứ vướng mắc gì về pháp lý mời bạn tiếp tục đặt câu hỏi. Chúng tôi luôn sẵn sàng giải đáp.

Trân trọng cảm ơn.

BBT.Hệ Thống Pháp Luật Việt nam

Lưu ý: Nội dung tư vấn của Hệ Thống Pháp Luật Việt Nam trên đây chỉ mang tính tham khảo. Tùy vào từng thời điểm và đối tượng khác nhau mà nội dung tư vấn trên có thể sẽ không còn phù hợp do sự thay đổi của chính sách hay quy định mới của pháp luật.

Tuỳ vào thuộc vào tính chất của từng công việc mà người lao động được bố trí, sắp xếp lịch làm việc khác nhau. Có nhiều trường hợp phải làm việc vào ngày nghỉ, lễ tết. Để đảm bảo quyền lợi cho người lao động, pháp luật lao động đã quy định rõ về chế định nghỉ bù cho người lao động. Sau đây là một số nội dung về chế độ nghỉ bù mà Công ty TNHH Luật Everest lưu ý tới bạn đọc.

Để có đáp án nhanh nhất trong lĩnh vực pháp luật lao động gọi Tổng đài tư vấn pháp luật [24/7]: 1900 6198

Nghỉ bù là gì?

Theo Bộ luật Lao động năm 2019, trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động phải bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày. Ngoài ra nếu như ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp với ngày nghỉ lễ đó.

Như vậy, chế độ nghỉ bù của người lao động có hai dạng: nghỉ bù sau khi làm thêm giờ và nghỉ bù ngày lễ.

Theo đó, có thể hiểu đơn giản nghỉ bù là một chế độ nghỉ ngơi của người lao động, trong đó người lao động sẽ được nghỉ bù trong một khoảng thời gian nhất định sau khi làm thêm giờ hoặc trong trường hợp ngày nghỉ lễ trùng với ngày nghỉ hằng tuần.

Nghỉ bù có được trả lương không?

Hiện nay, pháp luật lao động không có quy định về việc nghỉ bù sẽ được trả lương. Ngày nghỉ bù là ngày nghỉ không hưởng lương. Ví dụ: Ngày Tết dương lịch trùng vào ngày chủ nhật, người lao động sẽ được nghỉ bù vào ngày thứ 2, vốn dĩ ngày chủ nhật thường sẽ là ngày nghỉ không hưởng lương, chính vì vậy, ngày nghỉ bù là ngày thứ 2 người lao động không được hưởng lương là hợp lý. Bên sử dụng lao động không có trách nhiệm phải trả lương cho người lao động nếu người lao động không đi làm vào ngày này.

Ngược lại, nếu như người lao động đi làm vào ngày nghỉ bù ngày lễ, lương sẽ được tính theo quy định điểm b Khoản 1 Điều 98 Bộ luật Lao động năm 2019, ít nhất 200% mức tiền lương thực trả theo công việc đang làm.

Để biết thêm về cách tính lương khi làm thêm ngày lễ và ngày nghỉ bù, xem tại đây

Nghỉ bù sau khi làm thêm giờ

Khoản 1 Điều 107 của Bộ luật Lao động năm 2019 quy định: Thời gian làm thêm giờ là khoảng thời gian làm việc ngoài thời giờ làm việc bình thường theo quy định của pháp luật, thỏa ước lao động tập thể hoặc nội quy lao động.

Khoản 1 Điều 111 của Bộ luật Lao động năm 2019: Mỗi tuần, người lao động được nghỉ ít nhất 24 giờ liên tục. Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao động không thể nghỉ hằng tuần thì người sử dụng lao động có trách nhiệm bảo đảm cho người lao động được nghỉ tính bình quân 01 tháng ít nhất 04 ngày.

Để đảm bảo cho người lao động có đủ sức khoẻ, tinh thần để thực hiện tốt công việc, Bộ luật Lao động quy định về thời gian nghỉ ngơi của người lao động. Trong đó bắt buộc phải đảm bảo ít nhất được nghỉ 24 giờ liên tục. Tuỳ vào tính chất của từng công việc, người sử dụng lao động phải biết bố trí, sắp xếp thời gian làm thêm, nghỉ ngơi của người lao động sao cho hợp lý. Người lao động sau khi làm thêm trong một thời gian dài liên tục thì phải có thời gian được nghỉ bù để đảm bảo sức khoẻ. Việc bố trí cho người lao động nghỉ bù sau khi làm thêm giờ là để bù vào số thời gian người lao động phải làm thêm giờ mà không được nghỉ. Phụ thuộc vào thời gian làm thêm giờ của người lao động, bên sử dụng lao động sẽ bố trí thời gian nghỉ bù phù hợp với thời gian làm thêm, vẫn phải đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

Ví dụ: nếu người lao động làm thêm 04 giờ thì sẽ được tính 04 giờ nghỉ bù.

Để hiểu thêm về chế độ nghỉ ngơi của người lao động, vui lòng xem thêm bài viết này.

Nghỉ bù ngày lễ

Theo quy định tại Khoản 3 Điều 111 Bộ luật Lao động năm 2019 thì nếu như ngày nghỉ hằng tuần trùng với ngày nghỉ lễ, tết [Như Quốc khánh 2/9, Tết dương lịch, Ngày Chiến Thắng,…] thì người lao động được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp với ngày nghỉ lễ đó.

Theo đó, có thể hiểu nghỉ bù ngày lễ là một chế độ nghỉ ngơi của người lao động, trong đó người lao động sẽ được nghỉ bù ngày nghỉ hằng tuần vào ngày làm việc kế tiếp của ngày nghỉ lễ nếu như ngày nghỉ lễ đó trùng với ngày nghỉ hằng tuần.

Ví dụ: Ngày Giỗ Tổ Hùng Vương [mùng 10 tháng 3 âm lịch] trùng vào ngày chủ nhật, người lao động sẽ được nghỉ thêm 01 ngày kế tiếp là ngày thứ hai. .

Trong trường hợp người lao động làm thêm giờ vào ngày lễ tết, người lao động sẽ được hưởng 300% lương chưa kể tiền lương của ngày nghỉ lễ tết đó [theo điểm c Khoản 1 Điều 98 Bộ luật lao động năm 2019]. Còn nếu làm thêm giờ vào ngày nghỉ bù của ngày lễ tết đó thì sẽ được tính theo lương của ngày nghỉ hằng tuần [tuỳ theo hợp đồng lao động, quy chế của doanh nghiệp, thoả ước lao động tập thể,…]

Để tìm hiểu thêm về pháp luật lao động, truy cập trang chủ Luật Lao động

Khuyến nghị của Công ty Luật TNHH Everest:

  1. Bài viết trong lĩnh vực pháp luật doanh nghiệp được luật sư, chuyên gia của Công ty Luật TNHH Everest thực hiện nhằm mục đích nghiên cứu khoa học hoặc phổ biến kiến thức pháp luật, hoàn toàn không nhằm mục đích thương mại.
  2. Bài viết có sử dụng những kiến thức hoặc ý kiến của các chuyên gia được trích dẫn từ nguồn đáng tin cậy. Tại thời điểm trích dẫn những nội dung này, chúng tôi đồng ý với quan điểm của tác giả. Tuy nhiên, quý Vị chỉ nên coi đây là những thông tin tham khảo, bởi nó có thể chỉ là quan điểm cá nhân người viết.
  3. Trường hợp cần giải đáp thắc mắc về vấn đề có liên quan, hoặc cần ý kiến pháp lý cho vụ việc cụ thể, Quý vị vui lòng liên hệ với chuyên gia, luật sư của Công ty Luật TNHH Everest qua Tổng đài tư vấn pháp luật 1900 6198, E-mail: 

Video liên quan

Chủ Đề