Cách trị đau nửa đầu bên trái

Đau nửa đầu bên trái là triệu chứng bệnh rất phổ biến, nhất là ở người trẻ. Hầu hết tình trạng này là tự phát không phải do chấn thương hay bệnh lý tiềm ẩn, tuy nhiên vẫn cần xác định nguyên nhân và can thiệp để tránh ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe.

1. Đau nửa đầu bên trái do những nguyên nhân nào?

Đau nửa đầu bên trái thường xuất hiện do những nguyên nhân nguyên phát như căng thẳng, đau đầu cụm hay đau nửa đầu migraine. Một số ít trường hợp có thể do chấn thương, nhiễm trùng, bệnh lý mạch máu, thần kinh, viêm xoang, ảnh hưởng của thuốc điều trị hoặc biến chứng của bệnh mạch máu.

Đau nửa đầu bên trái thường do các nguyên nhân nguyên phát

Triệu chứng bệnh đi kèm với đau nửa đầu bên trái do những nguyên nhân khác nhau là khác nhau, cụ thể như sau:

1.1. Đau nửa đầu Migraine

Đau nửa đầu Migraine là nguyên nhân phổ biến gây đau nửa đầu bên trái, tỉ lệ gặp phải ở nữ giới nhiều hơn nam giới. Cơn đau đầu bên trái người bệnh gặp phải là cơn đau dữ dội, cảm giác như mạch máu giật mạnh trong đầu, đau tập trung ở vùng xung quanh mắt hay thái dương bên trái rồi lan rộng ra.

Các triệu chứng đi kèm với đau nửa đầu bên trái Migraine gồm:

  • Thay đổi thị giác, thường bị nhìn mờ.

  • Chóng mặt.

  • Buồn nôn và nôn mửa.

  • Cảm giác tê, ngứa râm ran ở mặt và tay chân.

  • Cảm giác nhạy cảm với âm thanh, ánh sáng, mùi hương hoặc khi chạm nhẹ vào đầu.

Cơn đau nửa đầu bên trái Migraine thường kéo dài từ 4 - 72 giờ, cơn đau khiến người bệnh muốn nằm nghỉ ngơi trong phòng tối hoặc không gian tối hoàn toàn để cảm thấy dễ chịu hơn. Hiện nay, các nhà khoa học vẫn chưa tìm được nguyên nhân nhưng đã xác định được 2 yếu tố liên quan chính là môi trường và di truyền.

Đau nửa đầu Migraine là nguyên nhân phổ biến gây đau nửa đầu bên trái

Các yếu tố có thể gây kích hoạt cơn đau nửa đầu Migraine gồm: thay đổi nội tiết tố, căng thẳng, tiếng ồn lớn và kéo dài, mùi hương nồng, một số thực phẩm kích thích như rượu bia, do ngủ quá nhiều hoặc quá ít,...

1.2. Do căng thẳng

Đau nửa đầu do căng thẳng rất phổ biến, chiếm đến khoảng 42% nguyên nhân của những cơn đau đầu mà người dân toàn thế giới gặp phải và triệu chứng của bệnh thường ít nghiêm trọng hơn so với đau nửa đầu Migraine.

Các triệu chứng của bệnh điển hình là:

  • Căng cơ ở cổ và vai.

  • Đau nửa đầu nặng hơn về phía cuối ngày.

  • Cơn đau có thể giảm bớt khi nghỉ ngơi, có hoạt động giải trí giảm căng thẳng.

  • Cơn đau xuất hiện bắt đầu từ sau hốc mắt, sau đó lan ra trước trán hoặc ra phía sau đầu.

1.3. Do đau đầu cụm

Một nguyên nhân phổ biến khác gây đau nửa đầu bên trái là do đau đầu cụm, triệu chứng đau vô cùng nghiêm trọng và thường chỉ xảy ra cố định ở một vị trí vùng đầu. Nam giới có tỉ lệ mắc đau nửa đầu bên trái do đau đầu cụm cao hơn nhiều so với nữ giới, chiếm tới khoảng 80%.

Nam giới là đối tượng dễ mắc đau đầu cụm

Đặc điểm đau nửa đầu bên trái do đau đầu cụm như sau:

  • Đau ở sau một bên mắt, trán hoặc thái dương.

  • Cơn đau thường khởi phát vào ban đêm, kể cả sau khi ngủ 1 - 2 giờ.

  • Cơn đau dữ dội nhất khoảng 5 - 10 phút kể từ khi khởi phát, đau kéo dài từ 30 - 60 phút.

  • Cơn đau giảm đi nhưng vẫn thường âm ỉ kéo dài đến 3 giờ.

Đau đầu cụm ngoài gây triệu chứng đau nửa đầu đặc trưng còn gây một số triệu chứng khác như: sụp mi mắt, nghẹt mũi, chảy nước mũi, mặt đỏ bừng, đổ mồ hôi,... Nguyên nhân chính xác gây đau đầu cụm vẫn chưa được xác định, song các nhà khoa học cho rằng có liên quan đến tổn thương mạch máu và dây thần kinh vùng dưới đồi.

1.4. Do các vấn đề sức khỏe tiềm ẩn khác

Một số ít trường hợp đau đầu bên trái không phải do nguyên phát mà là dấu hiệu của các bệnh lý nguy hiểm như:

  • Viêm động mạch thái dương: do hệ miễn dịch bị rối loạn, tự tấn công làm tổn thương mạch máu bên trong đầu. Khi đó, người bệnh sẽ có triệu chứng đau nửa đầu trái rất dữ dội từ 1 - 5 phút, sau đó mất thị lực đột ngột, điều trị không tốt có thể gây mất thị lực vĩnh viễn.

  • Phình động mạch não: khi vị trí nào đó trong mạch máu não bị suy yếu và vỡ ra, gây đau đột ngột như sét đánh, người bệnh dễ bị yếu, liệt một bên cơ thể.

Cẩn thận đau nửa đầu do chứng phình động mạch não

Việc xác định nguyên nhân gây đau nửa đầu bên trái là rất quan trọng để có thể điều trị nhanh chóng và hiệu quả, vừa giảm nhanh chứng đau đầu vừa hạn chế biến chứng nặng có thể gặp phải.

2. Điều trị và phòng ngừa đau nửa đầu bên trái

Để giảm bớt tình trạng đau đầu, bệnh nhân có thể sử dụng các thuốc giảm đau như paracetamol, ibuprofen, aspirin,... Nếu cơn đau nghiêm trọng đi kèm các triệu chứng khác, người bệnh có thể phải được can thiệp cấp cứu, giảm đau nhanh bằng thuốc giãn cơ, thuốc giảm đau. Riêng trường hợp đau đầu cụm sẽ cần điều trị bằng liệu trình thở oxy cao áp.

Để giảm nhẹ, kiểm soát tốt hơn tình trạng đau nửa đầu bên trái, bạn có thể tham khảo một số phương pháp sau:

  • Thư giãn: bằng cách tắm trong bồn nước ấm, tập hít thở sâu, tập yoga,... để tinh thần và cơ thể thoải mái, giảm căng thẳng mệt mỏi, từ đó giảm nhẹ cơn đau hoặc ngăn ngừa đau đầu do căng thẳng, đau nửa đầu Migraine,...

  • Hạn chế các chất gây kích thích đau đầu như cà phê, rượu, phô mai, caffein,...

Nên hạn chế dùng chất kích thích khi bị đau nửa đầu

Nếu nghi ngờ đau nửa đầu bên trái do nguyên nhân bệnh lý nghiêm trọng do xuất hiện thường xuyên cùng các dấu hiệu bất thường khác, hãy đi khám bác sĩ để được chẩn đoán chính xác, từ đó có hướng điều trị phù hợp.

Nếu cần hỗ trợ thêm hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.

Bài viết được tư vấn chuyên môn bởi Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh An Thiên - Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng.

Đau nửa đầu là dấu hiệu cảnh báo bạn đang gặp các vấn đề về hệ thần kinh, tuần hoàn máu, não bộ. Tình trạng này xảy ra thường xuyên và kéo dài không chỉ ảnh hưởng đến sức khỏe người bệnh mà còn dẫn đến các biến chứng nguy hiểm.

Bệnh lý đau nửa đầu hay còn gọi là bệnh đau nửa đầu Migraine sẽ khiến người bệnh thấy đau nửa đầu không cố định hoặc đôi lúc đau cả hai bên, kèm theo các triệu chứng mạch đập. Tiền tình trạng đau nửa đầu, người bệnh sẽ có các biểu hiện về thị giác bị nhòe, ruồi bay, buồn nôn, mạch đập ở vùng thái dương. Tùy vào mức độ mà người bệnh có thể có đau vừa hoặc đau dữ dội, cơn đau tăng dần, thậm chí kèm theo các triệu chứng buồn nôn, sợ ánh sáng, sợ tiếng động, căng thẳng.

Đau nửa đầu xảy ra do nhiều nguyên nhân ở vị trí nửa đầu trái, hoặc đau nửa đầu phải. Cơn đau đầu này có thể do một số nguyên nhân điển hình sau gây ra:

  • Đau nửa đầu xảy ra do các dây thần kinh não bị rối loạn, mạch máu não nửa đầu đau bị co giãn một cách bất thường, gây các cơn đau đột ngột và âm ỉ ở nửa đầu
  • Cơn đau đầu dữ dội xuất hiện khi các chất dẫn truyền Serotonin bị phóng thích, đào thải đột ngột và gặp các yếu tố kích thích như mất ngủ, sử dụng chất kích thích, stress, thay đổi hormone...
  • Do nội tiết tố biến động thay đổi ở phụ nữ trong độ tuổi 30-50 thường hay đối mặt với các căng thẳng...
  • Do di truyền từ cha mẹ sang con....

Stress là yếu tố dẫn đến đau nửa đầu

Với tình trạng đau nửa đầu, đa số người bệnh đều bị đau nửa đầu bên trái. Tình trạng đau kéo dài, thường xuyên dễ bị chẩn đoán nguyên nhân đau đầu do viêm xoang và có thể dẫn đến điều trị không đúng bệnh. Người bị cơn đau nửa đầu trái hành hạ để lâu sẽ gây ra các hậu quả nguy hiểm cho sức khỏe như suy giảm trí nhớ, khó tập trung, trầm cảm thậm chí là đột quỵ. Một số trường hợp còn có biến chứng suy thoái võng mạc, mất thị lực và mù vĩnh viễn.

Nếu không được điều trị sớm thì Migraine đau nửa đầu còn gây ra biến chứng mãn tính, gây nhồi máu não, co giật ở người bệnh Migraine.

Cần điều trị đau nửa đầu sớm để hạn chế biến chứng

Hiện nay để điều trị đau nửa đầu, người bệnh có thể điều trị các cơn đau cấp và điều trị dự phòng. Người bệnh nên chủ động tìm đến bác sĩ để được khám, tư vấn điều trị đúng cách thay vì tự dùng thuốc giảm đau. Bởi các bác sĩ cho biết sử dụng các loại thuốc giảm đau nhiều trong thời gian dài có thể gây ra nhiều tác dụng phụ như ảnh hưởng đến chức năng tiêu hóa, chức năng gan, thận, gây huyết áp cao...

Bên cạnh đó, người bệnh cần áp dụng các biện pháp sau giúp giảm đau, giảm tần suất cơn đau nửa đầu xuất hiện:

  • Nghỉ ngơi, ngủ đủ giấc, massage
  • Sử dụng các loại trà gừng, trà hoa cúc giúp giảm cảm giác đau
  • Thay đổi thói quen sinh hoạt
  • Tránh xa, hạn chế các chất kích thích
  • Có chế độ ăn uống khoa học, đủ chất
  • Vận động thể dục thể thao thường xuyên bằng các bài tập nhẹ nhàng như yoga, thiền, đi bộ...
  • Sử dụng thuốc điều trị theo đúng chỉ định của bác sĩ

Khoa Khám bệnh & Nội khoa - Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Vinmec Đà Nẵng với đội ngũ bác sĩ giàu kinh nghiệm về các lĩnh vực chuyên sâu như: Thần kinh - Đột quỵ, tim mạch, nội tiết, tiêu hóa, hô hấp... Bệnh nhân điều trị đau nửa đầu tại Vinmec Đà Nẵng sẽ được thăm khám bởi đội ngũ bác sĩ có chuyên môn Thần kinh bao gồm: Thạc sĩ, Bác sĩ Lê Dương Tiến, Thạc sĩ, Bác sĩ Bùi Ngọc Phương Hoài, Bác sĩ CKII Lê Nghiêm Bảo, Thạc sĩ, Bác sĩ Huỳnh An Thiên...

Khi có những dấu hiệu đau nửa đầu thường xuyên, kéo dài, Quý khách có thể đến Khoa Khám bệnh & Nội khoa, Bệnh viện Vinmec Đà Nẵng để được thăm khám và điều trị kịp thời.

Để được tư vấn trực tiếp, Quý Khách vui lòng bấm số 1900 232 389 [phím 0 để gọi Vinmec] hoặc đăng ký lịch khám tại viện TẠI ĐÂY. Nếu có nhu cầu tư vấn sức khỏe từ xa cùng bác sĩ Vinmec, quý khách đặt lịch tư vấn TẠI ĐÂY. Tải ứng dụng độc quyền MyVinmec để đặt lịch nhanh hơn, theo dõi lịch tiện lợi hơn

Đau nửa đầu kéo dài có nguy hiểm?

XEM THÊM:

Video liên quan

Chủ Đề