Cách ứng xử tốt nhất

Kỹ năng giao tiếp ứng xử tưởng chừng đơn giản nhưng không phải ai cũng làm được. Giao tiếp ứng xử tốt, bạn sẽ làm chủ được tình huống, giải quyết vấn đề nhanh gọn, hiệu quả. Đây cũng là kỹ năng giao tiếp cơ bản và cần có ở bất kỳ lĩnh vực, lứa tuổi nào.

Cách ứng xử tốt nhất
Cách ứng xử tốt nhất

Giao tiếp ứng xử thể hiện tính cách, lối sống và làm việc của mỗi người.

Kỹ năng giao tiếp ứng xử là gì?

Ứng xử là thái độ, hành vi, lời nói trong quan hệ giao tiếp giữa người với người. Ứng xử là từ ghép của hai từ ứng và xử. Trong đó, ứng mang nghĩa là ứng phó, ứng biến. Còn xử mang nghĩa là xử lý, xử thế, xử sự,

Như vậy, khái niệm giao tiếp ứng xử được hiểu là sự phản ứng của cá nhân, tổ chức, nhóm, với một tình huống cụ thể, nhất định. Kỹ năng này giúp làm thay đổi nhận thức, thái độ, hành vi.

Kỹ năng giao tiếp ứng xử thể hiện tính cách, lối sống và làm việc của mỗi người. Có những người thường được khen là sống khéo léo, ứng xử tốt đẹp. Nhưng cũng có những người thường bị phàn nàn về kỹ năng giao tiếp, ứng xử kém. Giao tiếp ứng xử tinh tế, khôn ngoan chính là cầu nối để gắn kết và phát triển. Đồng thời, kỹ năng này còn mang lại rất nhiều lợi ích khác: tạo ấn tượng, được yêu mến,

7 kỹ năng cần nắm vững để giao tiếp ứng xử thông minh

Biết quan sát, lắng nghe

Kỹ năng lắng nghe và quan sát là những điều quan trọng trong giao tiếp, đặc biệt là giao tiếp ứng xử. Nếu không biết những điều này, bạn có thể hành động hấp tấp, vội vàng, dẫn tới sai lầm. Hãy biết quan sát để hiểu rõ hơn vấn đề, lắng nghe để biết cách ứng xử cho phù hợp.

Biết trên dưới, phải trái  Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh

Khi giao tiếp với mọi người, bạn nên biết cách xưng hô, hành xử sao cho phải lẽ. Đây là điều căn bản trong giao tiếp.

Ví dụ: Nếu trò chuyện với người lớn tuổi hơn, bạn nên gọi bằng anh/chị/cô/bác, Còn nếu bằng tuổi, bạn nên gọi bằng tớ/cậu/bạn/tôi, hoặc xưng tên. Khi gặp người lớn, bạn cần lễ phép chào hỏi. Khi đi xe buýt, gặp phụ nữ mang thai, bạn nên biết nhường ghế,

Khi giao tiếp, bạn cũng cần cần tuyệt đối tránh cách nói chuyện trống không. Điều này sẽ đánh giá con người bạn. Bạn sẽ trở nên thiếu lịch sự, thô lỗ trong mắt người khác.

Chân thành, tự nhiên khi giao tiếp

Việc tỏ ra khó chịu, gượng ép sẽ khiến mọi người cảm thấy bạn khó gần. Hoặc việc thảo mai khi giao tiếp có thể lấy lòng được mọi người lúc đầu nhưng khi nhận ra, họ sẽ dần tránh xa bạn. Do đó, bạn nên giữ thái độ chân thành, tự nhiên. Đây là điều rất đơn giản phải không?

Tôn trọng người khác

Không phải tất cả mọi người đều giống nhau. Vậy nên, trong giao tiếp  ứng xử, điều quan trọng là cần biết tôn trọng nhau. Người ta thường ví: Tôn trọng nhân viên là mỹ đức  Tôn trọng khách hàng là ý thức  Tôn trọng đối thủ là độ lượng. Tôn trọng tất cả mọi người chính là giáo dưỡng.

Đừng nên áp đặt suy nghĩ, hành động của mình lên người khác. Cũng đừng vì thỏa mãn cảm xúc của bản thân mà dễ dàng xúc phạm, làm tổn thương người khác. Hãy luôn nhớ nguyên tắc này để trở thành người có kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh.

Cách ứng xử tốt nhất

Biết mình là ai, biết tôn trọng người khác là Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh

Giữ một khoảng cách vừa phải

Giao tiếp ứng xử là một kỹ năng sống rất hay và có nhiều điều phải chú ý. Giữ một khoảng cách khi giap tiếp là một lưu ý nhỏ nhưng rất cần thiết. Tùy vào tình huống, bạn nên có cách xử lý phù hợp.

Hơn nữa, khi nói chuyện với tập thể, bạn không nên có những hành động mất điểm như: thì thầm vào tai người bên cạnh, ghi giấy chuyển cho người khác,

Giao tiếp bằng ánh mắt

Ngoài lời nói, ánh mắt cũng có trọng lượng đáng chú ý. Khi nói chuyện, bạn nên nhìn thẳng vào người đối diện. Tuy nhiên, bạn không nên nhìn chằm chằm khiến họ bối rối. Thi thoảng, bạn nên đưa mắt nhìn xung quanh. Điều này giúp cả hai giảm tải căng thẳng. Thêm nữa, bạn cũng chú ý không nên đảo mắt liên hồi. Hành động như vậy sẽ thể hiện bạn không tự tin và khiến người khác khó tin tưởng.

Giao tiếp ứng xử có văn hóa, đạo đức

Khi giao tiếp, tránh văng tục chửi bậy hoặc có những hành vi, hành động thô lỗ, mất lịch sự. Điều này còn giúp duy trì những mối quan hệ thân thiết. Đó là mối quan hệ trong gia đình, quan hệ cộng đồng, quan hệ hợp tác trong kinh doanh,..

Người giao tiếp ứng xử có văn hóa, đạo đức bao giờ cũng sẽ được nể trọng hơn.

Nghệ thuật giao tiếp ứng xử trong từng hoàn cảnh

Giatricuocsong.org xin giới thiệu một số ví dụ về nghệ thuật giao tiếp ứng xử thông minh trong từng hoàn cảnh cụ thể.

Kỹ năng giao tiếp ứng xử nơi công sở

Cách ứng xử tốt nhất

Mỗi hoàn cảnh sẽ có những cách ứng xử khác nhau

Nghệ thuật giao tiếp ứng xử với khách hàng

Kỹ năng giao tiếp ứng xử chuẩn mực ở trường học

Những lưu ý cần biết trong kỹ năng giao tiếp ứng xử

Hành động này sẽ để lại ấn tượng xấu với người nghe. Đồng thời, người nói cũng sẽ bị đánh giá là hay xét nét, gato, không thân thiện,

Khi đang hào hứng kể chuyện và người nghe cũng đang rất hứng thú, bỗng nhiên bạn im re. Người nghe cứ phải chờ đợi mà vẫn không có tín hiệu gì từ bạn. Điều này sẽ khiến họ thực sự khó chịu, mất hứng đấy.

Cách ứng xử tốt nhất

Bạn không nên đề cập tới những chuyện mà người khác không hiểu, không quan tâm. Những chủ đề nhạy cảm cũng không nên được đem ra bàn tán vì có thể bạn sẽ bị coi là kém duyên. Bạn nên biết lựa chọn chủ đề phù hợp, đối tượng, thời điểm phù hợp để nói.

Nếu là vô tình thì có thể bỏ qua. Còn nếu biết rõ sẽ làm người khác tổn thương mà bạn vẫn cố tình nói thì thật không hay.

Kết luận

Kỹ năng giao tiếp ứng xử thông minh sẽ giúp bạn rất nhiều trong học tập, công việc, cuộc sống. Do vậy, hãy tích cực rèn luyện kỹ năng mềm này mỗi ngày.                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                                    5        /        5        (        3                    bình chọn                )         Bạn đọc quan tâm

Video liên quan