Cách tra dầu cho quạt máy

Thiết bị quạt khi sử dụng trong thời gian dài sẽ dẫn đến tình trạng hư hỏng và không thể chạy êm, mượt như mới. Việc vệ sinh và tra dầu cho quạt đúng cách chính là bí quyết để động cơ quạt chạy bền hơn. Cùng Mecsu tìm hiểu cách tra dầu vào quạt cụ thể dưới đây nhé!

Đầu tiên nên xác định vị trí để tra dầu vào quạt, nó nằm ở trục quay phía trước quạt, ngay sau cánh quạt thì bạn thực hiện tháo lồng trước và tháo cánh quạt là có thể tra được dầu.

Cách tra dầu cho quạt cụ thể thì bạn bạn dùng tua vít vặn 4 cạnh tháo vỏ bảo vệ trục của quạt, tháo cục bê tông và tháo 2 cạnh phần cục sắt bảo vệ. Tiếp đến, bạn thực hiện tháo cục trụ quay và tháo rời từng phần của trục ra để thực hiện bước tiếp theo.

Cuối cùng bạn sẽ tra dầu vào quạt và thực hiện lắp các bộ phận khác của quạt lại với nhau. Hãy đảm bảo lau sạch các vết dầu bị dính ra các bộ phận khác của quạt nhé!

Trước khi tháo hay vệ sinh thì việc cần làm là rút thiết bị ra khỏi nguồn điện, mang chúng ra khu vực rộng rãi để vệ sinh và bảo quản tốt nhất.

Các bước bảo dưỡng quạt điện cụ thể như sau:

  • Tiến hành tháo rời lồng quạt và cánh quạt theo thứ tự. Lấy khăn ẩm kèm xà phòng lau cánh quạt hoặc rửa bằng xà phòng, sau đó sử dụng khăn khô để lau lại.
  • Để vệ sinh các bộ phận bên trong của quạt thì ta tiến hành tháo ổ trục, hộp bánh răng sau của quạt và dùng khăn để lau sạch, tra dầu mỡ, chú ý tra dẩu vào các bộ phận chuyển động để đảm bảo thiết bị hoạt động trơn tru.

Bên cạnh việc thực hiện các cách tra dầu vào quạt đúng chuẩn, thì việc bảo dưỡng quạt cần phải tuân theo một số lưu ý quan trọng.

  • Không nên để nước tràn vào bên trong các linh kiện điện tử.
  • Đối với quạt trần thì cần dùng chổi để quét lớp bụi bám ở cánh và dùng khăn mềm lau đi.
  • Sau khi thực hiện vệ sinh xong bạn mở nắp bánh răng ở mặt sau, mở nắp có gắn đệm trục để lau sạch để tra dầu. Sau đó nhỏ vài giọt dầu máy vào bạc quạt. Trước khi khởi động thiết bị hãy kiểm tra trục quay đã trơn tru chưa nhé.
  • Cuối cùng lắp lại các phụ kiện cho quạt và bật quạt khởi động để so sánh tốc độ quạt sau khi bảo dưỡng.

Cách tra dầu vào quạt điện tuy đơn giản nhưng người thực hiện cần tuân thủ theo một số nguyên tắc về hoạt động – Bảo dưỡng để quạt hoạt động với công suất tốt nhất vào bảo quản quạt bền bỉ theo thời gian.

Việc tra dầu vào quạt có thực sự cần thiết hay không? Theo một thời gian dài sử dụng thì quạt sẽ bị bám bụi và hoạt động với tốc độ yếu hơn bình thường. Chính vì thế tra dầu vào máy là một giải pháp tối ưu để quạt quay mạnh hơn.

Bên cạnh đó thì việc tra dầu cho quạt điện là một cách bảo dưỡng động cơ quạt tốt nhất, giúp quạt nhẹ hơn, thời gian sử dụng lâu hơn.

Đa số các loại quạt điện đều được các nhà sản xuất tra dầu đầy đủ để có thể vận hành tốt nhất, chính vì thế khoảng từ 1 – 2 năm đầu bạn không cần tra dầu. Ngoài ra thì tùy thời gian sử dụng quạt mà bạn điều chỉnh thời gian tra dầu cho thiết bị.

Nếu quạt được hoạt động với tần suất nhiều hay trong môi trường nhiều bụi bẩn thì tốt nhất bạn nên vệ sinh định kỳ 1 – 2 tháng/lần, để tránh tình trạng hư hỏng động cơ. Đồng thời bạn sẽ phải tra dầu thường xuyên hơn khoảng 6 tháng/lần.

Còn trong điều kiện sử dụng bình thường thì bạn nên tra dầu khoảng 1 – 2 năm.

Việc chọn dầu để tra vào quạt không quá khó, bạn chỉ cần tuân theo theo các tiêu chí chọn dầu như sau:

  • Ưu tiên sử dụng loại dầu không có bụi bẩn như: Dầu luyn xe máy chưa qua sử dụng, dầu máy may…
  • Dầu đảm bảo có độ nhớt cao.

Sau khi đã tìm hiểu cách tra dầu vào quạt thì bạn nên tìm hiểu về cách để giữ dầu tra sử dụng được trong thời gian lâu nhất. Một số lưu ý quan trọng:

  • Vệ sinh quạt thường xuyên: Khoảng 1 – 2 tháng/lần [Trong điều kiện sử dụng bình thường].
  • Sử dụng quạt hợp lý, đúng cách: Bạn nên bật quạt ở chế độ vừa phải. Bạn có thể sử dụng chai xịt để loại bỏ bụi bẩn bám trên công tắc quạt. Đồng thời thường xuyên kiểm tra dây điện để đảm bảo an toàn nhất.
  • Bảo dưỡng định kỳ: Đảm bảo động cơ máy bền bỉ, hoạt động ổn định. Nhỏ vài giọt dầu máy vào bạc quạt, từ từ quay nhẹ cốt để dầu thấm và thiết bị hoạt động tốt hơn.

⏭️ Mời anh em đọc thêm nhiều bài viết khác:

Hy vọng với một số thông tin về cách tra dầu vào quạt sẽ giúp bạn đọc có thêm kiến thức về việc tra dầu, bảo dưỡng, sử dụng quạt đúng cách để thiết bị hoạt động trơn tru và bền bỉ. Theo dõi Mecsu để cập nhật thêm nhiều thông tin bổ ích nhé.

MecsuHow

Khi quạt chạy chậm hay có tiếng kêu rít trong động cơ, chúng ta thường có hành động tra dầu vào quạt. Tại sao cần tra dầu cho quạt, cách tra dầu vào quạt chi tiết như thế nào? Hãy cùng META tìm hiểu cặn kẽ trong bài viết dưới đây nhé!

Cách tra dầu cho quạt 

Tại sao cần tra dầu cho quạt?

Sau một thời gian hoạt động, bụi bẩn trong không khí thường bám vào các bộ phận của quạt trong đó có động cơ. Điều này khiến quạt có thể chạy chậm hơn, đồng thời thi thoảng phát ra những tiếng kêu ở bên trong. Để giải quyết vấn đề này, chúng ta cần tra dầu bôi trơn quạt.

Tra dầu cho quạt giúp quạt chạy êm hơn, nhanh và mạnh hơn, đồng thời tăng độ bền sử dụng của thiết bị. Đây chính là một cách để bảo dưỡng động cơ quạt điện.

Cần tra dầu cho loại quạt nào?

Trên thực tế, không phải loại quạt nào cùng cần tra dầu thường xuyên, chúng còn phụ thuộc vào kiểu động cơ truyền động của quạt điện.

Cấu tạo bạc đạn

Động cơ bạc đạn được cấu tạo bởi các ổ trượt và vòng bi [bạc đạn] để tạo thành lớp ma sát lăn. Nhà sản xuất sẽ nghiên cứu kĩ lưỡng và tính toán lượng dầu mỡ, bôi trơn đáp ứng được hoạt động hết vòng đời của bạc đạn rồi tra sẵn. Vậy nên, nếu bạn lắp và sử dụng quạt động cơ bạc đạn đúng như khuyến cáo của nhà sản xuất thì không cần phải thay thế hay tra thêm dầu mỡ, bôi trơn.

Trái lại, bạn sẽ phải chú ý tra, thay dầu định kì hàng năm nếu chiếc quạt của gia đình đang sử dụng động cơ bạc thau, nếu không quạt sẽ bị bó kẹt, có tiếng kêu khó chịu và nghiêm trọng hơn là cháy khét động cơ. Ở các đầu trục của quạt bạc thau sẽ có miếng mút làm nhiệm vụ giữ dầu nhớt bôi trơn và là nơi để bạn dễ dàng tra thêm dầu.

Dầu tra quạt nên dùng loại nào?

Dầu bôi trơn quạt có thể kiếm khá dễ. Có hai loại thường được dùng để tra quạt là dầu luyn và dầu máy may [dầu máy khâu].

 Loại dầu tra quạt nên dùng

Về dầu luyn xe máy là loại dầu có độ nhớt cao, đủ yêu cầu để trục quay quạt hoạt động trơn tru. Nếu không có dầu luyn mới thì có thể dùng tạm dầu luyn đã qua sử dụng. Tuy nhiên, dầu này mặc dù giúp quạt chạy êm hơn ở thời gian đầu nhưng về sau có thể ảnh hưởng đến chất lượng động cơ do dầu đã qua sử dụng thực chất là dầu thải, dầu đã có bụi bẩn.

Ngoài ra, dầu máy khâu cũng là được nhiều người sử dụng để tra dầu cho quạt. Loại này có thể cải thiện một phần vấn đề quạt kêu rít, chạy chậm nhưng chỉ hiệu quả trong thời gian ngắn do độ nhớt của dầu máy may thấp.

Vì vậy, loại dầu tra quạt được sử dụng nhiều nhất vẫn là dầu luyn mới chưa qua sử dụng.

Hướng dẫn tra dầu vào quạt chi tiết

Sau đây là hướng dẫn chi tiết cách tra dầu vào quạt để quạt chạy nhanh và bền hơn.

Bước 1: Tháo cánh quạt và xác định vị trí cần tra dầu.

  • Tháo lồng quạt, tiếp đó tháo cánh quạt, bạn sẽ nhìn thấy trục quay của quạt ở ngay chính giữa. Đó chính là vị trí cần tra dầu quạt.

Lưu ý: Không cần tháo hẳn phần động cơ bên trong.

Tháo lồng quạt, cánh quạt

Bước 2: Tra dầu vào quạt

  • Nhỏ 3 - 5 giọt dầu vào vị trí trục quạt. Không cần cho nhiều dầu, vừa lãng phí vừa khiến dầu chảy ra dây đồng phía sâu bên trong có thể gây cháy, chập khi quạt hoạt động.
  • Trước đó, bạn nên cho dầu từ chai/lọ to vào lọ nhỏ [có thể sử dụng lọ thuốc tra mắt]. Điều này giúp bạn nhỏ dầu vào quạt dễ dàng hơn, kiểm soát được lượng dầu tra vào.

Nhỏ dầu vào trục quạt

Bước 3: Lau chùi, lắp lại quạt

Sau khi tra dầu xong, bạn kết hợp lau chùi cánh quạt, lồng quạt cho sạch sẽ rồi lắp lại các bộ phận. Như vậy là đã hoàn tất cách tra dầu vào quạt điện.

Lắp lại các bộ phận quạt

Sau bao lâu thì nên tra dầu cho quạt? Thông thường, sau khoảng 12 tháng chúng ta nên tra dầu cho quạt một lần. Nếu ở những địa điểm có nhiều bụi hơn thì có thể tra dầu vào quạt sau 4 - 6 tháng. Ngoài tra dầu, bạn nên kết hợp lau chùi các bộ phận để quạt bền hơn, sáng hơn.

Trên đây là hướng dẫn chi tiết cách tra dầu vào quạt điện. Hãy theo dõi META để biết thêm nhiều kiến thức bổ ích nhé!

>> Có thể bạn quan tâm:

Video liên quan

Chủ Đề