Cách TỪ CHỐI khi có người xin Facebook

Gặp anh chàng mê bạn như điếu đổ nhưng thật  không may bạn lại chả có hứng với anh ấy chút nào. Bạn thấy lúng túng  khi nói rằng: "Em không muốn anh gọi điện" khi đối phương hỏi xin số  điện thoại. Để không làm chàng tổn thương hoặc xấu hổ trước lời từ chối  của bạn, AWS gợi ý cho vài cách sau





CÁCH TỪ CHỐI KHI BỊ XIN SỐ ĐIỆN THOẠI

1. Bảo chàng liên lạc theo cách khác

Có rất nhiều cách gợi ý với anh ấy mà không cần phải cho số điện thoại như Facebook, Twitter, MySpace...

2. Cho anh ấy địa chỉ email

Tốt bụng hơn một chút, bạn nên cho chàng địa chỉ  email. Sau đó anh ta có thể liên hệ với bạn và việc phúc đáp hay không  tùy thuộc vào bạn.

3. Sử dụng một lý do khác thường

Khi còn bé, cha mẹ chúng ta luôn nhắc nhở không nên  nói chuyện với người lạ. Trong trường hợp này, bạn có thể mỉm cười và  nói với chàng rằng không thể tiết lộ số phone với người lạ, rồi quay  lưng đi. Anh ấy sẽ hiểu thông điệp này.

Cách TỪ CHỐI khi có người xin Facebook

4. Đưa ra một lý do an toàn

Nói với anh ấy rằng bạn không thoải mái khi cho số điện thoại với một người nào đó mới gặp.

5. Hỏi số điện thoại của chàng

Nếu anh ta cứ nài nỉ, hãy đề nghị chàng cho số điện  thoại của anh ấy. Không cần phải gọi cho anh ta, nhưng cách làm này  khiến bạn nhanh chóng thoát khỏi tình huống khó chịu.

6. Nói rằng: Em có bạn trai/chồng rồi

Dù đó là sự thật hay chỉ là lời nói dối thì điều đó  chứng tỏ bạn không muốn dây dưa lằng nhằng. Anh ấy sẽ tự động không theo  bạn nữa.

7. Lấy gia đình làm bình phong

Bạn hãy nói là bố mẹ và những người anh em trai không thích bạn cho chàng nào đó mà họ không biết mặt số điện thoại.

8. Bảo anh ấy đoán xem

Nếu đoán được thì chàng có thể gọi điện thoải mái cho  bạn. Tất nhiên, các đầu đinh không thích thú với ý tưởng này tẹo nào vì  sự thật là anh ta không bao giờ đoán ra được.

9. Viết thật khó đọc

Ghi số điện thoại của bạn thật cẩu thả. Gập tờ giấy  lại và đưa cho chàng. Nếu có thể, viết nó bằng son môi hoặc bút chì,  chất liệu dễ bị phai màu và nhòe.

10. Nói dối trắng trợn

Bảo với anh ấy bạn không có điện thoại bởi vì bạn  không tin tưởng vào công nghệ. Cách này không hiệu quả nếu bạn đang cầm  khư khư di động hoặc laptop bên mình. Nhưng bạn có thể bắt đầu câu  chuyện mới về việc thế giới hiện đại đáng ghét thế nào và anh chàng sẽ  thấy bạn thật nhàm chán và từ bỏ ý định xin số.

11. Đưa cho anh ấy số điện thoại giả

Đây cũng không phải là ý tưởng tồi nếu bạn thật sự  muốn chấm dứt cảnh kéo cưa lửa xẻ về số điện thoại của mình với anh  chàng bám dai như đỉa.

12. Nói không

Nếu mọi biện pháp trên đều không có tác dụng và anh ấy  vẫn tiếp tục xin xỏ thì hãy nhìn thẳng vào mắt chàng và nói không.  Chẳng dễ dàng gì nhưng thỉnh thoảng sự thẳng thắn lại phát huy hiệu quả  cao.



MỜI BẠN THAM KHẢO THÊM:

Nghệ thuật từ chối


Thật  là khó từ chối khi có ai nhờ vả bạn giúp điều gì đó, nhất là lúc bạn  không rảnh. Bạn muốn từ chối nhưng không biết nói sao cho người kia  không phật lòng, mà cũng để mình khỏi áy náy.


1. Hãy nhạy bén với động thái từ chối. Cần lưu ý mức độ thân  thiết của mối quan hệ và cách từ chối. Nhờ vậy mà bạn khả dĩ quyết định  nên làm gì. Hãy cân nhắc mức ảnh hưởng của sự từ chối đối với mối quan  hệ (bạn bè, thân thuộc, công việc,...).

2. Biết rõ việc được nhờ. Chúng ta có thể quyết định ngay mà lại  không biết "lượng" sức mình có giữ đúng lời hứa hay không. Tuy nhiên, từ  chối "thẳng thừng" thì lại kém tế nhị. Hãy "hoãn binh" một lúc để  "chọn" từ ngữ, giọng nói và thể ngữ (ngôn ngữ cơ thể) cho hợp lý để  tránh căng thẳng cho cả hai.

3. Đánh giá yêu cầu. Hãy cân nhắc chi tiết và lĩnh vực được yêu  cầu. Cố gắng tìm một thỏa hiệp để đẹp lòng đôi bên. Bạn có thể phân tích  để giúp người kia hiểu rõ hoặc đề nghị cách giải quyết khác. Như vậy là  bạn đã thể hiện sự cảm thông và chia sẻ với người kia.

4. Xác định khả năng. Trước khi từ chối, hãy xác định là bạn  không thể thỏa mãn yêu cầu của họ, vì bạn không đủ khả năng hoặc bạn quá  bận. Nếu đúng sở trường mà bạn từ chối thì bạn có thể mất uy tín, vì  vậy bạn nên cân nhắc kỹ lưỡng.

5. Cảm thông và hiểu biết. Biết người và biết ta để tránh ảnh  hưởng xấu tới mối quan hệ. Hãy chân thành và xin lỗi nếu bạn không thể  giúp họ, đồng thời tỏ ra bạn luôn lắng nghe, nhưng vì "lực bất tòng  tâm".

6. Đừng gởi tin nhắn, email hoặc lời nhắn. Nên gặp trực tiếp hoặc  gọi điện thoại để tránh hiểu lầm. Nếu không, bạn có thể bị đánh giá  thấp vì họ hiểu là bạn coi thường họ. Gặp nhau trực tiếp là cách tốt để  có thể hiểu nhau hơn, không bị "tam sao thất bổn".

7. Đừng trì hoãn khi đã quyết định. Đừng để đến ngày mai những gì  bạn có thể làm ngay hôm nay. Quán tính sẽ làm bạn lần lữa, e ngại, và  khiến người khác hiểu sai về bạn. Đừng quên: "Một sự bất tín, vạn sự  không tin". Đó cũng là chính mình hạ giá mình!

8. Đừng "thế thủ". Bạn không nên tỏ vẻ độc đoán hoặc chê trách  họ. Hãy biết phục thiện, nhận khuyết điểm và cảm thông khi đối thoại. Cố  chấp và bảo thủ là các động thái "đào sâu" hố ngăn cách, không thể tái  lập bình thường hóa.

9. Đừng nói "không" đang khi thảo luận. Cũng vẫn từ chối, nhưng  thay vì nói "không", bạn hãy dùng cách nói "nhẹ" hơn như "Tôi hiểu  rằng...", "Tôi không thể, vì...". Và nên tránh "cướp lời", lắng nghe và  gật đầu để thể hiện sự cảm thông.

10. Đừng "thổi phồng" vấn đề. Hãy bình tĩnh trước vẻ tức giận và  thất vọng của đối phương, chú ý những gì họ nói ngoài những từ ngữ không  đẹp mà họ nói. Đừng "nhiễm" cơn nóng của họ hoặc đừng "đổ dầu vào lửa".  

Biết rằng không dễ từ chối, nhưng trước khi từ chối, hãy đặt mình vào  hoàn cảnh của họ và hiểu sự ảnh hưởng đối với họ khi bạn từ chối. Khi họ  nhận thấy bạn vẫn quan tâm và cảm thông, họ sẽ dễ chấp nhận lời từ chối  của bạn hơn.

Tại sao chúng ta lại thấy e ngại khi nói "không" với người khác? Làm  thế nào để từ chối mà vẫn không làm đối phương phật ý? Dường như những  quy tắc xã hội đã làm cho chúng ta ngại khi sử dụng từ này. Nhưng nên  nhớ đôi khi nói "không" sẽ tốt cho bạn ở nhiều mặt. Quan trọng nhất là  nếu bạn không biết tôn trọng bản thân và quỹ thời gian  quý báu của mình thì sẽ có lúc sự tốt bụng của bạn bị lợi dụng mà không  hề hay biết.Bài viết này giúp bạn học cách từ chối một cách khéo léo.

Cách TỪ CHỐI khi có người xin Facebook

Tại sao lại khó nói "không" đến vậy?

Thường là do chúng ta không muốn làm người khác thất vọng. Do đó, đôi khi phải làm những việc mà mình không thích.

Nếu từ chối những người thân quen như bạn bè, đồng nghiệp hay cấp  trên thì có thể cảm giác thiếu lịch sự và thô lỗ là lý do thường trực  nhất.

Chúng ta sợ phải đối mặt với những hệ lụy có thể xảy ra nếu từ chối và sợ sẽ phá vỡ mối quan hệ hiện có.

Ngoài ra, khi nói "không", có thể sẽ mất đi những cơ hội trong  tương lai, vì vậy chúng ta cứ gật đầu đồng ý và tỏ ra là mình luôn sẵn  lòng. Dù thực tế chúng ta không có thời gian và cũng không thích thực  hiện lời nhờ vả đó.
Những lợi ích khi biết từ chối khéo léo:

Bạn sẽ có nhiều thời gian tập trung vào các công việc hiện tại, cũng như dành nhiều công sức, nỗ lực cho nó.

Bạn sẽ có thời gian làm những gì mình thích, dành cho gia đình, người yêu và cho cả chính bản thân.

Bạn sẽ không phải lo lắng về những yêu cầu quá sức hoặc những điều  không thích làm. Từ đó, đương nhiên tinh thần và cơ thể bạn sẽ thoải mái  hơn.

Thay vì bỏ ra hàng giờ làm công việc của người khác thì bạn có thể theo đuổi những sở thích và dự án mới mà mình quan tâm.

Hơn nữa, có khi lời từ chối của bạn sẽ là cơ hội để đối phương khám phá khả năng của họ.
Vậy làm sao để từ chối mà không làm phật ý đối phương?
Hiểu rõ bản thân

Trước tiên bạn cần hiểu rõ cảm giác cũng như khả năng đáp ứng của  mình về những yêu cầu hay nhờ vả của người khác. Sau đó, đưa ra câu trả  lời chính xác và chắc chắn về vấn đề đó.
Tỏ thái độ lịch sự

Nếu bạn muốn nói "không" thì hãy đưa ra một câu trả lời ngắn gọn nhưng lịch sự và nhã nhặn. Đừng tỏ ra quá thô lỗ hay gay gắt.
Đừng cảm thấy có lỗi

Nên nhớ rằng người ta đang nhờ đến sự giúp đỡ của bạn và đương nhiên  bạn có quyền từ chối. Việc của đối phương là chấp nhận quyết định của  bạn. Có thể sẽ có người phật ý khi bạn nói "không". Lúc đó, nhớ cố gắng  bình tĩnh và giữ vững lập trường của mình, hoặc nhanh chóng cáo từ nếu  người đó có dấu hiệu thô lỗ.
Giải thích rõ ràng

Bạn có quyền từ chối mà không cần giải thích gì nhiều. Bạn có lý do  để từ chối và không cần phải nói ra. Tuy nhiên, một khi phải từ chối mà  không thể không giải thích rõ ràng thì hãy thử những cách sau:

Có quá nhiều việc cần làm: nếu bạn đã quá bận rộn và không có thời  gian để đảm đương thêm nhiệm vụ mới thì hãy nói lịch sự rằng lịch của  bạn đã kín và rất tiếc vì bạn không thể giúp được. Bạn không cần phải  đưa thêm thông tin chi tiết.

Giờ không phải lúc: Đôi khi thật sự bạn muốn giúp nhưng thời gian  lại không thích hợp. Vậy thì cứ nói rõ rằng bạn muốn lắm nhưng giờ không  phải lúc. Hai người có thể cùng hẹn một giờ nào đó gặp nhau và bàn lại  vấn đề đó.

"Tôi sẽ trả lời sau": Có thể bạn cần thời gian suy nghĩ kỹ lưỡng  trước khi đưa ra quyết định có đồng ý giúp đỡ hay không. Khoảng thời  gian này sẽ giúp bạn xem xét lại khả năng của mình tốt hơn.

Đưa ra các lựa chọn khác: Nếu bạn không thích, cảm thấy không thoải  mái hoặc cho rằng mình không đủ kinh nghiệm và khả năng để giúp đỡ  người khác, và bạn biết một ai khác thích hợp cho yêu cầu đó thì hãy  giới thiệu cho người cần giúp.

Là phụ nữ, chúng ta có quá nhiều việc phải lo, nào là gia đình, sự  nghiệp và cả những công việc không tên khác. Cho nên nếu cứ không dám từ  chối yêu cầu của người khác thì stress, quá tải và kiệt sức là điều  không thể tránh khỏi.

Có thể bạn sẽ thấy vui khi được giúp đỡ mọi người, nhưng một khi khả  năng không cho phép thì chắc chắn bạn sẽ không thể làm tốt được. Vì vậy,  khi có ai nhờ vả hãy suy xét cẩn thận và nên nhớ rằng nói "không" chẳng  có gì xấu cả.



Nghệ thuật từ chối trong công việc
Làm sao để anh ấy không đòi hỏi chuyện ấy khi yêu
Cách trả lời khi được tỏ tình khôn ngoan nhất
Cách giao tiếp với cấp trên khéo léo



(ST)