Cách trị mụn trứng cá mủ


Mụn trứng cá là một bệnh lý chiếm khoảng trên 80-90% trong độ tuổi dậy thì và cũng thấy sau độ tuổi thanh thiếu niên, người lớn, có khi kéo dài đến tuổi trung niên. Mụn trứng cá thông thường ít gây ảnh hưởng đến sức khỏe. Tuy vậy, khi điều trị không đúng cách, bệnh có thể để lại di chứng tại chỗ như: sẹo, thâm da ảnh hưởng rất nhiều đến thẩm mỹ, đời sống, tâm lý, tình cảm của người bệnh bị mụn. Thể nặng gây các biến chứng toàn thân như nhiễm trùng huyết, phong thấp. Vậytrị mụn trứng cá như thế nào?

Nguyên nhân mụn trứng cá:

Mụn trứng cá là tình trạng viêm nhiễm nang lôngtuyến bã, liên quan tới sự tăng tiết bã nhờn và hình thành nhân trứng cá.Các yếu tố sinh ra bệnh trứng cá gồm có:

Cơ địa da dầu, tăng tiết chất bã (có tính chấtdi truyền, gia đình). Do có cơ địa da dầu tuyến bã bị to ra, tăng tiết chất bã, chất bã tiết ra nhiều mà không thoát ra ngoài được vì cổ nang lông bị dày sừng hẹp lại tạo thành nhân trứng cá.

Dày sừng cổ nang lông làm chất bã bị bít tắc, không thoát ra được.

Vi khuẩn quá nhiều bã nhờn kết hợp với các yếu tố môi trường, vệ sinh kém là điều kiện lý tưởng để vi khuẩn phát triển trên bề mặt da.

Di truyền: Cha mẹ cơ địa da dầu và có trứng cá, có tới 45-50 % con bị mụn trứng cá.

Các yếu tố ảnh hưởng gây mụn trứng cá:

Chế độ ăn mặn, chất cay nóng, quá ngọt, cà phê, rượu, thuốc lá;

Bệnh nội tiết: Cushing, cường giáp, hội chứng buồng trứng đa nang;

Stress tâm lý: suy nghĩ nhiều, thức khuya, thường xuyên mất ngủ;

Nghề nghiệp tiếp xúc với dầu mỡ, vệ sinh da mặt kém;

Ảnh hưởng của một số loại thuốc.

Các dạng tổn thương của mụn trứng cá:

Mụn trứng cá thường gặp ở vùng mặt, lưng, ngực. Tùy theo tổn thương cơ bản và mức độ bệnh mà ta có thể quan sát thấy.

Nhân đầu trắng: Trên da mặt thấy các điểm trắng từ 1-2 mm ở dưới da, đó là nhân trứng cá.

Nhân đầu đen: Có một điểm đen ở lỗ chân lông, đó là chất bã phần trên bị oxy hóa. Các mụn đầu đen, đầu trắng, mụn mủ thường gặp ở lứa tuổi thanh thiếu niên.

Sẩn viêm: Có các sẩn viêm đường kính từ 1-3mm nặn ra nhân trứng cá là 1 sợi chất bã màu trắng ngà vàng.

Mụn mủ, sẩn mủ: Có sẩn mủ, trung tâm là nhân trứng cá và mủ có quầng viêm đỏ bao quanh kích thước từ 1-5mm.

Viêm tấy: Bao quanh nhân trứng cá là khối viêm tấy kích thước 1-3mm, viêm, đỏ, sưng, cứng, ấn thấy đau, sau đó hóa mủ.

Nang bọc: Có các nang bọc chìm ở dưới da và có vỏ xơ bao quanh, trong có chứa chất bã, mủ.

Mụn trứng cá cụm: Với làn da dầu, cộng thêm thay đổi nội tiết hay bên trong cơ thể quá nóng, da thường hay có mủ cục tạo thành lỗ dò, chảy máu sau đó tạo thành sẹo lồi, sẹo lõm.

Trứng cá nhẹ khi chỉ có mụn đầu trắng hoặc đầu đen: Trung bình khi có thêm 1 số mụn mủ, cục, nặng khi nổi thêm nhiều cục, nắn thấy đau, nang nằm sâu ở dưới da.

Phân loại theo mức độ nặng của mụn trứng cá

Mụn trứng cá nặng sẽ tạo thành những cục có chứa mủ dưới da gọi là mụn trứng cá nang: ở dạng này thường gặp ở nam giới.

Dạng mụn trứng cá ở người trưởng thành có thể liên quan tới hooc - môn, có thai, mãn kinh hay ngừng sử dụng uống thuốc tránh thai. Dạng mụn trứng cá nặng ở nữ giới trưởng thành xuất hiện lúc có kinh và lúc rụng trứng hoặc trong suốt chu kỳ kinh nguyệt nên được điều trị..

Hình ảnh khách hàng trước và sau khi điều trịmụn chứng cá tại Trung tâm Kiểm soát bệnh tật

Cách trị mụn trứng cá mủ

Điều trị mụn trứng cá

Việc điều trị mụn trứng cá cần áp dụng các nguyên tắc sau:Kiêng chất ngọt, giảm chất béo; tôn trọng cấu trúc da: Không cắt, nặn mụn không đúng phương pháp; tránh sử dụng mỹ phẩm, các loại corticoid bôi; vệ sinh da, sạch, thoáng.

Phòng Khám đa khoa Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh với đội ngũ y bác sĩ có trình độ chuyên môn cao, nhiều kinh nghiệm trong việc điều trị mụn trứng cá nói riêng và các bệnh da liễu nói chung. Liệu trình chăm sóc và điều trị mụn an toàn, đặc hiệu trong việc ngăn chặn sự hình thành mụn, đốm và sẹo mới.

Mọi chi tiết, quý khách hàng vui lòng liên hệ:

Phòng Khám đa khoa - Trung tâm Kiểm soát bệnh tật tỉnh Phú Thọ

Địa chỉ: Đ. Trần Phú, P. Gia Cẩm, TP. Việt Trì, T. Phú Thọ

Điện thoại: 02103.868.889

Thu Trang tổng hợp