Cách viết thư gửi thầy hiệu trưởng

Bạn có bao giờ nghĩ rằng thầy hiệu trưởng với khuôn mặt nghiêm nghị, khó gần trở thành người hùng của mình hay chưa, vậy khi đọc bài viết dự thi cuộc thi viết thư UPU lần thứ 48 với chủ đề: Viết một bức thư về người hùng của em, người hùng là Thầy hiệu trưởng sẽ cho các bạn một góc nhìn khác về người hùng thầm lặng này.

Đề bài: Viết một bức thư về người hùng của em- Là thầy hiệu trưởng

Cách viết thư gửi thầy hiệu trưởng

Bài văn mẫu Viết một bức thư về người hùng của em- Là thầy hiệu trưởng

Bài mẫu: Viết một bức thư về người hùng của em- Là thầy hiệu trưởng

Hải Phòng, ngày 15 tháng 01 năm 2019

Gửi tất cả những ai đang đọc bức thư này,

Gửi thầy hiệu trưởng vô cùng kính mến của em,

Trong miền kí ức của mỗi người, ai cũng có những điều để sùng bái và khâm phục. Và không thể thiếu trong đó là hình ảnh về những người hùng - những người mà chúng ta vô cùng khâm phục, yêu mến, mong muốn được trở thành một người như họ. Với tôi cũng vậy, người mà tôi yêu quý, khâm phục nhất trong cuộc đời của mình, người hùng trong lòng tôi, đó là thầy hiệu trưởngcủa tôi - thầy Trần Quốc Khánh.

Tôi sinh ra và lớn lên ở một vùng quê còn nhiều thiếu thốn và vất vả.Bố mẹ tôi quanh năm làm lụng, quanh quẩn với ruộng vườn, với những đàn gà, đàn vịt.Thế nhưng, trong kí ức của mình, tôi không hề thấy bất cứ nỗi buồn nào, chỉ thấy những niềm vui.Bởi vì ở đó, có một người thầy đã truyền cho tôi không chỉ kiến thức mà còn là cả hành trang vào đời, hành trang vào cuộc sống và cách đối nhân xử thế với mọi người.

Ngày tôi đượcbước vào ngôi trường của thầy, đó làmột ngôi trường tuy đơn sơ nhưng lại tràn ngập màu sắc và tiếng cười - ngôi trường mang tên trường Nguyễn Bỉnh Khiêm. Thầy hiệu trưởng của tôi là một thầy giáo đã có tuổi, ngoài năm mươi tuổi với mái tóc muổi tiêu.Cũng như những giáo viên khác, thầy thường đến trường với một chiếc cặp sách màu đen trên tay.Công việc hàng ngày của thầy là giải quyết các công việc của trường.Tuy không phải lên lớp để dạy dỗ học trò thế nhưng những công việc mà thầy phải giải quyết cũng vất vả và mệt nhọc không kém.

Năm mười tuổi, sau một biến cố gia đình, tôi trở thành một đứa trẻ nghịch ngợm và không thích ngồi yên một chỗ.Tôi liên tục bày những trò chơi khó ưa, không chịu chú ý nghe giảng.Chính vì thế, tôi thường xuyên bị các thầy cô giáo phản ánh vì thái độ học tập của mình.Thế nhưng, sau chỉ một lần cũng thầy hiệu trưởng trò chuyện,thầy đã thay đổi cả con người tôi.Thầy đã giúp tôi thay đổi quan điểm học tập của mình và giúp tôi trở thành một học sinh với những thành tích học tập tốt.Vào một buổi học lúc đó, tôi không chú ý nghe giảng, nghịch ngợm trong giờ, vậy nên bị cô giáo phạt đứng ngoài lớp học.Đúng lúc đó, thầy hiệu trưởng đi ngang qua và mời tôi lên phòng thầy.Thầy nói mời tôi uống trà.Tôi cứ nghĩ mình sẽ bị phạt, nên càng tỏ vẻ bất cần hơn.Thế nhưng, trái ngược với suy nghĩ của tôi, khi vào phòng và ngồi đối diện với thầy, tôi đã nghe thầy kể về những năm tháng tuổi trẻ của mình.Không phải là những hình phạt, những câu mắng, thầy chỉ kể cho tôi về những khó khăn mà thầy phải đối diện khi thành lập nên ngôi trường này và cả những khó khăn khi ngôi trường xảy ra hỏa hoạn cách đây vài năm. Cứ thế hai thầy trò chúng tôi ngồi nói chuyện với nhau, thầy cũng bảo tôi hãy kể ra những lý do tại sao lại không nghe giảng và cứ nghịch ngợm. Tôi đã kể cho thầy về những biến cố, những điều khó khăn của gia đình. Cứ như vậy, hai thầy trò chúng tôi nói chuyện cùng nhau cho tới khi tiếng trống tan trường vang lên. Thầy đã giảng giải cho tôi hiểu ra rằng những bài học trên lớp là điều cần thiết, là bước đệm để chuẩn bị hành trang cho tôi sau này, thầy nói: "Ai trong đời cũng sẽ gặp những điều khó khăn, bất hạnh, nhưng người vượt qua được nó mới là người mạnh mẽ và làm chủ được tương lai của minhh". Những lời nói của thầy cứ thế in sâu vào tâm trí của tôi.Những lời an ủi, động viên của thầy đã tác động mạnh vào tâm trí của tôi, biến tôi trở thành một đứa học trò biết vâng lời và ngoan ngoãn hơn.Tôi cốgắng học hành, cố gắng chăm chú nghe giảng mỗi khi lên lớp.

Có lẽ chính vì lần nói chuyện đó mà trong lòng tôi đã nảy sinh niềm khâm phục đối với thầy hiệu trưởng của mình.Không chỉ riêng với tôi, tất cả các học sinh trong trường đều được thầy quan tâm và dạy dỗ.Tuy là một người hiệu trưởng với bao nhiêu công việc bận rộn, thế nhưng thầy vẫn dành thời gian hàng ngày để đi thăm từng lớp học và lắng nghe ý kiến của các bạn học sinh. Học sinh trường của tôi có thể bắt gặp thầy hiệu trưởng của mình ở bất kì đâu trong ngôi trường và nếu ai có bất kì thắc mắc gì, thầy luôn luôn là người đầu tiên sẵn sàng giải đáp cho chúng tôi.

Không chỉ quan tâm tới học sinh của mình trong thời gian học tập, thầy còn thường xuyên tổ chức cho chúng tôi những hoạt động ngoại khóa tìm hiểu về quê hương, đất nước, về chủ quyền quốc gia, về các vị danh nhân nổi tiếng. Nhưng có lẽ, tôi nhớ nhất là khi thầy giúp đỡ những bạn khuyết tật.Lần đó trường tôi vốn có hội thể thao Phù Đổng, tất cả các học sinh trong trường đều có thể tham gia bất kì hoạt động thể thao nào mình muốn.Tôi cũng tham gia thi chạy cùng các bạn của mình, trong đó có Nam.Nam bằng tuổi tôi nhưng có một tật nhỏ ở chân khiến bạn di chuyển khá khó khăn nhưng bạn vẫn muốn tham gia thi đấu cùng mọi người.Nghe được điều đó, một số bạn đã nhìn Nam bằng ánh mắt e ngại rồi những cử chỉ, hành động, những lời thì thầm vang lên.Thấy vậy, Nam đã lặng lẽ rời khỏi sân thi đấu.Thế nhưng chính thầy hiệu trưởng là người đã kết nối chúng tôi lại với nhau.Thầy đã đưa Nam trở lại sân và giải thích với mọi người rằng Nam cũng là một người bình thường như chúng tôi.Chúng tôi có thể chạy thì Nam cũng có thể, dù bạn ấy có chậm hơn chúng tôi một chút."Các em hãy cùng nhau làm điều này", thầy nói và đặt Nam vào giữa chúng tôi.Chính tình yêu thương và sự động viên của thầy đã đưa chúng tôi xích gần lại nhau hơn, hiểu hơn về những người khác.Chính thầy đã dạy chúng tôi rằng hãy đối xử công bằng với tất cả mọi người, dù người đó có như thế nào. Những lời nói của thầy là sợi dây đưa lũ chúng tôi đến gần nhau hơn và đó cũng là những hành trang đầu tiên thầy cho chúng tôi khi chúng tôi bước vào cuộc sống. Chính những điều nhỏ bé thầy làm mỗi ngày với học sinh của mình khiến tôi cảm phục người thầy của mình nhiều hơn. Chẳng cần sự siêu nhiên nào, nhưng thầy lại có sức mạnh lớn lao, kết nối chúng tôi lại cùng nhau. Tôi vô cùng cảm phục thầy, người hùng của tôi.

Tuy là một người hiệu trưởng bận bịu với các công việc khác nhau nhưng thầy không bao giờ quên thói quen tập thể dục cùng học sinh của mình. Mối buổi sáng, thầy sẽ cùng chúng tôi tập bài thể dục nhịp điệu để rèn luyện sức khỏe.

Bây giờ, khi tôi đã rời xa ngôi trường mà tôi gắn bó cùng thầy hiệu trưởng của mình.Thế nhưng những bài học mà thầy đã dạy cho tôi, tôi chưa tùng ngày nào quên. Những bài giảng về cách học, cách đối xử với người khác, ... là những điều khiến tôi ghi nhớ mãi trong lòng. Cứ như thế, thầy trở thành người hùng trong lòng tôi bởi sự nhiệt huyết của mình dành cho học sinh, bởi tấm lòng người nhà giáo của mình. Đối với tôi, người hùng của tôi chẳng có gì đặc biệt, chẳng có chút sức mạnh siêu nhiên, thần thánh nào, nhưng lại khiến cho tôi vô cùng khâm phục, vô cùng yêu mến.

Tôi vẫn thường trở lại thăm trường mỗi khi có dịp.Giờ đây, thầy hiệu trưởng của tôi đã trở nên già hơn nhưng những thói quen cũ, phong cách cũ của thầy vẫn như vậy.Nhũng bài học thầy dạy, tôi vẫn luôn ghi nhớ. Và thầy vẫn luôn là một người hùng trong mắt của tôi. Tôi mong thầy của tôi luôn khỏe mạnh để dạy bảo những lớp học trò sau được lên người.

Nếu bạn đang quan tâm đến cuộc thi viết thư UPU lần thứ 48, vậy bạn có thể tham khảo một số thông tin hữu ích xoay quanh cuộc thi để trau dồi thêm cho mình vốn hiểu biết và nâng cao hơn nữa khả năng viết văn của bản thân mình.

Bấm vào [Link File] để tải về phần mềm, hoặc tải phiên bản phù hợp phía dưới

Cách viết thư gửi thầy hiệu trưởng


[Link File 1]Liên kết dự phòng:[Link File 2][Link Dự phòng 2][Link Dự phòng 3][Link Dự phòng 4]Quảng cáo