Cách viết bản cam kết không học bài cũ

Bản kiểm điểm được xem là thứ gắn liền với các thế hệ học sinh, nhất là những học sinh vi phạm nội quy, quy định của nhà trường. Viết bản kiểm điểm có thể là xem xét hành vi bản thân khi học tập, đi học muộn, không học bài cũ .... Nếu bạn mắc lỗi về không học bài cũ mà chưa biết viết bản kiểm điểm thế nào, bạn có thể tham khảo cách viết bản kiểm điểm không học bài cũ dưới đây.

Cách viết bản kiểm điểm không thuộc bài cũ cho học sinh cấp 1, cấp 2

Cách viết bản kiểm điểm cấp 2, cấp 1 đối với trường hợp không học bài cũ

Mẫu bản kiểm điểm

Bên cạnh việc tham khảo mẫu, bạn tham khảo hướng dẫn để có cách viết vào bản kiểm điểm đúng, chính xác nhất:

- Mục "GD&ĐT": Viết tỉnh đang theo học. Chẳng hạn như bạn học ở Hà Nam, bạn viết GD&ĐT tỉnh Hà Nam.

- Mục "Trường": Viết tên trường mà bạn theo học. Bạn đang theo học ở trường THCS Võ Thị Sáu. Bạn viết là Trường THCS Võ Thị Sáu.

- Mục "Kính gửi": Bạn ghi tên của trường vào trong đầu tiên, còn ghi ở dòng thứ hai là tên lớp.

- Mục "Tên em là": Bạn viết tên của bạn ra. Chẳng hạn như Trần Hạ Lâm.

- Mục "Học sinh lớp": Viết tên lớp mà bạn đang theo học như học sinh lớp 6B.

- Mục "Nơi ở": Viết nơi mà bạn đang sinh sống như số 113 Lý Tự Trọng, Hà Nam.

- Mục "Hiện ở với": Mục này dành cho các học sinh không ở với bố mẹ và viết tên người dùng sinh sống với bạn. Chẳng hạn như bạn đang sống với dì của mình, bạn có thể ghi tên dì vào.

- Mục "Họ tên cha": Viết tên của bố vào trong phần này. Ví dụ bố bạn là Trần Lâm An. Bạn điền tên Trần Lâm An vào. Sau đó là viết số điện thoại của bố bạn vào cùng hàng nhưng ở mục "Họ tên cha".

- Mục "Họ tên mẹ" Tương tự như viết ở mục họ tên của bố, nhưng thay vì viết tên bố, bạn viết tên mẹ và số điện thoại của mẹ vào.

- Mục "Số điện thoại liên lạc gần nhất" [với HS không ở với cha mẹ]: Viết số người mà bạn đang sinh sống cùng.

- Mục "Vi phạm nội quy vào ngày ... Vi phạm lần thứ: ...": Bạn trình rõ thời gian mà bạn vi phạm cũng như số lần mà bạn mắc lỗi đó.

- Mục "Nội dung vi phạm": Em không học bài cũ. Bạn nên viết đầy đủ, chủ vị ngữ để tỏ ra biết lỗi, kính trọng thầy cô giáo.

- Mục "Thuộc điều" ... "của trường": Bạn ghi điều số bao nhiêu và tên trường bạn đang theo học.

- Mục " ..., ngày ... tháng ... năm ...": Bạn nên ghi thời điểm mà bạn viết bản kiểm điểm.

- Mục "Người viết kiểm điểm": Bạn ký và ghi rõ họ tên của mình.

Tham khảo cách viết bản kiểm điểm không học bài cũ sẽ giúp bạn viết bản kiểm điểm nhanh chóng, dễ dàng. Sau khi viết xong, bạn cần nộp cho giáo viên chủ nhiệm, giáo viên bộ môn để giáo viên xem xét. Ngoài ra, các em tham khảo Cách viết bản tự kiểm điểm cá nhân tại đây.

Trong bài viết này, Taimienphi.vn sẽ hướng dẫn cách viết bản kiểm điểm không học bài cũ cho học sinh cấp 1, cấp 2 cụ thể và chi tiết, các bạn học sinh và phụ huynh có thể tham khảo để có thể viết bản kiểm điểm hoàn thiện nhất khi mắc lỗi không học bài cũ.

Cách viết bản kiểm điểm cá nhân học sinh Top 11 bản kiểm điểm Đảng viên Những bản kiểm điểm Đảng viên cuối năm 2019 cần hoàn thành Top 5 bản kiểm điểm thường sử dụng Điểm mới trong TeamViewer 15.1.3937 Cách tra điểm thi trên Trạng Nguyên Tiếng Việt

Để học sinh có một tinh thần học tập lên cao, nhiều tích cực trong năm học mới, kỳ học mới, thì các trường học thường tổ chức để các học sinh viết cam kết học tập của chính mình. Đây là hoạt động được tổ chức khá thường xuyên ở các trường tiểu học, trường trung học cơ sở hiện nay. Việc học sinh lập bản cam kết học tập đã giúp học sinh thể hiện tinh thần học tập, phấn đầu vì các mục tiêu học tập trong tương lai.

Dịch vụ Luật sư tư vấn pháp luật qua điện thoại: 1900.6568

1. Bản cam kết về học tập của học sinh là gì?

Quá trình dạy học của nhà trường là quá trình trong đó diễn ra hai hoạt động cơ bản là dạy và học; Người ta gọi đó là hai mặt của quá trình dạy học. Đó là quá trình hoạt động của cả thầy lẫn trò nhằm thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ dạy học đã đề ra. Đồng thời hai hoạt động này gắn bó và thống nhất với nhau, phản ánh tính chất hai mặt của quá trình dạy học và tạo ra chất lượng dạy học. Trong đó quá trình dạy học là quá trình bao hàm nhiều yếu tố như mục tiêu, nội dung, phương pháp, phương tiện, hình thức tổ chức dạy học, kết quả dạy học….

Nếu như giáo viên có trách nhiệm truyền đạt kiến thức thì học sinh có trách nhiệm tiếp thu kiến thức đó. Chỉ khi học sinh tiếp thu kiến thức, phát triển thì hoạt động giáo dục mới đạt được mục đích của nó.

Bản cam kết về học tập của học sinh là văn bản do học sinh viết, thể hiện những cam kết của học sinh về học tập, rèn luyện đạo đức tại trường trong một năm học.

Bản cam kết về học tập của học sinh còn có thể có những nội dung cam kết của phụ huynh trong quá trình học tập của con em.

Bản cam kết về học tập của học sinh thường được viết vào đầu năm học hoặc đầu các kỳ học. Đây như một cách để học sinh đặt ra mục tiêu phấn đấu cho mình, từ đó lên giây cót cho việc học tập.

Bản cam kết về học tập của học sinh thể hiện tinh thần học tập, rèn luyện của học sinh đối với một năm học phía trước cũng như các mục tiêu khác nhau của học sinh. Khi đặt ra mục tiêu trong bản cam kết, học sinh sẽ có nhiều động lực phấn đấu trong học tập, rèn luyện hơn để trở thành con ngoan, trò giỏi.  Khi học sinh viết cam kết và gửi lại giáo viên, thầy cô giáo để nhà trường lưu trữ, đồng thời dựa vào đó để theo dõi sự cố gắng của học sinh.

Đối với những bản cam kết có nội dung của các phụ huynh thì cũng nhằm thể hiện cả những cam kết về việc giáo dục, quản lý và phối hợp với nhà trường trong quá trình nuôi dưỡng học sinh.

3. Mẫu bản cam kết về học tập của học sinh và cách viết bản cam kết:

Dưới đây chúng tôi sẽ cung cấp bản cam kết về học tập của học sinh, bản cam kết này có cả nội dung cam kết của các phụ huynh. Nội dung bản cam kết như sau:

Xem thêm: Mục đích đánh giá học sinh tiểu học theo Thông tư 27/2020/TT-BGDĐT

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM Độc lập – Tự do – Hạnh phúc

————-

BẢN CAM KẾT HỌC TẬP CỦA HỌC SINH 

Kính gửi:

– Ban giám hiệu trường ……… [1]

– Thầy cô giáo chủ nhiệm cùng các thầy cô giáo bộ môn

Tên em là: ……. [2]

Là học sinh lớp: …….. [3] năm học …… [4]

Để đạt được kết quả cao trong năm học này em xin hứa thực hiện tốt các điều sau:

Xem thêm: Đánh giá định kỳ về năng lực, phẩm chất của học sinh tiểu học

1. Chăm chỉ, tự giác trong học tập, trung thực trong kiểm tra và thi cử.

2. Tích cực tham gia lao động công ích, giúp đỡ gia đình, sẵn sàng tham gia lao động khi nhà trường và xã hội yêu cầu.

3. Giữ gìn và bảo vệ tài sản xã hội chủ nghĩa, tài sản chung của nhà trường.

4. Giữ vệ sinh cá nhân và vệ chung thật tốt, không uống rượu, hút thuốc lá, không mắc các tệ nạn xã hội, không hút thuốc lá, uống rượu, gây gổ đánh nhau trong nhà trường và ngoài xã hội.

5. Đoàn kết, giữ gìn truyền thống tốt đẹp của nhà trường, của tập thể lớp, phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ được giao.

6. Kính trọng, biết ơn cha, mẹ, thầy, cô giáo và yêu quý mọi người. Tuyệt đối không xúc phạm đến thầy, cô giáo và các cán bộ công tác trong nhà trường.

7. Tôn trọng kỷ luật của nhà trường, bảo vệ danh dự của nhà trường, tập thể lớp và của thầy cô giáo.

8. Chấp hành tốt luật giao thông đường bộ khi tham gia giao thông, không đi xe mô tô, xe gắn máy đến trường.

Xem thêm: Quy định miễn giảm học phí, hỗ trợ chi phí học tập cho học sinh, sinh viên

Em xin cam kết thực hiện tốt các điều trên, nếu vi phạm em xin chịu mọi hình thức kỷ luật của nhà trường.

Phần cam kết của phụ huynh:

Tên tôi là: …… [5]

Thay mặt gia đình tôi xin cam kết với nhà trường:

1. Tạo điều kiện tốt nhất về thời gian và môi trường học tập cho con em mình.

2. Tích cực, chủ động phối, kết hợp với nhà trường và các tổ chức trong việc giáo dục và quản lý con em mình.

3. Tham gia đầy đủ các khoản đóng góp của nhà trường.

……, ngày…tháng….năm…. [6]

Xem thêm: Các nguyên tắc trong kiểm tra đánh giá học sinh cấp tiểu học

Phụ huynh học sinh
[Ký và ghi rõ họ tên]

Học sinh
[Ký và ghi rõ họ tên]

* Hướng dẫn viết bản cam kết:

[1] Ghi tên trường mà học sinh đang theo học;

[2] Ghi tên học sinh viết đơn;

[3] Ghi tên lớp mà học sinh viết đơn theo học;

[4] Ghi năm học;

[5] Ghi tên phụ huynh học sinh;

Xem thêm: Trách nhiệm của nhà trường trong việc phòng, chống ma túy cho học sinh

[6] Ghi địa danh, ngày tháng năm viết đơn

Lưu ý ở cuối bản cam kết, cả học sinh viết cam kết và phụ huynh đều ký vào bản cam kết, điều này thể hiện rằng chính học sinh và phụ huynh đã viết bản cam kết đó, cũng như phụ huynh có thể biết được nội dung con mình đã cam kết với nhà trường, để cùng phối hợp với con học tập và cùng nhà trường quản lý, giáo dục con.

4. Sự phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội trong giáo dục: 

Về cơ bản, nhà trường vẫn là chủ thể có vai trò chủ đạo trong việc giáo dục học sinh, bởi lẽ nhà trường có chức năng thực hiện mục tiêu giáo dục đào tạo nhân lực do xã hội giao phó; nhà trường có nội dung giáo dục và phương pháp giáo dục được chọn lọc và tổ chức chặt chẽ. Đồng thời, nhà trường có lực lượng lao động mang tính chất chuyên nghiệp, môi trường giáo dục trong nhà trường có tính chất sư phạm, có tác động tích cực trong quá trình giáo dục học sinh. 

Tuy nhiên nếu nhà trường có sự liên hệ, phối hợp với các gia đình và lực lượng xã hội khác sẽ có những tác động đồng thời tạo ra hiệu quả cao đối với quá trình giáo dục học sinh. Bản chất của việc phối hợp đó là đạt được sự thống nhất về các yêu cầu giáo dục đúng đắn, đầy đủ và vững chắc, tạo được môi trường giáo dục thuận lợi trong nhà trường, trong gia đình và ngoài xã hội. Nhờ có môi trường giáo dục đó, học sinh buộc phải hành động theo đúng các yêu cầu và các chuẩn mực ứng xử. 

Môi trường giáo dục bao gồm: những yêu cầu thống nhất của nhà trường, gia đình và xã hội đối với hành vi của học sinh, những tình huống được tạo ra trong cuộc sống để các hành vi tích cực có điều kiện thực hiện, những phương pháp và biện pháp giáo dục được sử dụng khéo léo, không mâu thuẫn nhau và không dẫn đến tính chất hai mặt trong ứng xử của học sinh. 

Để thực hiện mục tiêu giáo dục học sinh, việc phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội có một ý nghĩa đặc biệt vì đó là những môi trường trực tiếp ảnh hưởng đến sự hình thành nhân cách của học sinh phổ thông. 

Trong sự phát triển của nguồn nhân lực cho đất nước Việt Nam đang đổi mới hiện nay yêu cầu cấp bách là nâng cao chất lượng nhân lực, đào tạo và bồi dưỡng nhân tài nhằm tạo ra những mẫu nhân cách phù hợp với xã hội mới. Đó là nguồn lao động có học vấn kiến thức đa ngành, vừa có kiến thức chuyên sâu và có năng lực sáng tạo, có sức khỏe đồng thời phải có những phẩm chất, kiến thức cần thiết như trình độ, năng lực, lòng nhân ái, sự đồng cảm với con người, sự quan tâm đến lợi ích của cộng đồng, dân tộc hài hòa với lợi ích của cá nhân, gia đình. Để xây dựng được những con người có phẩm chất cơ bản đó cần sự hợp tác, sự kết hợp nhịp nhàng đồng bộ, hỗ trợ cho nhau giữa nhà trường- gia đình- xã hội. 

Lập kế hoạch xây dựng cơ chế và hình thức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội. Đây là nội dung rất quan trọng trong việc tổ chức phối hợp giữa nhà trường, gia đình và xã hội nhằm giáo dục cho học sinh. Để tạo ra sự phối kết hợp chặt chẽ giữa nhà trường, gia đình và xã hội, nhà trường cần phát huy vai trò trung tâm tổ chức phối hợp dẫn dắt nội dung, phương pháp giáo dục cho gia đình và các tổ chức xã hội. Bởi lẽ nhà trường là một tổ chức riêng biệt đối với công tác giáo dục, được sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của Đảng và nhà nước, nắm vững quan điểm, đường lối, mục tiêu bồi dưỡng, đào tạo con người theo chuẩn mực xã hội chủ nghĩa. Để thống nhất và tập hợp được sức mạnh tổng hợp của toàn xã hội trong việc giáo dục học sinh, nhà trường một mặt phải làm tốt việc giảng dạy các kiến thức khoa học, giáo dục của toàn thể giáo viên, cán bộ trong nhà trường, mặt khác phải huy động, phối hợp chặt chẽ với gia đình và các tổ chức xã hội khác ở địa phương tham gia vào sự nghiệp giáo dục thế hệ trẻ. 

Xem thêm: Hướng dẫn nội dung, phương pháp đánh giá học sinh tiểu học

Video liên quan

Chủ Đề