Cách viết báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học

Để thuận lợi cho sinh viên Trường Đại học Dân lập Hải Phòng làm báo cáo đề tài nghiên cứu khoa học, bài viết này hướng dẫn những điểm chính viết báo cáo đề tài nghiên cứu theo quy định của Nhà trường.

Hình thức trình bày báo cáo kết quả đề tài NCKH phải tuân thủ những qui định chung sau đây [ngoại trừ Trang bìa và Trang phụ bìa]:

Đề tài trình bày ngắn gọn, rõ ràng, mạch lạc, sạch sẽ, không được tẩy xóa, chú thích chính xác, đánh số trang, số bảng biểu, hình vẽ, đồ thị cụ thể.

1.1. Kiểu chữ [font]: sử dụng kiểu chữ Times New Roman [mã Unicode].

1.2. Cỡ chữ [size]: cỡ chữ 13-14 trên khổ giấy A4 đứng [ngoại trừ các biểu bảng, biểu đồ, hình ảnh và các nội dung cần thiết khác có thể trình bày trên khổ giấy A4 ngang].

1.3. Dàn trang [page setup], canh lề [margins] tuân theo các thông số sau:

Top: 2.5 cm; Bottom: 3 cm;

Header: 1.5cm; Footer: 1.5 cm;

1.4. Khoảng cách giữa các hàng [line spacing]: “1.5 lines”.

1.5. Qui ước đánh số thứ tự và kiểu chữ cho phần nội dung chính: Các tiểu mục của báo cáo được trình bày và đánh số thành nhóm chữ số, nhiều nhất gồm 4 chữ số với số thứ nhất chỉ số chương [phần], ví dụ: 4.1.2.1 [chỉ tiểu mục 1, nhóm tiểu mục 2, mục 1, chương 4]. Tại mỗi nhóm tiểu mục phải có ít nhất 2 tiểu mục.

1.1.1. [Chữ thường dậm, nghiêng]

1.1.1.1. [Chữ thường, nghiêng]

1.6. Đánh số trang:đánh số trang 1 kể từ phần Mở đầu và số trang được đánh ở cuối, giữa trang.

1.7. Bố trí tên biểu bảng, biểu đồ, đồ thị và chú thích ảnh:

- Tên biểu bảng nằm phía trên biểu bảng

- Tên của biểu đồ, đồ thị và ảnh nằm phía dưới ảnh, biểu đồ và đồ thị.

2. Quy định về trình tự, bố cục của báo cáo kết quả NCKH

Số chương của mỗi Bài báo cáo tùy thuộc vào từng chuyên ngành và đề tài cụ thể nhưng thông thường gồm những phần và chương sau:

2.1. Lời cam đoancam đoan số liệu và kết quả nghiên cứu trong đề tài là trung thực, các kết quả nghiên cứu do chính chủ nhiệm đề tài và những người tham gia thực hiện, các tài liệu tham khảo đã được trích dẫn đầy đủ [chủ nhiệm đề tài ký và ghi rõ họ và tên].

2.2. Lời cảm ơi: [không bắt buộc] ghi lời cảm ơn đối với cơ quan đỡ đầu công trình nghiên cứu hoặc lời cám ơn một cá nhân, không loại trừ người thân.

2.3. Danh mục các chữ viết tắt: Liệt kê theo thứ tự vần chữ cái những ký hiệu và chữ viết tắt trong kết quả nghiên cứu để người đọc tiện tra cứu [nếu đề tài sử dụng nhiều từ viết tắt].

2.4. Mục lục: ghi đầy đủ các chương mục có trong Bản báo cáo và số trang tương ứng.

2.5. Mở đầu Trình bày lý do chọn đề tài, mục đích, ý nghĩa khoa học và thực tiễn của đề tài nghiên cứu.

2.6. Tổng quan: Trình bày các cơ sở lý thuyết; phân tích, đánh giá các công trình nghiên cứu của tác giả trong và ngoài nước liên quan mật thiết đến đề tài nghiên cứu; nêu những vấn đề còn tồn tại; chỉ ra những vấn đề mà đề tài cần tập trung nghiên cứu, giải quyết.

2.7. Đối tượng, địa điểm, thời gian, nội dung và phương pháp nghiên cứu: trình bày đối tượng, địa điểm, thời gian, nội dung và phương pháp nghiên cứu đã được sử dụng trong đề tài nghiên cứu.

2.8. Trình bày, đánh giá, thảo luận các kết quả nghiên cứu: Trình bày các kết quả nghiên cứu, đánh giá, thảo luận và so sánh các kết quả nghiên cứu, đưa ra những ý kiến nhận xét của tác giả…

2.9. Kết luận và kiến nghị:

- Kết luận: Trình bày các kết quả mới của đề tài một cách ngắn gọn, không có lời bàn và bình luận thêm.

- Kiến nghị: đưa ra những ý kiến đề xuất, những đề nghị nghiên cứu tiếp theo.

2.10. Danh mục tài liệu tham khảo: chỉ bao gồm các tài liệu được trích dẫn, sử dụng và đề cập tới để bàn luận trong Báo cáo.

2.11. Phụ lục: Phần này bao gồm nội dung cần thiết nhằm minh họa hoặc bổ trợ cho nội dung Báo cáo như số liệu, mẫu biểu, tranh ảnh… Nếu Báo cáo sử dụng những câu trả lời cho một bản câu hỏi thì bản câu hỏi này phải được đưa vào phần Phụ lục ở dạng nguyên bản đã dùng để điều tra, thăm dò ý kiến; không được tóm tắt sửa đổi. Các tính toán mẫu trình bày tóm tắt trong các bảng biểu cũng cần nêu trong Phụ lục của Báo cáo. Phụ lục không được trình bày dày hơn phần chính của Báo cáo.

Phòng Quản lý khoa học và Đảm bảo chất lượng

Góc NCKH

Cấu trúc một đề tài nghiên cứu khoa học

CẤU TRÚC MỘT ĐỀ TÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

A. GIỚI THIỆU VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. KHÁI NIỆM VỀ NGHIÊN CỨU KHOA HỌC [NCKH]

NCKH là quá trình tìm hiểu, điều tra cẩn thận dựa trên mối quan hệ logic về thông tin hay sự kiện để tìm ra thông tin mới, nâng cao hiểu biết của con người về các sự vật, hiện tượng.

2. MỤC TIÊU NGHIÊN CỨU KHOA HỌC:

  • Xem xét tổng hợp kiến thức về sự vật, hiện tượng;
  • Điều tra về một sự vật, hiện tượng đang diễn ra;
  • Cung cấp giải pháp cho những vấn đề đang tồn tại;
  • Khám phá và phân tích những vấn đề mới;
  • Tìm ra những cách tiếp cận mới;
  • Giải thích sự vật, hiện tượng mới;
  • Tạo ra kiến thức mới;
  • Dự báo về những vấn đề có thể xảy ra trong tương lai;
  • Tổng hợp tất cả những điều trên.

B. GIỚI THIỆU CẤU TRÚC BÀI NGHIÊN CỨU KHOA HỌC

1. Cấu trúc bài nghiên cứu chung:

  • Tên đề tài
  • Tóm tắt
  • Nội dung [có thể theo kết cấu 3 chương hoặc 5 chương]
  • Tài liệu tham khảo
  • Phụ lục

2. KẾT CẤU 3 CHƯƠNG VÀ 5 CHƯƠNG TRONG PHẦN NỘI DUNG:

Giới thiệu và so sánh tổng quát 2 kiểu kết cấu:

Kết cấu 3 chương

Kết cấu 5 chương

· Lời nói đầu

· C1: Cơ sở lí luận về vấn đề nghiên cứu

· C2: Phân tích thực trạng của vấn đề được nghiên cứu

· C3: Nêu quan điểm, phương hướng, đề xuất giải pháp…

· Kết luận

· C1: Giới thiệu vấn đề nghiên cứu [Khái quát nội dung nghiên cứu, thực trạng vấn đề]

· C2: Tổng quan tình hình nghiên cứu [Các kết quả nghiên cứu đã đạt được, mô hình lý thuyết và mô hình thực nghiệm đã được áp dụng]

· C3: Phương pháp nghiên cứu [thu thập số liệu, xây dựng mô hình…]

· C4: Báo cáo kết quả; nhận xét đánh giá

· C5: Kết luận, khuyến nghị, định hướng nghiên cứu trong tương lai

Nhận xét:Tùy vào mục tiêu nghiên cứu mà người viết lựa chọn bố cục kết cấu phù hợp. Có thể thay đổi bố cục bài nghiên cứu, nhưng phải có các nội dung cần thiết sau:

• Mở đầu: Tính cấp thiết của đề tài; Tổng quan nghiên cứu; Mục tiêu nghiên cứu; Đối tượng, phạm vi nghiên cứu; Phương pháp nghiên cứu.
• Nội dung: Cơ sở lý luận; Thực trạng và giải pháp của vấn đề; Kết quả nghiên cứu; Đề xuất giải pháp, khuyến nghị.

C. XÂY DỰNG ĐỀ CƯƠNG NGHIÊN CỨU CHI TIẾT

1. CÁCH VIẾT CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG KẾT CẤU ĐỀ TÀI 3 CHƯƠNG

TÊN ĐỀ TÀI
A. MỞ ĐẦU

1. Tính cấp thiết của đề tài
– Câu hỏi: Vì sao lại nghiên cứu đề tài đó?
+ Lí do khách quan: Ý nghĩa trên lý luận và thực tiễn chung
+ Lí do chủ quan: Thực trạng nơi tác giả nghiên cứu, nhu cầu, trách nhiệm, sự hứng thú của người nghiên cứu đối với vấn đề
– Các nghiên cứu đã được thực hiện trước đó từ đó chỉ ra điểm mới của đề tài, vấn đề mà nhóm lựa chọn.
• Trọng số trong bài nghiên cứu: Luận giải rõ ràng tính cấp thiết của vấn đề nghiên cứu: 10%


2. Tổng quan nghiên cứu
Tóm tắt, nhận xét những công trình có liên quan [trong và ngoài nước] trong mối tương quan với đề tài đang nghiên cứu:

• Những hướng nghiên cứu chính về vấn đề của đề tài đã được thực hiện
• Những trường phái lý thuyết đã được sử dụng để nghiên cứu vấn đề này
• Những phương pháp nghiên cứu đã được áp dụng
• Những kết quả nghiên cứu chính
• Hạn chế của các nghiên cứu trước – những vấn đề cần tiếp tục nghiên cứu


3. Mục tiêu nghiên cứu
– Mục tiêu tổng quát và mục tiêu cụ thể: Trả lời câu hỏi “Bạn muốn làm được gì khi thực hiện đề tài?”
• Trọng số:

+ Mục tiêu nghiên cứu rõ ràng, bám sát tên đề tài: 10%

+ Sự phù hợp giữa tên đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung công trình: 5%


4. Đối tượng nghiên cứu
– Là vấn đề được đặt ra nghiên cứu.
• Lưu ý: phân biệt đối tượng nghiên cứu và khách thể nghiên cứu:
+ Đối tượng nghiên cứu: Nghiên cứu cái gì? – Những hiện tượng thuộc phạm vi NC
+ Khách thể nghiên cứu: Nghiên cứu ai? – Cá nhân/ nhóm xã hội chứa đựng vấn đề NC

5. Phạm vi nghiên cứu
– Không gian, thời gian, lĩnh vực thực hiện nghiên cứu.
• Lưu ý: tránh trường hợp đề tài thực hiện trên phạm vi quá rộng hoặc quá hẹp.

6. Phương pháp nghiên cứu
– Trình bày các PPNC được sử dụng [Chỉ rõ PP chủ đạo, PP bổ trợ]
+ Phương pháp thu thập thông tin: khảo sát, lập bảng hỏi, đọc tài liệu,…
+ Phương pháp xử lí thông tin: định lượng, định tính, …
• Trọng số: Phần này thường được quan tâm vì là hướng đi chính của đề tài.
+ PPNC khoa học, hợp lí, đáng tin cậy, phù hợp đề tài: 5%
+ Sự phù hợp giữa tên đề tài, mục đích nghiên cứu, phương pháp nghiên cứu và nội dung công trình: 5%


7. Cấu trúc đề tài:Trình bày vắn tắt các chương của đề tài [có thể không trình bày]

Công trình nghiên cứu gồm …. trang, … bảng, …. hình và …. biểu đồ cùng …… phụ lục. Ngoài phần mở đầu và kết luận, danh mục từ viết tắt, danh mục bảng và biểu đồ, danh mục tài liệu tham khảo và phụ lục, đề tài được kết cấu thành 3 mục như sau:
Chương 1:

Chương 2:

Chương 3:

B. NỘI DUNG NGHIÊN CỨU

Chương 1: Cơ sở lý luận

– Khái niệm: Nêu định nghĩa, ý nghĩa của các khái niệm có liên quan đến vấn đề NC
– Vị trí, vai trò, ý nghĩa của vấn đề nghiên cứu
• Lỗi thường gặp: SV viết y nguyên các lý thuyết, khái niệm… trong giáo trình, tài liệu mà không có sự điều chỉnh phù hợp với đề tài và sử dụng lời văn của mình
• Trọng số: Phần Lý luận có logic, phù hợp với tên đề tài đã chọn: 10%

Chương 2: Thực trạng, nguyên nhân của vấn đề nghiên cứu
– Phân tích mô hình, đánh giá số liệu: Bao gồm mẫu nghiên cứu, phương pháp thu thập, đặc điểm, dữ liệu, phần mềm sử dụng, đối chiếu cơ sở lý thuyết
• Trọng số: Số liệu minh chứng có cơ sở khoa học và đảm bảo tính cập nhật: 5%
– Giải thích: Chỉ ra nguyên nhân của vấn đề
• Trọng số: Nội dung phần thực trạng có gắn kết với phần lý luận, mô tả rõ thực trạng của vấn đề nghiên cứu, những đánh giá thực trạng bao quát và có tính khoa học: 10%

Chương 3: Giải pháp
– Dự báo tình hình
– Đề xuất giải pháp giải quyết vấn đề
• Trọng số:
+ Kết quả của đề tài thể hiện rõ tính sáng tạo và có đóng góp mới của tác giả: 10%
+ Khả năng ứng dụng của kết quả nghiên cứu: 10% [các đề tài đạt giải thường được đánh giá cao ở tính ứng dụng]

C. KẾT LUẬN VÀ KIẾN NGHỊ
1. Kết luận
– Tóm tắt nội dung, tổng hợp các kết quả nghiên cứu
– Biện pháp triển khai áp dụng vào thực tiễn

2. Đề nghị
– Đề nghị ứng dụng trong thực tiễn và đề nghị với tổ chức, cơ quan, cá nhân riêng.
– Khuyến nghị, đề xuất hướng phát triển đề tài, nêu rõ vấn đề nào đã được giải quyết, chưa được giải quyết, vấn đề mới nảy sinh cần được NC

D. TÀI LIỆU THAM KHẢO
– Nguồn tài liệu mà nhóm có sử dụng, bao gồm tất cả các tác giả và các công trình có liên quan đã được trích dẫn trong đề tài.
– Sắp xếp tài liệu tham khảo tiếng Việt riêng, tiếng nước ngoài riêng;
– Yêu cầu trong Giải thưởng SVNCKH: trích dẫn theo quy định của Tạp chí Phát triển KH&CN.

E. PHỤ LỤC
– Lưu trữ thông tin và liệt kê những bảng số liệu liên quan, phiếu điều tra, bảng điều tra [Nếu thực hiện phiếu điều tra, bảng điều tra phải được trình bày trong phụ lục theo đúng hình thức đã được sử dụng, không nên kết cấu hay hiệu đính lại].
– Vị trí của phụ lục có thể ở đầu hoặc cuối công trình nghiên cứu.

2. CÁCH VIẾT CÁC NỘI DUNG CHÍNH TRONG ĐỀ CƯƠNG KẾT CẤU ĐỀ TÀI 5 CHƯƠNG:

TÊN ĐỀ TÀI
TÓM TẮTCHƯƠNG 1: GIỚI THIỆU VẤN ĐỀ NGHIÊN CỨU
– Vấn đề được nghiên cứu là gì?
– Đối tượng, phạm vi nghiên cứu; sơ lược lịch sử nghiên cứu
– Vị trí, vai trò, tầm quan trọng của vấn đề được nghiên cứu [Lí do nghiên cứu]

CHƯƠNG 2: TỔNG QUAN TÌNH HÌNH NGHIÊN CỨU
1. Cơ sở lý luận: Các khái niệm, định nghĩa, kiến thức nền tảng về vấn đề được nghiên cứu
2. Thực trạng vấn đề nghiên cứu: Khái quát các kết quả nghiên cứu đã đạt được
– Mô hình lí thuyết của các nhà khoa học trên thế giới
– Mô hình thực nghiệm đã được áp dụng [trên thế giới và Việt Nam]
3. Phát triển giả thuyết nghiên cứu [có thể chuyển xuống chương 3]

CHƯƠNG 3: PHƯƠNG PHÁP NGHIÊN CỨU
– Mô tả bạn đã nghiên cứu như thế nào, trình bày các phương pháp nghiên cứu
– Bối cảnh nghiên cứu
– Tổng thể nghiên cứu và chọn mẫu
– Phương pháp thu thập số liệu [báo cáo, khảo sát, bảng hỏi, phỏng vấn…]
– Phương pháp xử lí thông tin
– Xây dựng mô hình [dựa trên phân tích Kinh tế lượng, hay dựa trên việc phân tích case study,…]

CHƯƠNG 4: KẾT QUẢ VÀ ĐÁNH GIÁ
– Báo cáo kết quả: sau khi phân tích, xử lí dữ liệu thu được kết quả gì? [có thể được trình bày bằng các bảng biểu, số liệu, …]
– Đánh giá, nhận xét: Kết quả có phù hợp với giả thuyết, dự kiến không? Giải thích vì sao lại có kết quả như vậy, …

CHƯƠNG 5: KẾT LUẬN VÀ KHUYẾN NGHỊ
1. Kết luận:
– Đưa ra tóm tắt tổng hợp nội dung và kết quả nghiên cứu
2. Khuyến nghị:
– Đề xuất biện pháp áp dụng
– Nghiên cứu đã giải quyết vấn đề gì, chưa giải quyết vấn đề gì [hoặc có vấn đề mới nào nảy sinh]? Từ đó đề xuất hướng nghiên cứu tiếp theo.

TÀI LIỆU THAM KHẢO

PHỤ LỤC

TÀI LIỆU LIÊN QUAN

Một số website hỗ trợ việc tìm tài liệu tham khảo:

www.sciencedirect.com
www.ssrn.com

Trích Nguồn : //yrc-ftu.com




Video liên quan

Chủ Đề