Cách ươm hạt na giống

Cách ươm hạt na giống

Na là một loại cây có khả năng thích nghi tốt với các điều kiện thời tiết khác nhau. Vị na rất ngọt ngào, pha chút vị chua chứ không lạt, thoang thoảng mùi thơm của hoa hồng. Vậy kỹ thuật trồng na bằng hạt như thế nào? Chắc các bạn cũng rất tò mò muốn biết.

Cách ươm hạt na giống

Na trồng phù hợp nhất là vào tháng 8 tháng 9. Loại cây này có đặc tính thích nghi tốt ở những nơi đất thoáng cây sẽ phát triển rất. Chăm sóc cây từ khi cây mới ngoi lên mặt đất như vậy cây mới cho trái ngon.

1. Cách nhân giống na bằng hạt

Cách ươm hạt na giống

Với cách nhân giống này khi ăn na ta giữ lại hạt của những cây có trái to ít hạt, hạt bé và có vị ngọt cao.

Do hạt na có vỏ rất cứng, sẽ khiến cho các bạn thấy rất khó để tách vỏ. Tuy nhiên cũng có một vài cách để tách vỏ na, ta có thể để na vào lồng sắt hoặc giỏ đựng cá, hoặc đơn giản chỉ là chiếc hộp nhựa. Sau đó xóc để cho hạt na bung vỏ ra.

Sau khi hạt na đã bong được lớp vỏ bên ngoài, ta xử lý hạt bằng cách dùng axit sunfuric, ngâm với nước nóng 55 60oC trong 15 20 phút, hạt sẽ nảy mầm sau 2 tuần. Khi ấy ta có thể mang hạt na trồng trực tiếp xuống đất, hoặc cẩn thận và để đảm bảo chất lượng hơn ta có thể đóng bầu, rồi trồng mầm hạt na vào bầu, đợi cây lớn hơn một chút mới trồng xuống đất.

2. Cách chăm sóc na

Khi mới hạt na nảy mần, vẫn cần duy trì việc tưới nước cho cây và buổi sáng và chiều tối.

Quy trình bón phân:

Lúc cây còn bé cho 20- 30 kg phân chuồng cho mỗi cây ngay sau khi trồng.

Khi cây trưởng thành bón 20 kg phân chuồng/năm, sau đó từ năm thứ ba trở đi 30 kg/năm( trước mùa mưa và sau khi hái quả). Cho thêm với phân chuồng, năm đầu bón phân NPK 16-16- 8: 0,5 kg cho từng cây. Từ năm thứ hai cứ thêm 1 năm, bón thêm 0,5 kg. Khi cây được 10 năm thì dừng việc bón phân.

3. Cách phòng trừ sâu bệnh cho na.

Na là loại cây rất ít bị sâu bệnh. Tuy nhiên biến ở các vườn ít chăm sóc cây thường bị rệp sáp. Và những căn bệnh này ta không thể xem thường.
Bệnh gây hại nhất là bệnh thán thư nấm (loại nấm Colletotrichum gloesporivides) gây hại hoa. Với bệnh này ta có thể trị bằng các loại thuốc sau: Kasuran BTN, Benlat C, Zincopper, Aliette 80 BTN.

Tiếp theo là bệnh sáp rệp, với loại bệnh này khi có dấu hiệu của bệnh bà con cần phun thuốc ngay. Dùng các loại thuốc sau Applaud, Mpc 25 BTN, Bi 58 ND, BAM 50 ND, Polysulfur Calci.

Cách phun thuốc cho na bị bệnh cũng thực hiện như cách phun loại cây khác, hòa thuốc với nước (theo tỷ lệ pha thuốc ghi trên nhãn của nhà sản xuất) rồi dùng bình xịt, xịt khắp thân và ngọn cây.

4. Thu hoạch:

Dấu hiệu khi na chín sẽ chuyển sang màu trắng và mắt na mở to hơn và thường sẽ suất hiện những vết nứt ở da, vỏ sẽ rất mềm khi ta chạm vào

Khi hái nên nhẹ tay, tránh làm nát quả.

Khi hái xong cần tiêu thụ ngay vì na rất khó bảo quản.

5. Cách bảo quản.

Do hô hấp mạnh nên na chín nhanh, vậy nên chỉ cần hạ thấp nhiệt độ xuống.

Nguồn: Tổng hợp bởi Farmtech VietNam.